I. Các cơ quan dinh dưỡng.
1. Tiêu hóa
Ống tiêu hóa gồm: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn.
* Tuyến tiêu hóa: tuyến mật, tuyến ruột.
2. Tuần hoàn và hô hấp.
a. Tuần hoàn:
- Tim có 2 ngăn: tâm thất và tâm nhĩ.
- Các mạch: động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.
- Hệ tuần hoàn kín.
- Có 1 vòng tuần hoàn.
b. Hô hấp:
Hô hấp bằng mang.
3. Bài tiết
Thận giữa ( trung thận) có cấu tạo đơn gỉan gồm 2 thận màu tím đỏ, nằm 2 bên cột sống.
Chức năng: Lọc máu, thải các chất không cần thiết ra môi trường ngoài.
3 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh 7 tiết 34: Cấu tạo trong của cá chép, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 17 Ngày soạn: ...
Tiết: 34 Ngày dạy: .
Bài 33 CẤU TẠO TRONG CỦA CÁ CHÉP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Nêu được đặc điểm về cấu tạo, hoạt động của các cơ quan: tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết và thần kinh của cá chép.
2. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng hợp tác nóm nhỏ, quan sát, so sánh, vận dụng kiến thức.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường .
II. Phương pháp
Quan sát – hoạt động nhóm.
III. Thiết bị dạy học
- Tranh vẽ phóng to H. 33.1, 2, 3.
- Mô hinh cấu tạo trong của cá chép.
IV.Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới
a. Giới thiệu: 1’
Bài thực hành trước chúng ta đã quan sát cấu tạo trong của cá chép. Bài học hôm nay sẽ cho biết hoạt động và đặc điểm các hệ cơ quan bên trong cá chép.
b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các cơ quan dinh dưỡng.
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
25’
- Yêu cầu hs dựa vào kết quả quan sát ở bài thực hành . Trình bày các thành phần và chức năng của mỗi thành phần?
- Bóng hơi có vai trò gì?
- Nhận xét
* Ống tiêu hóa gồm: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn.
* Tuyến tiêu hóa: tuyến mật, tuyến ruột.
- Kết luận
- Yêu cầu hs dựa vào H 33.1 hoàn chỉnh thông tin:
- Hoạt động nhóm
- Gọi đại diện trả lời
- Nhận xét
- Nêu đặc điểm của thận và chức năng của thận?
- Các thành phần của hệ tiêu hóa: thực quản, dạ dày, ruột, gan tham gia vào sự tiêu hóa thức ăn.
Chức năng của mỗi thành phần.
- Giúp cá chìm nổi trong nước dễ dàng.
- Ghi nhận
- Ghi bài
- 1, 2. Tâm nhĩ và tâm thất.
3. Động mạch chủ bụng
4. các mao mạch mang.
5. động mạch chủ lưng.
6. ĐM chủ lưng
7. các mao mạch ở các cơ quan.
8. Tĩnh mạch bụng.
9. tâm nhĩ.
- Kết luận
- Đặc điểm của thận: Thận giữa ( trung thận) có cấu tạo đơn gỉan gồm 2 thận màu tím đỏ, nằm 2 bên cột sống.
Chức năng: Lọc máu, thải các chất không cần thiết ra môi trường ngoài.
I. Các cơ quan dinh dưỡng.
1. Tiêu hóa
Ống tiêu hóa gồm: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn.
* Tuyến tiêu hóa: tuyến mật, tuyến ruột.
2. Tuần hoàn và hô hấp.
a. Tuần hoàn:
- Tim có 2 ngăn: tâm thất và tâm nhĩ.
- Các mạch: động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.
- Hệ tuần hoàn kín.
- Có 1 vòng tuần hoàn.
b. Hô hấp:
Hô hấp bằng mang.
3. Bài tiết
Thận giữa ( trung thận) có cấu tạo đơn gỉan gồm 2 thận màu tím đỏ, nằm 2 bên cột sống.
Chức năng: Lọc máu, thải các chất không cần thiết ra môi trường ngoài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu thần kinh và giác quan
12’
- Yêu cầu hs quan sát H33.2. Nêu các bộ phận của hệ thần kinh?
- Giảng thêm về các thành phần của hệ thần kinh ( ở trong sgk).
- Yêu cầu hs quan sát H33.3. Trình bày các thành phần cấu tạo của bộ não cá chép?
- Giảng thêm về các thành phần của hệ thần kinh (ở trong SGK).
- Hệ thần kinh gồm: Bộ não, tủy sống, các dây thần kinh, hành khứu giác.
- Ghi nhận
- Các thành phần cấu tạo của bộ não cá chép.
+ Hành khứu giác
+ Não trước
+ Não trung gián
+ Não giữa
+ Tiểu não
+ Thùy vị giác
+ Hành tủy
+ Tủy sống.
-Ghi nhận.
II. Thần kinh và giác quan
Hệ thần kinh gồm: Bộ não, tủy sống, các dây thần kinh, hành khứu giác.
- Bộ não phân hóa
- Trong đó hành khứu giác, thùy thị giác, tiểu não phát triển hơn cả,
- Các giác quan:
+ Mắt: quan sát
+ Mũi: ngửi.
+ Cơ quan đường bên: giúp cá nhận biết vận tốc và áp lực dòng nước và các vật cản.
4. Củng cố: 1’
Gọi học sinh đọc nội dung kết luận của bài.
5. Kiểm tra đánh giá: 3’
- Nêu cấu tạo trong của cá?
- Đặc điểm của thần kinh?
- Tình huống chuyên môn – liên hệ thực tế: Tại sao đưa cá lên môi trường cạn thì cá chết?
Do cá hô hấp bằng mang, ở mang xảy ra sự trao đổi khí giữa mao mạch ở mang và khí oxi hòa tan trong nước, nếu đưa cá lên môi trường cạn, sự trao đổi khí này không thực hiện được trên cạn nên cá chết.
6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
- Trả lời các câu hỏi 1, 2 tr.109 SGK.
- Đọc mục Em có biết?
- Chuẩn bị bài 34:” Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp cá”.
7. Nhận xét tiết học: 1’
V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34B.doc