I. Đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa:
- Sự đa dạng sinh học của ĐV ở môi trường nhiệt đới gió mùa rất phong phú.
- Số lượng loài nhiều do chúng thích nghi với điều kiện sống.
3 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh 7 tiết 64:Đa dạng sinh học (tt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 32 Ngày soạn: .
Tiết: 64 Ngày dạy:
Bài 58: ĐA DẠNG SINH HỌC (tt)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Giải thích được môi trường nhiệt đới sự đa dạng về loài cao hơn hẳn môi trường hoang mạc đới nóng và đới lạnh.
- Nêu được những lợi ích của đa dạng sinh học.
- Nêu được nguy cơ suy giảm và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.
2.Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, tổng hợp, tư duy, vận dụng, giải thích.
- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật và môi trường sống của chúng.
II. Phương pháp
Gợi ý + hoạt động nhóm nhỏ + nêu và giải quyết vần đề.
III. Thiết bị dạy học
- Tranh hình có liẽn quan đến nội dung trong bài.
- Bảng phụ.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Nêu đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng. Giải thích?
- Khí hậu đới lạnh và hoang mạc đới nóng đã ảnh hưởng đến số lượng loài động vật như thế nào?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: 1’
Động vật sống trong các vùng khác nhau sẽ có cấu tạo và đặc điểm cơ thể thích nghi với điều kiện sồng đó. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu vầ sự đa dạng của động vật, những lợi ích cũng như nguy cơ và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.
b. Phát triển:
Hoạt động 1: Đa dạng sinh học ĐV ở môi trường nhiệt đới gió mùa.
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
10’
- Cho hs tham khảo thông tin sgk, trả lời câu hỏi mục ê sgk.
- Giải thích vì sao trên đồng ruộng ở nhiều xã đồng bằng miền bắc Việt Nam có thể gặp 7 loài rắn mà không hề cạnh tranh nhau?
- Tại sao số lượng loài rắn phân bố ở một nôi lại có thể tăng cao được như vậy?
- Gv tiểu kết.
- Tham khảo thông tin sgk và trả lời câu hỏi.
- Do điều kiện sống đa dạng phong phú tạo điều kiện cho 7 loài rắn sống và thích nghi chuyên hóa với nguồn sống riêng của mình nên có thể sống chung với nhau mà không cạnh tranh về nơi ở và thức ăn.
- Điều kiện sống và môi trường sống đa dạng, khả năng chuyên hóa cao của từng loài rắn đã tậng dụng được sự đa dạng của điều kiện sống phân bố tăng cao hợp lý .
- Ghi bài.
I. Đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa:
- Sự đa dạng sinh học của ĐV ở môi trường nhiệt đới gió mùa rất phong phú.
- Số lượng loài nhiều do chúng thích nghi với điều kiện sống.
Hoạt động 2: Những lợi ích của đa dạng sinh học
8’
Cho HS tham khảo thông tin SGK.
- Nêu nguồn tài nguyên của động vật ở nước ta có vai trò trong nông nghiệp, sản phẩm công nghiệp và văn hóa?
- Lợi ích của đa dạng sinh học?
- GV tiểu kết.
-Tham khảo thông tin SGK.
-Trả lời
- Sự thuần hóa, lai tạo động vật đã làm tăng độ đa dạng về đặc điểm sinh học, tăng thêm độ đa dạng về loài đáp ứng mọi yêu cầu hoạt động sống của con người.
- Ghi bài.
II. Những lợi ích của đa dạng sinh học:
- Cung cấp thực phẩm: thịt bò, lợn,
- Cung cấp sức kéo: trâu, bò, ngựa voi, ...
- Dược liệu: sừng, xương (hổ, gấu, ...), mật gấu,
- Sản phẩm công nghiệp: da, lông,
- Vai trò trong nông nghiệp: thức ăn gia súc, phân bón,
- Tiêu diệt các sinh vật có hại: nhiều loài ăn thịt như chồn, cầy, mèo rừng, tiêu diệt gặm nhấm có hại cho nông nghiệp và lâm nghiệp.
- Có giá trị văn hóa: chim cảnh, cá cảnh.
- Giống vật nuôi: gia cầm, gia súc và những động vật khác.
Hoạt động 3: Nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ đa dạng sinh học
14’
- Cho HS tham khảo thông tin SGK, trả lởi câu hỏi.
- Độ đa dạng sinh học hiện nay đang giảm sút, nguyên nhân là do đâu?
- Tình huống sư phạm: Gọi học sinh lên bảng làm bài tập, học sinh loay hoay, quay xuống dưới cầu cứu.
=> Đặt một số câu hỏi gợi ý cho học sinh tìm ra cách giải.
- Cần có những biện pháp gì để bảo vệ sự đa dạng sinh học?
- GV tiểu kết.
- Thông báo một số thông tin về đa dạng sinh học ở nước ta.
- Tham khảo thông tin SGK, thảo luận nhóm, trả lời
- Nguyên nhân:
+ Nạn phá rừng, khai thác lâm sản, du canh, khai hoang, nuôi trồng thủy sản, xây dựng các khu đô thị làm mất môi trường sống của động vật
- Săn bắt động vật trái phép, sử dụng thuốc trừ sâu, chất thải nhà máy, khai thách dầu khí, giao thông trên biển,
- Biện pháp:
+ Cấm đốt phá, khai thác rừng bừa bãi.
+ Cấm săn bắt, buôn bán động vật hoang dã.
+ Đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường.
- Ghi bài.
- Nghe, ghi nhận.
III. Nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ đa dạng sinh học:
Nguy cơ:
- Nạn phá rừng, khai thác lâm sản, du canh, khai hoang, nuôi trồng thủy sản, xây dựng các khu đô thị làm mất môi trường sống của động vật.
- Săn bắt động vật trái phép, sử dụng thuốc trừ sâu, chất thải nhà máy, khai thách dầu khí, giao thông trên biển,
Biện pháp:
- Cấm đốt phá, khai thác rừng bừa bãi.
- Cấm săn bắt ,buôn bán động vật hoang dã.
- Thuần hóa lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và độ đa dạng về loài.
- Đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường.
4. Củng cố: 1’
Đọc thông tin khung màu hồng.
5. Kiểm tra đánh giá: 4’
Trả lời câu hỏi sgk.
6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
- Học bài.
- Xem trước bài mới: “Biện pháp đấu tranh sinh học”.
7. Nhận xét tiết học: 1’
V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 64B.doc