I. Đa dạng của bò sát:
Bò sát có 3 bộ phổ biến:
- Bộ có vảy:
+ Đặc điểm: không có mai và yếm, hàm ngắn có răng mọc trên xương hàm, trứng có vỏ dai.
+ Đại diện: thằn lằn bóng, rắn ráo.
- Bộ cá sấu:
+ Đặc điểm: không có mai và yếm, hàm dài có răng mọc trong lỗ chân răng, trứng có vỏ đá vôi.
+ Đại diện: cá sấu xiêm
- Bộ rùa:
+ Đặc điểm: có mai và yếm, hàm ngắn không có răng, trứng có vỏ đá vôi.
+ Đại diện: Rùa núi vàng, ba ba.
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh 7 tiết 44: Sự đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22 Ngày soạn:
Tiết: 44 Ngày dạy: .
Bài 40: SỰ ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG
CỦA LỚP BÒ SÁT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phân biệt được 3 bộ bò sát thường gặp (bộ có vảy, bộ rùa và bộ cá sấu) bằng những đặc điểm cấu tạo ngoài.
- Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của 1 số loài khủng long thích nghi với đời sống của chúng .
- Giải thích nguyên nhân sự duyệt vong của khủng long và giải thích tại sao những loài bò sát có cở nhỏ còn tồn tại cho đến ngày nay.
- Nêu được vai trò của bò sát.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, làm việc với SGK.
3. Thái độ:
HS tin vào khoa học, yêu thích bộ môn, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
II. Phương pháp:
Vấn đáp – đàm thoại.
III. Thiết bị
- Tranh các hình ảnh của bài hoặc hình có liên quan.
- Mẫu vật – mô hình.
IV. Tiến trình bài giảng :
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Nêu đặc điểm về bộ xương của thằn lằn?
- Nêu các đặc điểm về các cơ quan dinh dưỡng của thằn lằn?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: 1’
Các động vật thuộc lớp bò sát rất đa dạng và chúng có vai trò không nhỏ đối với đời sống con người. Khủng long cũng thuộc lớp bò sát, vậy nguyên nhân nào khủng long bị tuyệt chủng và vai trò của bò sát đối với con người là gì? Đó là nội dung bài học hôm nay.
b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Phân biệt bộ có vảy, bộ rùa, bộ cá sấu bằng những đặc cấu tạo ngoài
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
5’
- Hướng dẫn HS các điểm đặc trưng nhất để phân biệt 3 bộ :
- Bộ có vảy-Bộ cá sấu- Bộ rùa:
+ Phân tích dựa vào hàm hoặc răng để phân biệt. Trong thực tế dựa vào mai và yếm để phân biệt bộ rùa.
- Hàm rất dài : bộ cá sấu.
- Hàm ngắn, kích thước nhỏ: bộ có vảy.
- Gv tóm tắt ý chính ghi bảng.
- HS tham khảo bảng 40.1 và phân biệt 3 bộ.
- Thằn lằn bóng, rắn ráo.
- Cá sấu xuân
- Rùa núi vàng
HS ghi bài.
I. Đa dạng của bò sát:
Bò sát có 3 bộ phổ biến:
- Bộ có vảy:
+ Đặc điểm: không có mai và yếm, hàm ngắn có răng mọc trên xương hàm, trứng có vỏ dai.
+ Đại diện: thằn lằn bóng, rắn ráo.
- Bộ cá sấu:
+ Đặc điểm: không có mai và yếm, hàm dài có răng mọc trong lỗ chân răng, trứng có vỏ đá vôi.
+ Đại diện: cá sấu xiêm
- Bộ rùa:
+ Đặc điểm: có mai và yếm, hàm ngắn không có răng, trứng có vỏ đá vôi.
+ Đại diện: Rùa núi vàng, ba ba.
Hoạt động 2: Đặc điểm cấu tạo ngoài & tập tính 1 số loài khủng long.
10’
- Cho hs nghiên cứu º mục 1 phần II.
- GV treo tranh h.40.2, cho hs thực hiện mục 1,2 phần 2.
- Tự thu thập thông tin trong SGK
- Quan sát tranh và đọc chú thích H.40.2
- Thảo luận điền bảng đặc điểm cấu tạo khủng long thích nghi đời sống.
II. Các loài khủng long:
1. Sự ra đời và thời đại phồn thịnh của khủng long.
- Tổ tiên bò sát xuất hiện cách đây khoảng 280 – 230 triệu năm .
- Thời gian phồn thịnh nhất là thời đại khủng long.
- Đại diện khủng long:
+ Khủng long sấm
+ Khủng long bạo chúa
+ Khủng long cổ dài
* Nguyên nhân sự duyệt vong của khủng long.
- Cung cấp thông tin º mục 2
- Nguyên nhân sự duyệt vong của khủng long ?
- Tại sao bò sát cở nhỏ tồn tại và sống đến ngày nay?
- GV tóm tắt ý chính .
- Ghi nhận và trả lời câu hỏi.
- Phát biểu
- Bò sát cở nhỏ để tìm nời ẩn náo trú rét, yêu cầu thức ăn không cao.
- Ghi bài.
