I. Bộ xương:
- Xương đầu: hộp sọ, xương mặt.
- Xương thân:
+ Xương cột sống dài: có 8 đốt sống cổ, giúp linh hoạt, và quan sát dược mọi phía.
+ Lồng ngực: bảo vệ nội quan và tham gia cử động hô hấp.
+ Đốt sống đuôi nhiều: tham gia di chuyển trên cạn.
- Xương chi:
+ Chi trên gắn với đai vai.
+ Chi dưới gắn với đai hông.
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh 7 tiết 43: Cấu tạo trong của thằn lằn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22 Ngày soạn:
Tiết: 43 Ngày dạy: ..
Bài 39: CẤU TẠO TRONG CỦA THẰN LẰN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn.
- So sánh sự tiến hoá các cơ quan : bộ xương, tuần hoàn, hô hấp, TK của thằn lằn và ếch đồng.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng phân tích , so sánh, phối hợp làm việc hợp tác trong nhóm nhỏ.
3. Thái độ:
Hs tin vào khoa học, yêu thích bộ môn hơn.
II. Phương pháp:
Quan sát – Đàm thoại.
III. Thiết bị dạy học
- GV: Mô hình: Cấu tạo trong của thằn lằn.
Tranh vẽ H.39.1, H.39.2, H.39.3 (SGK).
- HS: Xem lại nội dung kiến thức bài 36.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Trình bày đặc điểm đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài?
- Nêu cấu tạo ngoài và cách di chuyển của thằn lằn bóng đuôi dài?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: 1’
Lớp bò sát là nhóm động vật thích sống ở nơi khô hạn. Vậy chúng có cấu tạo trong như thế nào để thích nghi với lối sống đó và dinh dưỡng như thế nào?Bài học hôm nay sẽ giúp giải đáp vấn đề đó.
b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Quan sát bộ xương thằn lằn
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
10’
- Cho hs quan sát H.39.1 và thực hiện theo yêu cầu sgk.
- Gọi đại diện nhóm trả lời
- Gọi hs rút ra kết luận chung.
* Chỉ ra điểm sai khác:
- Đốt sống cổ:
+ Ếch đồng: Có 1 đốt.
+ Thằn lằn: Có 8 đốt.
- Đốt sống thân:
Thằn lằn: mang xương sườn, kết hợp với xương mỏ ác làm thành lồng ngực.
- Đốt sống đuôi:
Thằn lằn: đốt sống đuôi dài.
- Kết luận.
- Tình huống chuyên môn – liên hệ thực tế: thằn lằn trốn được kẻ thù khi bị bắt ở đuôi?
- HS quan sát tranh , hoạt động theo nhóm và tìm hiểu những điểm sai khác nổi bật của bộ xương so với thằn lằn so với bộ xương ếch.
- Đại diện nhóm trả lời
- Kết luận chung:
+ Đốt sống cổ thằn lằn nhiều cổ rất linh hoạt, phạm vi quan sát rộng.
+ Đốt sống thân mang xương sườn, một số kết hợp với xương mỏ ác làm thành lông ngực bảo vệ nội quan và tham gia vào hô hấp .
+ Đốt sống đuôi dài tăng ma sát cho sự vận chuyển trên cạn.
- Ghi bài.
- Khi bị bắt ở đuôi, thằn lằn tự làm đứt đuôi để chạy trốn nhờ vài đốt xương đặc biệt ở đuôi, sau này đuôi thằn lằn có thể tự hồi phục một phần đuôi bị đứt.
I. Bộ xương:
- Xương đầu: hộp sọ, xương mặt.
- Xương thân:
+ Xương cột sống dài: có 8 đốt sống cổ, giúp linh hoạt, và quan sát dược mọi phía.
+ Lồng ngực: bảo vệ nội quan và tham gia cử động hô hấp.
+ Đốt sống đuôi nhiều: tham gia di chuyển trên cạn.
- Xương chi:
+ Chi trên gắn với đai vai.
+ Chi dưới gắn với đai hông.
Hoạt động 2: Các cơ quan dinh dưỡng
20’
- Cho hs quan sát h 39.2 và lập bảng so sánh cấu tạo trong của thằn lằn với ếch.
Hướng dẫn: các cơ quan trong các hệ của thằn lằn thay đổi như thể nào so với ếch?
