II. Biện pháp đấu tranh sinh học:
* Những biện pháp đấu tranh sinh học:
- Sử dụng những thiên địch.
+ Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại.
VD: mèo rừng ăn chuột về ban đêm
+ Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại.
VD: ong mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám (sâu hại ngô).
- Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.
VD: dùng vi khuẩn Myoma và Calixi để gây bệnh cho thỏ.
- Gây vô sinh diệt động vật gây hại.
VD: diệt loài ruồi gây loét da ở bò làm tuyệt sản ruồi đực.
3 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh 7 tiết 65: Biện pháp đấu tranh sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 33 Ngày soạn: ..
Tiết: 65 Ngày dạy: .
Bài 59: BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC
I.Mục tiêu
1. Kiến thức
- Giải thích được mục tiêu các biện pháp đấu tranh sinh học.
- Nêu được các biện pháp đấu tranh sinh học và nêu được các ví dụ để minh hoạ cho từng biện pháp.
- Nêu được những ưu điểm và những hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học.
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, tư duy, giải thích, tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật hoang dã, vận dụng kiến thức.
II. Phương pháp
Quan sát + tìm tòi + thảo luận nhóm.
III. Thiết bị dạy học
- Tranh vẽ : H.59.1 , H.59.2
- Mô hình các ĐV là thiên địch
IV.Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: 1’
Có nhiều động vật gây hại rất lớn đối với nông nghiệp. Biện pháp đấu tranh sinh nhọc giúp tiêu diệt các động vật có hại khác gây ô nhiểm môi trường. Biện pháp đấu tranh sinh học giúp khắc phục những nhược điểm của biện pháp hoá học.
b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu các biện pháp đấu tranh sinh học
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
5’
- Biện pháp đấu tranh sinh học là gì?
- Biện pháp đấu tranh sinh học: Là sử dụng thiên địch, hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do sinh vật gây ra.
I. Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học:
Là sử dụng thiên địch, hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do sinh vật gây ra.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ưu và nhược điểm của biện pháp đấu tranh sinh học.
15’
- Cho HS đọc ð mục II. H.59.1 và H.59.2.
- Cho HS thực hiện Ñ
- Giải thích biện pháp gây hại.
- GV tiểu kết: Tóm tắt ý chính.
- Hs đọc ð SGK.
- Quan sát tranh và chú thích.
- Các nhóm thảo luận theo yêu cầu và trình bày.
- Điền vào bảng: các biện pháp đấu tranh sinh học.
- Dùng biện pháp làm con đực không sản sinh tinh trùng nên không thực hiện sự thụ tinh khi giao phối phát triển nòi giống .
II. Biện pháp đấu tranh sinh học:
* Những biện pháp đấu tranh sinh học:
- Sử dụng những thiên địch.
+ Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại.
VD: mèo rừng ăn chuột về ban đêm
+ Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại.
VD: ong mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám (sâu hại ngô).
- Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.
VD: dùng vi khuẩn Myoma và Calixi để gây bệnh cho thỏ.
- Gây vô sinh diệt động vật gây hại.
VD: diệt loài ruồi gây loét da ở bò làm tuyệt sản ruồi đực.
Hoạt động 3: Ưu điểm và những hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học:
14’
- Gọi hs đọc thông tin mục III.
- Nêu ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học?
- Nêu những hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học?
- Gv tiểu kết: tóm tắt ý chính ghi bảng .
- Tình huống sư phạm: Trong giờ học, phát hiện học sinh đang làm bài tập của môn học khác.
=> Nghiêm túc nhắc nhở học sinh: “Giờ nào việc nấy”. Chúng ta phải biết sắp xếp thời gian một cách khoa học thì việc học tập mới đạt kết quả, sắp thi học kỳ rồi đấy.
- Đọc thông tin mục III.
- Ưu điểm là tác động tức thời, hiệu quả cao, tiện sử dụng nhưng gây ô nhiễm môi trường, giá cao.
- Các loài thiên địch từ nơi khác đến không thích nghi với khí hậu và thức ăn ở địa phương nên bị giảm sút số lượng .
VD: Cóc được nhập để diệt sâu hại mía ở Haoai.
- Ghi bài
III. Ưu điểm và những hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học:
1. Ưu điểm:
- Có hiệu quả cao.
- Tiêu diệt những sinh vật có hại.
- Có nhiều ưu điểm hơn thuốc trừ sâu.
- Không gây ô nhiễm môi trường.
- Giá thành thấp.
2. Những hạn chế:
- Nhiều loài thiên địch được di nhập giảm số lượng.
- Thiên địch chỉ kìm hãm sự phát triển sâu hại.
- Tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển.
- Một loài thiên địch vừa có lợi vừa có hại.
4. Củng cố: 1’
Gọi học sinh đọc nội dung kết bài.
5. Kiểm tra đánh giá: 4’
- Nêu những biện pháp đấu tranh sinh học?
Sử dụng thiên địch, gây bệnh truyền nhiễm, gây vô sinh ở sâu hại.
- Trình bày những ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học.
Ưu: hiện quả cao, không gây ô nhiễm môi trường
Hạn chế: Thiên địch du nhập phát triển kém, làm cái sâu hại khác phát triển)
- Hoàn thành nội dung bảng sau:
TT
Tên SV gây hại
Tên thiên địch
1
- Sâu bọ, cua, ốc mang vật chủ trung gian
- Gia cầm
2
- Ấu trúng sâu bọ
- Cá cờ
3
- Sâu bọ
- Cóc, chim sẽ, thằn lằn
4
- Chuột
- Mèo, rằn, diều hâu, cú vọ
6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
- Trả lời các câu hỏi trong SGK , học bài và xem bài mới.
- Chuẩn bị bài 60 “ Động vật quí hiếm”.
7. Nhận xét tiết học: 1’
V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 65B.doc