2. Sự duyệt vong của khủng long: là do
- Do sự cạnh tranh của chim và thú.
- Do sự thay đổi đột ngột của khí hậu và thiên tai
Hoạt động 3: Đặc điểm chung của bò sát
10’
- Cho HS thực hiện u mục III
- Gọi HS phát biểu
- GV tóm tắt ý chính ghi bảng.
- Vì sao máu nuôi cơ thể bò sát vẫn là máu pha?
- Làm sao để phân biệt rắn độc và rắn lành?
- Hs thảo luận nhóm và điền bảng về đặc điểm chung của bò sát
- Phát biểu về đặc điểm chung của bò sát
- Ghi bài
- Tim có vách hụt tâm ngăn tâm thất (trừ cá sấu), máu nuôi cơ thể là máu pha.
- + Rắn độc: thường có màu sặc sỡ, đầu có dạng hình tam giác, có răng nọc,
+ Rắn lành: thường không có những đặc điểm trên.
III. Đặc diểm chung
Là động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:
- Da khô, vảy sừng.
- Cổ dài.
- Màng nhỉ nằm trong hốc tai.
- Chi yếu có vuốt sắc.
- Phổi có nhiều vách ngăn.
- Tim có vách hụt tâm ngăn tâm thất (trừ cá sấu), máu nuôi cơ thể là máu pha.
- Là động vật biến nhiệt.
- Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong, trứng có màng dai hoặc đá vôi bao bọc, nhiều noãn hoàng.
Hoạt động 4: Vai trò
5’
- Nêu tầm quan trọng của bò sát.
- Nêu vai trò và biện pháp bảo vệ.
- GV thông tin: hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu cho nông nghiệp, năng sử dụng biện pháp sinh học, sử dụng thiên địch, hạn chế các hoạt động ô nhiễm môi trường.
- + Có lợi cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bệnh gây hại.
+ Làm thực phẩm, dược phẩm, sản phẩm mĩ nghệ,
- Săn bắt các động vật lớp bò sát quý hiếm, nhân giống nuôi,
- Ghi nhận.
IV. Vai trò:
- Có lợi:
+ Tiêu diệt sâu bọ gây hại.
+ Thực phẩm: Ba ba, rùa.
+ Dược liệu: rượu rắn, mật trăn, yếm,
+ Đồ mĩ nghệ: vảy đồi mồi, da cá sấu,
- Có hại: gây độc cho người : rắn,
4. Củng cố: 1’
Gọi học sinh đọc nội dung trong khung màu hồng.
5. Kiểm tra đánh giá: 4’
- Khi bị rắn độc cắn, cần sơ cứu kịp thời bằng những thao tác như thế nào?
- Buộc chặt trên vết thương chừng 5 – 10cm (theo chiều máu chảy về tim), cứ 10 phút phải nới lỏng trong 90 giây và nhích về phía vết cắn.
- Dùng dao đã khử trùng rạch vết thương tới độ sâu của răng độc cắm vào chỗ cắn.
- Dùng giác hút hoặc dùng ống áp lên chỗ rạch, rồi hút (không nên nặn).
- Rửa vết thương bằng thuốc tím 5%.
- Đưa ngay đến bệnh viện gần nhất.
- Bệnh nhân cần nằm yên tĩnh, không hoảng hốt, không được uống rượu.
- Tình huống chuyên môn – liên hệ thực tế: Giải thích hiện tượng nước mắt cá sâu?
Cá sấu là bó sát sống trong môi trường cạn và nước, để phòng chóng lại sự mất nước, chúng tích trữ muối trong cơ thể; để loại trừ lượng muối dư thừa, ngoài cơ quan bài tiết trong cơ thể cá sấu còn có các tuyến mặn ở gần mắt hoặc trên lưỡi. Khi cơ thể cần loại bớt muối, cá sấu sẽ tiết ra một lượng nước thải bằng các tuyến này, ta sẽ thấy cá sấu chảy nước mắt
6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
- Học bài 38, 39,40 kiểm tra 15 phút.
- Đọc mục em có biết?
- Học bài – Chuẩn bị mẩu vật: Chim bồ câu.
- Xem trước bài 41: CHIM BỒ CÂU.
7. Nhận xét tiết học: 1’
V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy
ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA KHỦNG LONG
THÍCH NGHI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA CHÚNG
Đặc điểm
Tên khủng long
Môi trường sống
Cổ
Chi
Đuôi
Dinh dưỡng
Ý nghĩa thích nghi
Khủng long sấm
Cạn
Dài
4 chi to khỏe
Dài to
Ăn thực vật, mõm ngắn
Thường đầm mình ở vực nước ngọt, ít di chuyển, chậm chạp.
Khủng long cổ dài
Cạn
Rất dài
4 chi to khỏe
Dài, rất to
Ăn thực vật, mõm ngắn
Khủng long bạo chúa
Cạn
Ngắn
2 chi trước ngắn có vuốt sắc nhọn.
2 chi sau to khỏe.
Dài to
Ăn thịt động vật ở cạn, mõm ngắn
Rất dữ, di chuyển nhanh, linh hoạt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 44B.doc