I. Trùng biến hình
1. Cấu tạo và di chuyển.
- Cấu tạo: 1 tế bào có nhân, chất nguyên sinh, chân giả, không bào co bóp, không bào tiêu hóa.
- Di chuyển: nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về một phía tạo thành chân giả.
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh 7 tiết 5: Trùng biến hình và trùng giày, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 03 Ngày soạn:
Tiết: 05 Ngày dạy: ..
Bài 5 TRÙNG BIẾN HÌNH VÀ TRÙNG GIÀY
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được đặc điểm cấu tạo, lối sống của trùng biến hình.
- Nêu lối sống của trùng giày.
- Biết được cách di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của chúng( trùng biến hình còn gọi là amip theo nguồn gốc nghĩa Latinh).
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, hoạt động nhóm, so sánh.
- Học sinh yêu thích thiên nhiên hơn.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
II. Phương pháp
Phương pháp trực quan + đàm thoại + hoạt động nhóm
III. Thiết bị dạy học
- Tranh vẽ cấu tạo trùng biến hình và trùng giày
- Bảng phụ
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- So sánh trùng roi với thực vật(về cấu tạo tế bào,dinh dưỡng)? (về có cấu tạo tế bào gồm có nhân và chất nguyên sinh, có khả năng dị dưỡng).
- Tập đoàn trùng roi là gì? Cách sinh sản của trùng roi?
3. Nội dung bài mới
a. Giới thiệu: 1’
Trùng biến hình có cấu tạo và lối sống đơn giàn nhất trong động vật nguyên sinh nói chung và trùng giày được coi là một trong những động vật nguyên sinh có lối sống phức tạp hơn cả, chúng rất dễ quan sát và sống tự do ngồi thiên nhiên.
b. Phát triển bài
Hoạt động1: Trùng biến hình
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
15’
- Vì sao gọi loại trùng này là trùng biến hình?
- Yêu cầu hs quan sát h5.1-2sgk .
- Trùng biến hình cấu tạo như thế nào?
- Cơ thể trùng giày như thế nào?
- Cơ thể biến hình như thế nào?
- Khi nào hình dạng cơ thể thay đổi?
- Trùng biến hình có khả năng tự dưỡng không?
- Chúng lấy thức ăn như thế nào?
- Thức ăn của chúng là gì?
- Ngoài ra trùng biến hình còn có khả năng ẩm bào lấy thức ăn ấm lỏng.
- Yêu cầu hs rút kết luận về cấu tạo và di chuyển của trùng biến hình.
- Yêu cầu hs sắp xếp theo trình tự hợp lí cách bắt mồi của trùng biến hình.
- Thức ăn được tiêu hóa nhờ bộ phận nào?
- Thế nào là tiêu hóa nội bào?
- Tiểu kết.
- Hình thức sinh sản của trùng roi và trùng biến hình là gì?Giống nhau không và giống nhau như thế nào ?
- Vì có khả năng thay đổi hình dạng cơ thể .
- Quan sát h5.1;h5.2 sgk; pbiểu.
+ Đơn giản nhất trong ĐVNS không có gai xương hoặc vỏ cứng nên dễ quan sát.
+ Cấu tạo gồm: nhân, CNS lỏng, không bào co bóp, không bào tiêu hóa.
- Là một khối tế bào chất có nội chất lỏng dạng hạt bên trong và ngoại chất quánh trong suốt bên ngồi. .
- Luôn thay đổi .
- Khi di chuyển và lấy thức ăn.
- Không có khả năng tự dưỡng (sử dụng chất hữu cơ có sẵn).
- Chúng kết chân giả bao lấy thức ăn rồi hình thành không bào tiêu hố.
- Vi khuẩn, sinh vật bé, vụn hữu cơ. ( thực bào).
- Nghe, ghi nhận
=>Cấu tạo cơ thể đơn giản nhất, di chuyển nhờ chân giả.
- Đáp án: 2.1.3.4
- Không bào tiêu hóa.
- Là thức ăn được tiêu hóa trong tế bào.
- Ghi bài.
- Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi. Giống nhau từ cơ thể mẹ ban đầu tạo nên cơ thể mới.
I. Trùng biến hình
1. Cấu tạo và di chuyển.
- Cấu tạo: 1 tế bào có nhân, chất nguyên sinh, chân giả, không bào co bóp, không bào tiêu hóa.
- Di chuyển: nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về một phía tạo thành chân giả.