- Sự phân hóa các cơ quan trong:
+ Hệ tiêu hóa
+ Hô hấp
+ Số vòng tuần hoàn, các vách ngăn tim, máu nuôi cơ thể.
+ Hệ bài tiết
- Gọi đại diện nhóm trả lời.
- Gv nhận xét.
- Đặc điểm của hệ tiêu hóa?
- Hệ tuần hoàn?
- Hệ bài tiết?
- Đặc điểm nào giúp cơ thể thằn lằn giữ được nước?
- HS quan sát tranh và so sánh với cấu tạo trong của ếch.
- HS chia nhóm thảo luận sau đó lập bảng.
- Phát biểu, bổ sung (từng nhóm).
- Ghi nhận.
- Ống tiêu hóa có sự phân hóa rõ rệt( thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già), ruột già chứa phân đặc do có khả năng hấp thu lại nước.
- Có hai vòng tuần hoàn, tim xuất hiện vách hụt ngăn tạm thời tâm thất thành 2 nửa, máu đi nuôi cơ thể là máu pha
- Thằn lằn có thận sau (hậu thận) có khả năng hấp thụ lại nước, nước tiểu đặc
- Cơ thể thằn lằn giữ nước được nhờ lớp vảy sừng và hậu thận cùng trực tràng có khả năng hấp thu lại nước.
II. Các cơ quan dinh dưỡng (cấu tạo trong thích nghi với đời sống ở cạn (khí hậu khô))
1. Tiêu hóa:
- Ống tiêu hóa phân hóa rõ hơn ( thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già).
- Ruột già chứa phân đặc do có khả năng hấp thu lại nước.
2. Hô hấp:
Thở hoàn toàn bằng phổi, sự trao đổi khí nhờ sự co dãn của cơ liên sườn.
3. Tuần hoàn:
- 2 vòng tuần hoàn.
- Tim xuất hiện vách hụt ngăn tạm thời tâm thất thành 2 nửa (4 ngăn chưa hoàn toàn).
- Máu đi nuôi cơ thể là máu ít pha.
3. Bài tiết:
Có thận sau (hậu thận) có khả năng hấp thụ lại nước, nước tiểu đặc.
Hoạt động 3: Thần kinh và giác quan
3’
- Yêu cầu hs dựa vào bảng so sánh rút ra đặc điểm về thần kinh và giác quan của thằn lằn.
- GV nhận xét
- Phát biểu, bổ sung kết luận chung. Hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển
- Ghi bài
III. Thần kinh và giác quan:
- Hệ thần kinh tương đối phát triển (não trước và tiểu não phát triển).
- Giác quan:
+ Tai có màng nhĩ nằm sâu bên trong.
+ Mắt có mi rất linh hoạt và có mi thứ ba giúp không khô mắt.
4. Củng cố: 1’
Gọi HS đọc thông tin khung màu hồng sgk.
5. Kiểm tra đánh giá: 3’
So sánh hệ tuần hoàn của thằn lằn với ếch.
- Giống nhau:
+ Có 2 vòng tuần hoàn.
+ Tim có 3 ngăn: 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất).
+ Máu nuôi cơ thể là máu pha.
- Khác nhau
Ếch
Thằn lằn bóng đuôi dài
- Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ – 1 tâm thất).
- Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ –1 tâm thất), xuất hiện vách hụt.
- Máu nuôi cơ thể là máu pha, chứa ít oxi.
- Máu nuôi cơ thể là máu ít pha, máu chứa nhiều oxi hơn so với ếch.
6. Hướng dẫn học ở nhà:1’
- Học bài.
- Xem trước bài 40: “Đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát”.
7. Nhận xét tiết học: 1’
V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy
SO SÁNH CẤU TẠO CÁC CƠ QUAN TIM, PHỔI, THẬN
CỦA THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI SO VỚI ẾCH ĐỒNG
CÁC NỘI QUAN
THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI
ẾCH ĐỒNG
Hệ hô hấp
- Phổi có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch.
- Có cơ liên sườn tham gia vào hô hấp.
- Phổi đơn giản, ít vách ngăn.
- Chủ yếu hô hấp bằng da.
Hệ tuần hoàn
- Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt ( máu ít pha trộn hơn)
- Tim 3 ngăn ( 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất máu pha trộn nhiều hơn).
Hệ bài tiết
- Thận sau.
- Xoang huyệt có khả năng hấp thụ lại nước, nước tiểu đặc.
- Thận giữa.
- Bóng đái lớn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 43B.doc