I. Lớp lưỡng cư:
1. Giải thích tại sao máu đi nuôi cơ thể ếch lại có nồng độ oxi thấp.
Tim có 3 ngăn: 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, tâm thất chưa ngăn ra nên máu đi nuôi cơ thể ếch lại có nồng độ oxi thấp.
2. Hãy cho biết ếch có bị chết ngạt không nếu ta cho ếch vào một lọ đầy nước, đầu chúc xuống dưới? Từ kết quả thí nghiệm, em có thể rút ra kết luận gì về sự hô hấp của ếch?
- Ếch không bị chết ngạt nếu ta cho ếch vào 1 lọ đầy nước, đầu chúc xuống dưới.
- Kết luận: ếch hô hấp chủ yếu bằng da.
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh 7 tiết 57: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29 Ngày soạn:
Tiết: 57 Ngày dạy: .
ÔN TẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Cũng cố lại kiến thức trong lớp lưỡng cư, lớp bò sát, lớp chim, lớp thú.
2. Kỹ năng: phân tích, tổng hợp.
3. Thái độ : giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II. Phương pháp
Quan sát + hoạt động nhóm + tổng hợp kiến thức.
III. Thiết bị dạy học
Hệ thống câu hỏi ôn tập.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
Nêu vai trò của lớp thú?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: 1’
Các bài học đã giúp chúng ta hiểu được cấu tạo lối sống của các đại diện. Mặc dù rất đa dạng về cấu tạo và lối sống nhưng chúng vẫn mang các đặc điểm đặc trung cho mỗi ngành thích nghi cao với môi trường sống.
b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Nhớ lại kiến thức của lớp lưỡng cư
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
9’
- YC HS trả lời các câu hỏi.
- Giải thích tại sao máu đi nuôi cơ thể ếch lại có nồng độ oxi thấp.
3. Giải thích vì sao ếch thường sống ở những nơi ẩm thấp nhưng ếch lại ít bị nhiễm bệnh.
- HS trả lời.
- Tim có 3 ngăn: 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, tâm thất chưa ngăn ra nên máu đi nuôi cơ thể ếch lại có nồng độ oxi thấp.
- Do da ếch có chất nhày làm vi khuẩn chết.
I. Lớp lưỡng cư:
1. Giải thích tại sao máu đi nuôi cơ thể ếch lại có nồng độ oxi thấp.
Tim có 3 ngăn: 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, tâm thất chưa ngăn ra nên máu đi nuôi cơ thể ếch lại có nồng độ oxi thấp.
2. Hãy cho biết ếch có bị chết ngạt không nếu ta cho ếch vào một lọ đầy nước, đầu chúc xuống dưới? Từ kết quả thí nghiệm, em có thể rút ra kết luận gì về sự hô hấp của ếch?
- Ếch không bị chết ngạt nếu ta cho ếch vào 1 lọ đầy nước, đầu chúc xuống dưới.
- Kết luận: ếch hô hấp chủ yếu bằng da.
Hoạt động 2: Nhớ lại kiến thức của lớp bò sát:
8’
- YC HS trả lời.
- Đặc điểm sinh sản của thằn lằn bóng.
- Những đặc điểm của thằn lằn thích nghi với khí hậu khô nóng.
- Nhận xét.
- HS trả lời:
- + Thụ tinh trong, đẻ trứng ít và trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàn.
+ Trứng nở thành con, phát triển trực tiếp.
- + Da khô, có vảy sừng bao bọc.
+ Cổ dài.
+ Mắt có mi cử động và tuyến lệ.
+ Màng nhĩ nằm trong hốc tai.
+ Đuôi và thân dài.
+ Chân ngắn, yếu. Bàn chân có 5 ngón có vuốt sắt.
- Ghi nhận.
II. Lớp bò sát:
4. Đặc điểm sinh sản của thằn lằn bóng.
- Thụ tinh trong, đẻ trứng ít và trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàn.
- Trứng nở thành con, phát triển trực tiếp.
5. Những đặc điểm của thằn lằn thích nghi với khí hậu khô nóng.
- Da khô, có vảy sừng bao bọc.
- Cổ dài.
- Mắt có mi cử động và tuyến lệ.
- Màng nhĩ nằm trong hốc tai.
- Đuôi và thân dài.
- Chân ngắn, yếu. Bàn chân có 5 ngón có vuốt sắt.
Hoạt động 3 : Nhớ lại kiến thức của lớp chim:
* Tình huống sư phạm: Trong giờ học giáo viên phát hiện có 2 học sinh đang sụt sịt khóc.
=> Nhẹ nhàng nhắc lớp tập trung học, đưa mắt nhìn về phía 2 học sinh, cuối giờ sẽ gặp riêng để tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục.