2. Dinh dưỡng
- Chân giả bắt mồi, không bào tiêu hóa tạo thành bao lấy mồi, tiêu hóa mồi nhờ dịch tiêu hóa gọi là tiêu hóa nội bào.
- Thức ăn được tiêu hóa nhờ không bào tiêu hóa.
* Thức ăn được tiêu hóa trong tế bào gọi là tiêu hóa nội bào.
3. Sinh sản
Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi.
Hoạt động 2: Trùng giày
14’
- Giới thiệu trùng giày.
-Yêu cầu HS quan sát h5.3 SGK.
- Trùng giày có cấu tạo nhủ thế nào ?
- Thức ăn vận chuyển như thế nào? Và thực hiện được nhờ đâu?
- HS quan sát h.5.1 và h.5.3 trả lời câu hỏi SGK.
- Nhân trùng giày có gì khác với trùng biến hình ? ( Về số lượng, hình dạng).
- Không bào co bóp của trùng giày khác với trùng biến hình ở chỗ nào ?
- Tiêu hóa ở trùng giày khác với trùng biến hình ở chỗ nào ?
- Kết luận.
- Trùng giày sinh sản như thế nào ?
- Cơ thể của chúng như thế
nào?
- Ngoài hình thức sinh sản vô tính trùng giày còn có khả năng sinh sản hữu tính ( tiếp hợp).
- Yêu cầu HS làm phiếu học tập.
- Quan sát hình.
- Trùng giày gồm 2 nhân (lớn, nhỏ), 2 không bào co bóp , lông bơi, ...
- Thức ăn vận chuyển theo đường đi nhất định nhờ có không bào tiêu hố.
- Quan sát h5.1;5.3 thảo luận và trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
- Số lượng : nhiều hơn (1 nhân lớn, 1 nhân nhỏ).
+ Hình dạng : 1 tròn, 1 hình hạt đậu.
- Chỉ có 2 nhưng ở vị trí cố định, có túi chứa hình cầu ở giữa (để chứa) và các rãnh dẫn chất bài tiết ở xung quanh (như cánh hoa thị), có cấu tạo phức tạp hơn.
- Có rãnh miệng và lỗ miệng ở vị trí cố định .
+ Thức ăn nhờ lông bơ cuốn vào miệng rồi không bào tiêu hóa được hình thành từng cái ở cuối đầu ( hình 5.3)
- Không tiêu hóa : di chuyển trong cơ thể theo 1 quỹ đạo xác định để chất dinh dưỡng được hấp thu dần dần đến hết, rồi chất thải được loại ra ở lỗ thốt có vị trí cố định.
- Ghi bài.
- Phân đôi.
- Phức tạp.
- Ghi nhận.
- Hoàn thành phiếu học tập.
II. Trùng giày
1. Cấu tạo
Trùng giày gồm 2 nhân (lớn, nhỏ), 2 không bào co bóp, lông bơi, miệng, ...
2. Dinh dưỡng
Thức ăn vào lỗ miệng (nhờ lông bơi) tới hầu tới không bào tiêu hóa (enzim biến thức ăn thành chất dinh dưỡng), chất bã ra ngoài qua lỗ thoát.
3. Sinh sản
Trùng giày vừa có khả năng sinh sản vô tính vừa có khả năng sinh sản hữu tính.
4.Củng cố : 1’
Gọi học sinh đọc nội đung kết luận trong SGK.
5. Kiểm tra đánh giá: 5’
- Nhân trùng giày khác với biến hình chổ nào? (Số lượng và hình dạng 1 tròn, 1 hình hạt)
- Không bào co bóp của trùng giày khác với trùng biến hình ở đặc điểm gì?
- Tiêu hóa của trùng giày khác với tiêu hóa của trùng biến hình chổ nào?
- Liên hệ thực tế - Tình huống chuyên môn: Trùng giày có lợi vì với môi trường nước? (Làm sạch môi trường nước. Vì thức ăn của trùng giày là vụn hữu cơ, vi khuẩn, )
6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
- Học bài
- Xem trước bài 6” Trùng kiết lị và trùng sốt rét”.
7. Nhận xét tiết học: 1’
V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy
PHIẾU HỌC TẬP
TT
Tên động vật
Đặc điểm
Trùng biến hình
Trùng giày
1.
- Di chuyển:
2.
- Dinh dưỡng:
3.
- Sinh sản:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5B.doc