IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới:
a. Vào bài:1’
Qua bài thực hành , các em tìm hiểu đặc điểm cấu tạo trong của chim bồ câu, phân tích đặc điểm 1 số nội quan thích nghi với đời sống bay.
b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Quan sát bộ xương chim bồ câu:
3 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh 7 tiết 46: Thực hành: Quan sát bộ xương – mẫu mổ chim bồ câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23 Ngày soạn: ..
Tiết: 46 Ngày dạy:
Bài 42 THỰC HÀNH: QUAN SÁT BỘ XƯƠNG – MẪU MỔ CHIM BỒ CÂU
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Phân tích đặc điểm của bộ xương chim chim chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.
- Xác định vị trí và đặc điểm cấu tạo các hệ cơ quan tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn , bài tiết
2. Kĩ năng
Rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận biết, phân tích, hợp tác trong nhóm nhỏ, thực hành.
3. Thái độ
Hs yêu khoa học hơn.
II. Phương pháp:
Thực hành – quan sát , thảo luận nhóm.
III. Thiết bị dạy học
- Mẫu mổ chim bồ câu
- Mô hình chim bồ câu
- Tranh vẽ : H.42.1 và H.42.2
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới:
a. Vào bài:1’
Qua bài thực hành , các em tìm hiểu đặc điểm cấu tạo trong của chim bồ câu, phân tích đặc điểm 1 số nội quan thích nghi với đời sống bay.
b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Quan sát bộ xương chim bồ câu:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10’
- Cho hs quan sát mẫu bộ xương chim bố câu và đối chiếu với hình sgk nhận biết các thành phần của bộ xương và nêu những đặc điểm thích nghi với đời sống bay
- Gọi đại diên nhóm phát biểu rút kết luận chung.
- GV nhận xét.
- Tình huống chuyên môn – liên hệ thực tế: tại sao bồ câu đi trên dây ddiejn không bị điện giật?
- Hoạt động theo nhóm, quan sát mẫu và hình SGK theo yêu cầu GV.
- Cử đại diện phát biểu rút kết luận chung: Bộ xương chim bồ câu nhẹ, xốp, mỏng vững chắc thích nghi với sự bay.
- Ghi nhận.
- Vì chân bồ câu cò lớp da có khả năng cách điện.
1. Quan sát bộ xương chim bồ câu:
- Bộ xương chim bồ câu nhẹ, xốp, mỏng vững chắc thích nghi với sự bay.
Hoạt động 2: Quan sát các nội quan trên mẫu mổ
24’
- Chuẩn bị mẫu mổ sẵn và yêu cầu hs quan sát hình xác định các hệ cơ quan và các thành phần của các hệ cơ quan
- Cho hs quan sát và xác định các thành phần trên mẫu mổ
- Gọi đại diện nhóm trình bày trước lớp
- GV nhận xét
- Quan sát hình xác định các hệ cơ quan và các thành phần các thành phần của các hệ cơ quan.
- Từng nhóm quan sát mẫu mổ sẵn xác định các hệ cơ quan và các bộ phận trong hệ cơ quan
- Cử đại diện trình bảy kết quả
- Ghi bài
2. Quan sát các nội quan trên mẫu mổ:
a. Hệ tiêu hoá: gồm thực quản, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ (mề), ruột, gan và tuỵ.
b. Hô hấp: Khí quản, phổi.
c. Hệ tuần hoàn : Tim, các gốc ĐM, tì .
d. Hệ bài tiết: thận
Các hệ cơ quan
Các thành phần cấu tạo trong hệ
Tiêu hóa
Thực quản, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột, gan, tụy, lổ huyệt.
Hô hấp
Khí quản, phổi, 9 túi khí.
Tuần hoàn
Tim 4 ngăn, hệ mạch.
Bài tiết
Hậu thận.
Bảng. Thành phần cấu tạo của một số hệ cơ quan
4. Thu hoạch: 5’
- Viết bảng thu hoạch về thành phần cấu tạo của một số hệ cơ quan.
- Các nhóm nộp sau tiết thực hành
*. GV nhận xét buổi thực hành
5. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
- Học bài và xem trước nội dung bài 43
- Xem lại nội dung bài “Cấu tạo trong của thằn lằn”.
6. Nhận xét tiết học: 1’
V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 46B.doc