IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Nội dung bài mới
a. Giới thiệu: 1’
Có rất nhiều các động vật tồn tại xung quanh chúng ta nhưng muốn nhìn thấy được chúng ta phải nhìn qua kính hiển vi và đó chính là các động vật thuộc ngành động vật nguyên sinh. Bài thực hành hôm nay các em sẽ quan sát một trong số các động vật đó (trùng giày, trùng roi xanh ).
b. Phát triển bài
3 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh 7 tiết 3: Thực hành: quan sát một số động vật nguyên sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 02 Ngày soạn: ..
Tiết: 03 Ngày dạy: ...
Chương I NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
Bài 3 THỰC HÀNH: QUAN SÁT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nhận biết được nơi sống của động vật nguyên sinh (ĐVNS) (Cụ thể là trùng roi, trùng giày) cùng cách thu thập và tạo môi trường sinh sống cho chúng.
- Quan sát nhận biết trùng roi, trùng đế giầy, trên tiêu bản kính hiểm vi, thấy được cấu tạo và cách di chuyển của chúng.
2. Kỹ năng
Củng cố kĩ năng quan sát và sử dụng kính hiển vi.
3. Thái độ
Nghiêm túc, tỉ mỉ, cẩn thận.
II. Phương pháp
Thực hành + trực quan + đàm thoại + hoạt động theo nhóm.
III. Thiết bị dạy học
- Tranh vẽ trùng roi, trùng giày.
- Kính hiển vi, lam kính, lamen để làm tiêu bản
- Mẩu vật (chuẩn bị trước 4-5 ngày).
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Nội dung bài mới
a. Giới thiệu: 1’
Có rất nhiều các động vật tồn tại xung quanh chúng ta nhưng muốn nhìn thấy được chúng ta phải nhìn qua kính hiển vi và đó chính là các động vật thuộc ngành động vật nguyên sinh. Bài thực hành hôm nay các em sẽ quan sát một trong số các động vật đó (trùng giày, trùng roi xanh).
b. Phát triển bài
Hoạt động 1: Quan sát trùng giày
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
20’
- Chuẩn bị dụng cụ thực hành cho các nhóm.
- Chuẩn bị sẵn tiêu bản sống lấy từ cống rãnh hoặc ở bình nuôi cấy kể từ ngày thứ tư trở đi.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình dạng, cách di chuyển của trùng giày.
Lưu ý: Để học sinh quan sát rõ có thể dùng sợi bông để cản trở tốc độ và giam trùng đế giày lại, nhuộm tiêu bản bằng giọt xanh metilen chất nguyên sinh nhuộm màu xanh làm cho bộ phận nhân sáng lên.
- Trong quá trình qs học sinh có thể nhìn thấy trùng giày đang sinh sản phân đôi (có thể thắt ngang ở giữa) hoặc hai con gắn với nhau để sinh sản tiếp hợp.
- Yêu cầu Hs quan sát xong trả lời câu hỏi:
- Hình dạng của trùng giày như thế nào?
- Trùng giày di chuyển như thế nào? Chúng di chuyển được nhờ vào điều gì?
- GV kết luận.
- Tập trung theo nhóm, nhận dụng cụ thực hành.
- Nhận tiêu bản do Gv chuẩn bị sẵn.
- Quan sát theo yêu cầu Gv và vẽ lại hình quan sát được.
- Tiến hành làm tiêu bản theo mẫu vật nhóm nuôi cấy.
- Ghi nhận.
- Trả lời:
- Không đối xứng, có hình dáng giống chiếc giày .
- Vừa tiến, vừa xoay và di chuyển nhờ lông bơi.
=> Cơ thể trùng roi không đối xứng, di chuyển nhờ lông bơi vừa tiến vừa xoay.
- HS ghi nhận.
1. Quan sát trùng giày
- Cơ thể: hình khối, không đối xứng, giống chiếc giày.
- Di chuyển: nhờ chân giả (lông bơi).
Hoạt động 2: Quan sát trùng roi
17’
- Chuẩn bị sẵn tiêu bản từ nước váng xanh hay giọt nước nuôi cấy từ bèo nhật bản.
Yêu cầu học sinh quan sát hình dáng, cách di chuyển của trùng roi.
- Yêu cầu hs trả lời câu hỏi sau:
- Trùng roi có giống trùng giày vừa tiến vừa xoay không?
- Trùng roi di chuyển như thế nào?
- Trùng roi có hình dạng và màu sắc như thế nào? Màu này có được do đâu?
- Nhận xét giờ thực hành.
- Tình huống sư phạm: Trong giờ học, một nhóm học sinh mất trật tự.
=> Tạm ngừng bài giảng, nghiêm nét mặt, hướng mắt về phía có HS mất trật tự, đợi lớp trật tự rồi tiếp tục giảng.
- Liên hệ thực tế: Về mặt có lợi, chúng chỉ thị về độ sạch của môi trường nước, là thức ăn của một số động vật thủy sinh,... Một số trùng roi kí sinh gây hại không nhỏ cho con người (truyền các bệnh nguy hiểm như trùng roi âm đạo, bệnh ngủ châu Phi ở người,...).
- Quan sát theo yêu cầu Gv.
- Làm tiêu bản theo mẫu nhóm mang theo.
- Trả lời câu hỏi.
- Không giống cách di chuyển của trùng giày.
- Trùng roi tiến thẳng.
- Hình lá dài, đầu tù, đuôi nhọn, có màu xanh lá cây. Nhờ cơ thể có các hạt diệp lục và sự trong suốt của màng cơ thể.
- Nghe, ghi nhận, rút kinh nghiệm cho giờ thực hành sau.
- Ghi nhận.
2. Quan sát trùng roi:
- Cơ thể đơn bào có hình lá , đầu tù , đuôi nhọn, di chuyển về phía trước.
- Trùng roi có khả năng tự dưỡng như thực vật, cũng có khả năng dị dưỡng như động vật nhờ có diệp lục.
4. Củng cố: 1’
Học sinh đọc nội dung khung ở cuối bài SGK.
5. Kiểm tra đánh giá: 3’
- Hình dáng trùng giày như thế nào? Trùng giày di chuyển ra sao?
- Trùng roi di chuyển như thế nào? Trùng roi có hình dáng ra sao?
6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
Học bài và xem trước bài 4: “Trùng roi”.
7. Nhận xét tiết học: 1’
V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3B.doc