1. Bộ xương:
Bộ xương gồm nhiêu xương khớp lại với nhau tạo thành bộ khung và các khoang cơ thể làm nhiệm vụ định hình, nng đỡ và bảo vệ cơ thể.
2. Hệ cơ:
- Cơ vận động đốt sống phát triển.
- Xuất hiện cơ hoành.
- Cơ hoành tham gia vào hoạt động hô hấp .
3 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh 7 tiết 51: Cấu tạo trong của thỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26 Ngày soạn:
Tiết: 51 Ngày dạy: .
Bài 47: CẤU TẠO TRONG CỦA THỎ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo và chức năng các hệ cơ quan của thỏ.
- Phân tích được sự tiến hoá của thỏ so với các động vật ở lớp trước .
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kỹ năng : quan sát, so sánh, phân tích, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
Hs yêu thích bộ môn hơn, giáo dục ý thức bảo vệ động vật hoang dã.
II.Phương pháp:
Quan sát – tìm tòi – hoạt động nhóm
III. Thiết bị dạy học
- Tranh vẽ : H47.1 đến H.47.4
- Mô hình : - Cấu tạo trong của thỏ và bộ não thằn lằn
IV.Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Nêu đời sống của thỏ?
- Nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống?
3. Bài mới :
a. Giới thiệu: 1’
Cấu tạo trong của thỏ thể hiện sự tiến hoá cao hơn hẳn các lớp ĐVCXS đã học trong tiết này.
b. Phát triển:
Hoạt động 1: Nghiên cứu bộ xương và hệ cơ
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
10’
- Treo tranh H47.1 và cho đọc mục 1,2
- Cho HS thực hiện Ñ
- Tóm tắt ý chính.
- Quan sát bộ xương và nghiên cứu H.47.1
- So sánh đặc điểm bộ xương thỏ và bộ xương thằn lằn:
+ Giống nhau: Đều có các bộ phận tương đồng.
+ Khác nhau:
- Ở thằn lằn : đốt sống cổ nhiều hơn 7 ( thỏ), xương sườn có ở đốt thắt lưng ( chưa có cơ hoành)
- Các chi nằm ngang.
- Thỏ : Có cơ hoành : các chi thẳng góc, nâng cơ thể lên cao, có xương mỏ ác.
- Ghi bài
I. Bộ xương và hệ cơ :
1. Bộ xương:
Bộ xương gồm nhiêu xương khớp lại với nhau tạo thành bộ khung và các khoang cơ thể làm nhiệm vụ định hình, nng đỡ và bảo vệ cơ thể.
2. Hệ cơ:
- Cơ vận động đốt sống phát triển.
- Xuất hiện cơ hoành.
- Cơ hoành tham gia vào hoạt động hô hấp .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu các cơ quan dinh dưỡng.
PHIẾU HỌC TẬP
Hệ cơ quan
Vị trí
Thành phần
Chức năng
Tiêu hóa
Trong khoang bụng
Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, manh tràng, ruột già, gan, tụy.
Giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn.
Hô hấp
Trong khoang ngực
Khí quản, phế quản, hai lá phổi.
Trao đổi khí
Tuần hoàn
Tim trong khoang ngực.
Các mạch máu phân bố khắp cơ thể.
Tim, các mạch máu
( ĐM, TM, MM ).
Giúp cho sự trao đổi chất mạnh.
Bài tiết
Trong khoang bụng (sát sống lưng)
2 quả thân, ống dẫn nước tiểu), bóng đái, đường tiểu.
Bài tiết nước tiểu.
Sinh sản
Trong khoang bụng phía dưới.
Con cái: buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung.
Con đực: tinh hoàn, ống dẫn tinh, cơ quan giao phối.
Duy trì nòi giống
18’
- Treo tranh H.47.2 và đặt mô hình lên bàn.
- Cho hs thực hiện Ñ phần 2 .
Phát phiếu học tập: Ghi nội dung bảng: thành phần của các hệ cơ quan.
- Gọi hs phát biểu.
- Nhận xét.
Gọi hs nêu đặc điểm các hệ cơ quan của thỏ:
+ Hệ tiêu hóa
+ Hệ tuần hoàn và hô hấp.
+ Hệ bài tiết
- Tóm tắt ý chính ghi bảng
- Tình huống chuyên môn – liên hệ thực tế: Em có thấy miệng thỏ luôn nhai và chuột thì luôn gặm bất cứ thứ gì mặc dù là chúng đang no không? Tại sao?
- Quan sát mô hình và tranh vẽ.
- Xác định vị trí và thành phần các bộ cơ quan. Nghiên cứu thông tin và điền vào bảng .
- Phát biểu .
- Ghi bài.
- Phát biểu
- Ghi bài.
- Vì răng cửa của chúng luôn mọc dài ra, chúng phải nhai, gặm liên tục cho răng mòn bớt.
II. Các cơ quan dinh dưỡng.
1. Hệ tiêu hoá:
- Thỏ là động vật ăn thực vật kiểu gậm nhấm .
- Có răng cửa sắc, răng hàm kiểu nghiền, thiếu răng nanh .
- Hệ tiêu hoá có manh tràng phát triển .
2. Tuần hoàn:
- Có 2 vòng tuần hoàn với tim có 4 ngăn hoàn chỉnh, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi .
3. Hô hấp:
- Phổi có nhiều túi phổi nhỏ để tăng diện tích TĐK.
4. Bài tiết:
- Thận sau, có cấu tạo phức tạp phù hợp với chức năng lọc máu và thải nước tiểu ra ngoài.
Hoạt động 3: Tìm hiểu hệ thần kinh và các giác quan
5’
- Treo tranh H47.7 và đặt mô hình lên bàn .
- Bộ não thỏ giống và khác bộ não thằn lằn như thế nào?
- Bộ não thỏ tiến hoá hơn não của thằn lằn như thế nào?
- Tóm tắt ý chính.
- Quan sát tranh và mô hình để phân biệt .
- Giống nhau gồm 5 phần nhưng đại não và tiểu não to hơn .
- Có vỏ chất xám dày hơn của thằn lằn .
- Ghi bài
III. Thần kinh và giác quan.
- Bán cầu đại não phát triển.
- Tiểu não có nhiều nếp gấp.
- Khứu giác và thính giác phát triển.
4. Củng cố: 1’
Cho học sinh đọc phần kết luận (khung hồng).
5. Kiểm tra đánh giá: 2’
Vẽ hình và ghi chú thích đầy đủ sơ đồ hệ tuần hoàn của thỏ
6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
Về nhà học bài + làm bài tập + Chuẩn bị bài 48.
7. Nhận xét tiết học: 1’
V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 51B.doc