8’
- YC HS trả lời các câu hỏi sau.
4. So sánh cấu tạo hệ tuần hoàn giữa chim với thằn lằn.
5. So sánh cấu tạo hệ hô hấp giữa chim với thằn lằn.
9. Tính hằng nhiệt của chim có ưu thế gì hơn so với tính biến nhiệt ở những động vật biến nhiệt.
- HS trả lời.
- Chim bồ câu: tim 4 ngăn, 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất, máu không pha. Thằn lằn tim 3 ngăn, 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất có vách hụt nên máu pha. Nên máu nuôi cơ thể của chim bồ câu là máu đỏ tươi.
- Chim bồ câu: bằng hệ thống ống khí nhờ sự hút đẩy của hệ thống túi khí. Thằn lằn: bằng phổi có nhiều vách ngăn làm tăng diện tích trao đổi khí.
- Nhiệt độ cơ thể không bị phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Khi thời tiết quá lạnh con vật không phải ở trạng thái ngủ đông hoặc trú đông. Cường độ dinh dưỡng sẽ ổn định và hoạt động của chúng ít bị ảnh hưởng khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.
III. Lớp` chim:
6. Đặc điểm sinh sản của Chim bồ câu.
- Thụ tinh trong.
- Đẻ ít trứng.
- Trứng có vỏ đá vôi và nhiều noãn hoàng.
- Chim trống và mái thay nhau ấp trứng.
- Nuôi con bằng sữa diều.
7. Đặc điểm chung của lớp Chim.
- Tập tính: kiếm ăn, xây tổ, ấp trứng, chăm soc con, di cư,
- Đặc điểm chung:
+ Mình có lông vũ bao phủ.
+ Chi trước biến thành cánh.
+ Hô hấp bằng phổi.
+ Hệ tuần hoàn: tim có 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể.
+ Sinh sản: đẻ trứng có vỏ đá vôi, ấp trứng.
+ Động vật hằng nhiệt.
8. Vai trò của lớp chim.
- Có lợi
+ Ăn các loài sâu bọ và gặm nhấm có hại cho: nông nghiệp, lâm nghiệp và con người, thụ phấn cây trồng, phát tán quả và hạt .
+ Làm thực phẩm, làm cảnh, trang trí, đồ dùng, phục vụ du lịch,
- Một số có hại: chim ăn quả, ăn hạt, ăn cá,
Hoạt động 4: Nhớ lại kiến thức của lớp thú:
12’
- YC HS trả lời các câu hỏi sau:
11. Đặc điểm chung của lớp Thú.
12. Ưu điểm của sự sinh sản theo kiểu đẻ con thai sinh ở thỏ so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh.
14. Đặc điểm để xếp dơi và cá voi vào lớp thú.
13. Những đặc điểm hệ tuần hoàn, hệ hô hấp của thỏ thể hiện sự hoàn thiện so với các lớp động vật khác.
- HS trả lời:
- + Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa.
+ Có bộ lông mao bao phủ cơ thể.
+ Bộ răng phân hóa: răng cửa, răng nanh, răng hàm.
+ Tim có 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
+ Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não.
+ Là động vật hằng nhiệt.
- + Thai sinh không lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như động vật có xương sống đẻ trứng.
+ Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển.
+ Con non được nuôi bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài tự nhiên.
- + Hệ tuần hoàn: tim có 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể đỏ tươi.
+ Hệ hô hấp: cơ hoành tham gia vào hô hấp. Phổi có nhiều túi phổi nhỏ làm tăng diện tích trao đổi khí.
IV. Lớp thú:
10. Hãy nêu đặc điểm đặc trưng của thú Móng guốc. Phân biệt thú Guốc chẵn và thú Guốc lẻ.
- Đặc điểm đặc trưng của thú Móng guốc
+ Số ngón chân tiêu giảm.
+ Đốt cuối có bao sừng gọi là guốc.
- Phân biệt thú Guốc chẵn và thú Guốc lẻ
+ Bộ Guốc chẵn: 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau, sống đàn, ăn tạp, ăn thực vật, đa số nhai lại. Đại diện: lợn, bò, hươu
+ Bộ Guốc lẻ: có 1,3 ngón chân giữa phát triển, ăn thực vật không nhai lại, không có sừng, sống đàn, có sừng, sống đơn độc. Đại diện: tê giác, ngựa,
4. Củng cố: 1’
Gọi HS đọc nội dung khung kết luận của bài.
5. Kiểm tra đánh giá: Thông qua
6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
Học bài, tiết sau kiểm tra 1 tiết.
7. Nhận xét tiết học: 1’
V. Rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức tiết dạy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 57B - ON TAP.doc