3. Bài mới:
a. Giới thiệu: 1’
Các bài học phần Động vật không xương sống đã giúp ta hiểu về cấu tạo, lối sống của các đại diện. mặc dù rất đa dạng về cấu tạo và lối sống nhưng chúng vẫn mang các đặc điểm đặc trưng cho mỗi ngành, thích nghi cao với môi trường sống. Vậy tầm quan trọng thực tiễn của động vật không xương sống như thế nào? Hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu.
b. Nội dung
Hoạt động 3: Tầm quan trọng thực tiễn của động vật không xương sống
3 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 646 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh 7 tiết 37: Ôn tập phần I - Động vật không xương sống (tt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19 Ngày soạn: ...
Tiết: 37 Ngày dạy: .
Bài 30 ÔN TẬP PHẦN I - ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG (tt)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Củng cố lại kiến thức của HS trong phần động vật không xương sống về:
Ý nghĩa thực tiễn của ĐVKXS trong tự nhiên và trong đời sống.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức học tập, lòng say mê yêu thích bộ môn.
II. Phương pháp
Vấn đáp, suy luận, ghi nhớ,
III. Thiết bị dạy học
Bảng phụ ghi nội dung bảng 3.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra 15’:
NỘI DUNG ĐỀ
Câu 1 (3,0 điểm) (biết)
Kể tên một số động vật nguyên sinh só lợi trong ao nuôi cá.
Câu 2 (3,0 điểm) (biết)
Giun đũa có tác hại gì đối với sức khỏe con người?
Câu 3 (4,0 điểm) (hiểu, vận dụng)
Nêu những biện pháp diệt sâu bọ có hại đảm bảo an toàn cho môi trường.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Nội dung
Điểm
1
(3,0 điểm)
Một số động vật nguyên sinh só lợi trong ao nuôi cá: trùng roi xanh, trùng biến hình, trùng giày, trùng cỏ, .
3,0 điểm
2
(3,0 điểm)
- Giun đũa gây hại cho súc khỏe của người: lấy, tranh thức ăn, gây tắc ruột, tắc ống mật, tiết chất độc gây hại cho cơ thể người.
2,0 điểm
- Một người mắc bệnh giun đũa sẽ trở thành một “ổ” để phát tán bệnh này cho cộng đồng.
1,0 điểm
3
(4,0 điểm)
Những biện pháp diệt sâu bọ có hại đảm bảo an toàn cho môi trường như:
- Sử dụng thuốc trừ sâu an toàn.
1,0 điểm
- Dùng thuốc vi sinh vật,
1,0 điểm
- Biện pháp vật lí ( bẫy đèn,...).
1,0 điểm
- Biện pháp cơ giới ( vệ sinh đồng ruộng,).
0,5 điểm
- Thu hút và bảo vệ sâu bọ có ích ( trồng hoa xung quanh bờ ruộng,).
0,5 điểm
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: 1’
Các bài học phần Động vật không xương sống đã giúp ta hiểu về cấu tạo, lối sống của các đại diện. mặc dù rất đa dạng về cấu tạo và lối sống nhưng chúng vẫn mang các đặc điểm đặc trưng cho mỗi ngành, thích nghi cao với môi trường sống. Vậy tầm quan trọng thực tiễn của động vật không xương sống như thế nào? Hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu.
b. Nội dung
Hoạt động 3: Tầm quan trọng thực tiễn của động vật không xương sống
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
18’
- Yêu cầu HS đọc thông tin bảng 3 và ghi tên loài vào ô trống thích hợp.
- GV gọi HS lên điền bảng
- GV bổ sung thêm các ý nghĩa thực tiễn khác.
- GV chốt lại bằng bảng kiến thức chuẩn.
- HS lựa chọn tên các loài động vật ghi vào bảng 3.
- 1 HS lên điền, lớp nhận xét, bổ sung.
- Một số HS bổ sung thêm.
III. Tầm quan trọng thực tiễn của động vật không xương sống
Bảng phụ
NỘI DUNG BẢNG PHỤ
Tầm quan trọng
Tên loài
- Làm thực phẩm
- Có giá trị xuất khẩu
- Được chăn nuôi
- Có giá trị chữa bệnh
- Làm hại cơ thể động vật và người
- Làm hại thực vật
- Làm đồ trang trí
- Tôm, cua, sò, trai, ốc, mực
- Tôm, cua, mực
- Tôm, sò, cua
- Ong mật
- Sán lá gan, giun đũa
- Châu chấu, ốc sên
- San hô, ốc
4. Củng cố: 1’
Giáo viên nhắc lại kiến thức trọng tâm.
5. Kiểm tra đánh giá: 8’
Câu 1: Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng trong mỗi câu sau:
1.Động vật nguyên sinh nào có khả năng sống tự dưỡng và di dưỡng?
a. Trùng giầy. b. Trùng biến hình.
b. Trùng sốt rét. c. Trùng roi xanh.
2. Hệ tuần hoàn châu chấu thuộc dạng nào?
a. Hệ tuần hoàn kín.
b. Hệ tuần hoàn hở.
c. Tim hai ngăn, hai vòng tuần hoàn.
d. Cả a, b và c đều đúng.
Câu 2: Nối cột A (Động vật nguyên sinh) phù hợp với cột B (cách di chuyển)?
Cột A
Cột nối
Cột B
1. Trùng biến hình.
1.........................
a. Di chuyển bằng roi
2. Trùng sốt rét.
2.........................
b. Di chuyển bằmg chân giả
3. Trùng giầy.
3.........................
c. Không di chuyển
4. Trùng roi
4.........................
d. Di chuyển bằmg lông bơi
e. Di chuyển bằng đôi râu lớn
6. Dặn dò và nhận xét: 1’
Về nhà học bài, chuẩn bị tuần sau thi học kỳ I.
V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37B.doc