Giáo án môn Sinh 7 tiết 61: Cây phát sinh giới động vật

I. Bằng chứng về mối quan hệ giữa các nhóm động vật:

- Dựa vào các di tích hoá thạch.

- Giới ĐV từ khi được hình thành đã có cấu tạo thường xuyên thay đổi theo hướng thích nghi với những thay đổi của điều kiện sống.

- Các loài ĐV đều có quan hệ họ hàng với nhau.

- Người ta đã chứng minh chim cổ và thú cổ bắt nguồn từ bò sát cổ, bò sát cổ bắt nguồn từ lưỡng cư cổ, lưỡng cư cổ bắt nguồn từ cá vây chân cổ, .

 

doc2 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 617 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh 7 tiết 61: Cây phát sinh giới động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 31 Ngày soạn: . Tiết: 61 Ngày dạy: .. Bài 56: CÂY PHÁT SINH GIỚI ĐỘNG VẬT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh nêu được bằng chứng về mối quan hệ về nguồn gốc giữa các nhóm động vật. - Học sinh trình bày được ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật. 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, tư duy, tổng hợp, vận dung kiến thức, phân tích. 3. Thái độ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật hoang dã. II. Phương pháp Quan sát + đàm thoại + thảo luận nhóm + nêu và giải quyết vần đề. III. Thiết bị dạy học - Tranh vẽ: H.56.2, H.56.3 - Mô hình: cá vây tay cổ, lưỡng cư cổ, bò sát cổ, chim cổ IV. Tiến trình dạy học: - Tình huống sư phạm:  Giáo viên vào lớp, cả lớp đứng chào, có mấy học sinh vẫn còn đùa nghịch. => Giáo viên đứng nghiêm, đưa mắt về phía học sinh đùa nghịch, đến khi lớp im lặng thì nói: “Thầy chào các em. Mời các em ngồi”. 1. Ổn định lớp : 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: (không) 3. Nội dung bài mới : a. Giới thiệu: 1’ Các động vật sống trên trái đất đều có mối quan hệ họ hàng với nhau. Cây phát sinh giới động vật được minh hoạ bằng 1 cái cây có nhiều cành và nhánh tương ứng với tên một ngành hay một lớp động vật. Cây phát sinh giới động vật là 1 phương tiện rất trực quan minh hoạ quan hệ họ hàng giữa các nhóm động vật. b. Phát triển bài: Hoạt động 1: Bằng chứng mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm ĐV. TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung 36’ - GV yêu cầu HS quan sát hình182 SGK trả lời câu hỏi. - Làm thế nào để biết các nhóm động vật có mối quan hệ với nhau? - Đánh dấu đặc điểm của lưỡng cư cổ với cá vây chân cổ và đậc điểm của lưỡng cư cổ giống lưỡng cư ngày nay? - Đánh dấu đặc điểm của chim cổ giống bò sát và chim ngày nay. - Những đặc điểm giống và khác nhau đó nói lên điều gì về mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm động vật ? - GV ghi tóm tắt ý kiến của nhóm lên bảng. - GV nhận xét và thông báo ý kiến đúng của nhóm. - GV cho HS rút ra kết luận. - Cá nhân tự đọc thông tin mục bảng quan sát các hình 56.1-2 SGK - Di tích hoá thạch cho biết quan hệ các nhóm động vật. - Lưỡng cư cổ – cá vây chân cổ có vảy, vây đuôi, nắp mang. - + Lưỡng cư cổ- lưỡng cư ngày nay có 4 chi, 5 ngón + Chim cổ giống bò sát: có răng, có vuốt, đuôi dài có nhiều đốt. + Chim cổ giống chim hiện nay: có cánh, lông vũ - Nói lên nguồn gốc của động vật. VD: Cá vây chân cổ có thể là tổ tiên của ếch nhái - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Thảo luận toàn lớp thống nhất ý kiến. - Ghi nhận. I. Bằng chứng về mối quan hệ giữa các nhóm động vật: - Dựa vào các di tích hoá thạch. - Giới ĐV từ khi được hình thành đã có cấu tạo thường xuyên thay đổi theo hướng thích nghi với những thay đổi của điều kiện sống. - Các loài ĐV đều có quan hệ họ hàng với nhau. - Người ta đã chứng minh chim cổ và thú cổ bắt nguồn từ bò sát cổ, bò sát cổ bắt nguồn từ lưỡng cư cổ, lưỡng cư cổ bắt nguồn từ cá vây chân cổ, ... 4. Củng cố: 1’ Gọi học sinh đọc nội dung kết bài. 5. Kiểm tra đánh giá: 4’ Hãy nêu bằng chứng về mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm động vật. A. Dựa vào di tích hoá thạch. B. Mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm ĐV. C. Cây phát sinh giới động vật giúp chúng ta biết thêm những điều gì? 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ - Trả lời các câu hỏi SGK. - Học bài + xem bài mới. 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc61B.doc