I. Trùng kiết lị
- Cấu tạo: giống trùng biến hình có chân giả ngắn.
- Dinh dưỡng: nuốt hồng cầu thực hiện qua màng tế bào.
- Phát triển: trong môi trường bào xác, theo thức ăn nước uống vào ruột người, chui ra khỏi bào xác bám vào thành ruột.
3 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh 7 tiết 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 03 Ngày soạn: ..
Tiết: 06 Ngày dạy:
Bài 6 TRÙNG KIẾT LỊ VÀ TRÙNG SỐT RÉT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được đặc điểm cấu tạo của trùng sốt rét và trùng kiết lị phù hợp với lối sống kí sinh.
- Thấy được tác hại và rút ra biện pháp chống bệnh sốt rét và kiết lị.
2. Kỹ năng :
Rèn kỹ năng quan sát tranh để thu thập kiến thức ,kỹ năng phân tích , tổng hợp.
3.Thái độ :
Giáo dục ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường và cơ thể.
II. Phương pháp
Dùng phương pháp trực quan và đàm thoại
III. Thiết bị dạy học
Tranh H.6.1,2,3,4,phiếu học tập.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 2’
Trình bày hình thức di chuyển, bắt mồi và tiêu hóa của TBH?
3. Nội dung bài mới
a. Giới thiệu bài mới: 1’
Động vật nguyên sinh rất nhỏ bé nhưng gây cho người nhiều bệnh rất nguy hiểm. Hai bệnh thường gặp ở nước ta là bệnh kiết lị và bệnh sốt rét, thủ phạm của bệnh này là gì? Phòng chống thế nào? Bài hôm nay giúp chúng ta biết được điều đó.
b. Phát triển bài
Hoạt động 1: Trùng kiết lị
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
17’
- GV cho HS đọc thông tin SGK qs H.6.1,2 và hoàn thiện phiếu học tập
Đặc điểm
Ttùng k.lị
-Cấu tạo
-Dinh dưỡng
-Phát triển
- GV kẻ phiếu lên bảng gọi đại diện nhóm ghi kết quả vào bảng.
- HS nhóm khác nhận xét bổ sung.GV nhận xét - kết quả đúng.
- YC HS thực hiện bài tập theo SGK.
- Gọi HS đọc kết quả, GV nhận xét-Kết luận.
- HS đọc thông tin nắm kiến thức, TLN hoàn thành phiếu học tập.
- YC nêu được; Ctạo cơ thể giảm bộ phận di chuyển, Ddưỡng :sử dung d dưỡng vật chủ,phát triển: nhanh, phá vỡ cơ quan kí sinh.
- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS sữa bài tập.
- HS làm bài tập, yc nêu được điểm:
+ Giống nhau: có chân giả, kết bào xác.
+ Khác nhau: ăn hồng cầu ,chân giả ngắn.
I. Trùng kiết lị
- Cấu tạo: giống trùng biến hình có chân giả ngắn.
- Dinh dưỡng: nuốt hồng cầu thực hiện qua màng tế bào.
- Phát triển: trong môi trường bào xác, theo thức ăn nước uống vào ruột người, chui ra khỏi bào xác bám vào thành ruột.
Hoạt động 2: Trùng sốt rét
11’
- YC HS đọc thông tin.
- TSR có cấu tạo và dinh dưỡng như thế nào?
- Gọi HS trả lời HS khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét KL.
- YC HS đọc thông tin mục 2 qs H.6.4 nắm vòng đời của TSR.
- YC HS làm bài tập theo lệnh mục 2,ghi vào bảng 1.
- Gọi đại diện sưả4 ,HS khác nhận xét bổ sung.
- GV treo bảng kiến thức hoàn thiện.
- Tình huống chuyên môn: Tại sao người bệnh sốt rét da tái xanh?
- Liên hệ thực tế: tại sao bệnh kiết lị đi ngoài có máu?
- Yc HS đọc thông tin 3.
- Bệnh sốt rét ở VN như thế nào?
- Cách phòng bệnh sốt rét?
- Gọi HS trả lời HS khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét bổ sung một số biện pháp chính sách của nhà nước trong việc phòng chống bệnh sốt rét.
- HS đọc thông tin.
- Ctạo:Ko có cơ quan di chuyển và Ko bào
- HS trả lời HS khác nhận xét bổ sung.
- Nghi nhận.
- HS đọc thông tin qs H.6.4 nắm vòng đời.
- HS hoàn thiện bảng.
Đại diện sưr 4 bài tập,HS khác nhận xét bổ sung.
- HS sữa nếu sai.
- Do hồng cầu bị phá vỡ, màu đổ trong mấu ít.
- Thành ruột bị tổn thương.
- HS đọc thông tin 3.
- Đẩy lùi ngưng còn ở một số vùng.
- Ngủ mùng,diệt lăng quăng, nước đọng,
- HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung.
- HS chú ý lắng nge.
II. Trùng sốt rét:
1.Cấu tạo và dinh dưỡng:
-Cấu tạo:là tế bào có kích thước rất nhỏ, không có cơ quan di chuyển và các không bào.
-Dinh dưỡng: lấy chất dinh dưỡng trong hồng cầu thực hiện qua màng tế bào.
2.Vòng đời:
Khi người bị muỗi Anôphen đốt, trùng sốt rét trong tuyến nước bọt của muỗi Anôphen truyền vào máu người, chui vào hồng cầu sống và sinh sản phá hủy hồng cầu.
3. Bệnh sốt rét ở nước ta:
- Dần được đẩy lùi.
- Phòng bệnh: vệ sinh môi trường, diệt muỗi, vệ sinh cá nhân.
Bảng 1: So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét
Các đặc điểm cần
so sánh
Đối tượng
so sánh
Kích thước (so với hồng cầu)
Con đường truyền dịch bệnh
Nơi kí sinh
Tác hại
Tên bệnh
Trùng kiết lị
Lớn hơn hồng cầu người
Qua ăn uống
Ở thành ruột
Làm suy nhược cơ thể
Bệnh kiết lị.
Trùng sốt rét
Nhỏ hơn hồng cầu người
Qua muỗi đốt
Trong mạch máu
Thiếu máu, suy nhược cơ thể nhanh
Bệnh sốt rét.
4. Củng cố: 1’
Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ cuối bài.
5. Kiểm tra đánh giá: 2’
- Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: ĐVNS kí sinh trong cơ thể người và động vật:
a. Trùng roi. b. Trùng kiết lị. c. Trùng giày. d. Tất cả đúng.
Câu 2: Phòng bệnh sốt xuất huyết như thế nào? (15’)
- Diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy: đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng, bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông, .
- Phòng chống muỗi đốt: mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày, dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi, ..
6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
- Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài.
- Xem bài mới,kẻ bảng 1,2 vào vở bài tập và hoàn thiện bảng.
7. Nhận xét tiết học: 1’
V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6B.doc