Ruột khoang có khoảng 10 nghìn loài, Đa số sống ở biển như sứa. hải quỳ, san hô.
I. Sứa
- Cơ thể hình dù.
- Miệng ở dưới và có nhiều tua miệng.
- Bơi lội bằng co bóp dù.
- Bắt mồi bằng tua miệng.
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh 7 tiết 9: Đa dạng ngành ruột khoang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 05 Ngày soạn: .
Tiết: 09 Ngày dạy: .
Bài 9 ĐA DẠNG NGÀNH RUỘT KHOANG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
HS chỉ rõ đuợc sự đa dạng của ngành ruột khoang đuợc thể hiện ở cấu tạo cơ thể, lối sống tổ chức cơ thể, di chuyển.
2. Kỹ năng
Rèn kỹ năng quan sát , so sánh, phân tích, hoạt động nhóm.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
II. Phương pháp
Quan sát, vấn đáp, thuyết trình.
III. Thiết bị dạy học
Tranh H9.1,2,3, bảng phụ.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra: 15’
NỘI DUNG ĐỀ
Câu 1: (2,0 điểm)
Kể tên các đại diện của ngành động vật nguyên sinh mà em đã học.
Câu 2: (3,0 điểm)
Trình bày đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh.
Câu 3: (3,0 điểm)
Trình bày hình dạng ngoài và di chuyển của thủy tức
Câu 4: (2,0 điểm)
Để phòng bệnh sốt xuất huyết em làm những việc gì?
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Nội dung
Điểm
1
(2,0 điểm)
Trùng roi, trùng giày, trùng biến hình, trùng kiết lị, trùng sốt rét.
Đúng mỗi đại diện đạt 0,4 điểm
2
(3,0 điểm)
- Cơ thể có kích thước hiển vi chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.
0,75 điểm
- Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng
0,75 điểm
- Di chuyển bằng chân giả, roi, lông bơi, tiêu giảm
0,75 điểm
- Sinh sản: vô tính, phân đôi hoặc phân nhiều.
0,75 điểm
3
(3,0 điểm)
- Hình dạng ngoài: hình trụ dài, phần trên là lỗ miệng, phần dưới là đế, xung quanh miệng có tua miệng. Cơ thể có đối xứng tỏa tròn
1,5 điểm
- Di chuyển: kiểu sâu đo, lộn đầu, di chuyển theo hướng từ phải sang trái.
1,5 điểm
4
(2,0 điểm)
- Diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy: đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng, bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông, .
1,0 điểm
- Phòng chống muỗi đốt: mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn/mùng, giăng mùng kể cả ban ngày, dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi, ..
1,0 điểm
3. Nội dung
a. Giới thiệu bài mới: 1’
Ngành ruột khoang phần lớn các loài sống ở biển: sứa, san hô sự đa dạng thể hiện ở cấu tạo lối sống, tổ chức cơ thể như thế nào? Ta cùng tìm hiệu bài “Đa dạng của ngành ruột khoang”.
b. Phát triển bài
Hoạt động 1: Cấu tạo cơ thể của sứa, cách di chuyển:
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
7’
- Gv treo tranh H.9.1 YC HS qs, đọc thông tin trả lời câu hỏi:
- Sứa có đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống bơi lội như thế nào?
- YC HS hoàn thiện bảng 1 bàng cách đánh dấu.
- GV treo bảng phụ hs lên làm HS khác nhận xét bổ sung GV nhận xét.
- YC HS rút ra kết luận.
- Hs qs tranh đọc thông tin trả lời. YC nêu được:
- Cơ thể hình dù, miệng ở dưới, di chuyển bằng co bóp dù.
- HS hoàn thiện báng.
- HS lên sữa bài tập hs khác nhận xét bổ sung.
- Kết luận
Ruột khoang có khoảng 10 nghìn loài, Đa số sống ở biển như sứa. hải quỳ, san hô.
I. Sứa
- Cơ thể hình dù.
- Miệng ở dưới và có nhiều tua miệng.
- Bơi lội bằng co bóp dù.
- Bắt mồi bằng tua miệng.
Bảng 1. So sánh đặc điểm của sứa với thủy túc
Đặc điểm
Đại diện
Hình dạng
Miệng
Đối xứng
Tế bào tự vệ
Khả năng di chuyển
Hình trụ
Hình dù
Ở trên
Ở dưới
Không đối xứng
Tỏa tròn
Không
Có
Bằng tua miệng
Bằng dù
Sứa
√
√
√
√
√
Thủy tức
√
√
√
√
√
Hoạt động 2: Cấu tạo của hải quì
7’
- Treo tranh H .9.2, YC HS quan sát đọc thong tin và trả lời.
- Trình bày cấu tạo hải quỳ?
- Gọi HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung ,kết luận.
- GV nhận xét.
- Tình huống sư phạm: Trong giờ học, một nhóm học sinh mất trật tự.
=> Tạm ngừng bài giảng, nghiêm nét mặt, hướng mắt về phía có HS mất trật tự, đợi lớp trật tự rồi tiếp tục giảng.
- HS QS tranh đọc thông tin trả lời:
- YC nêu được: cơ thể hình trụ, miệng ở trên có ty\ua miệng, có đế bám, không có bộ xương đá vôi.
- HS trả lời hs khác nhận xét bổ sung.
- Kết luận.
II. Hải quỳ
- Cơ thể hình trụ.
- MiỆng có nhiều tua miệng.
- Cơ thể có màu sắc rực rỡ như cánh hoa.
- Sống bám vào bờ đá ở biển.
- Ăn động vật nhỏ.
Hoạt động 3: Cấu tạo san hô
7’
- Treo tranh 9.3, YC HS QS đọc thông tin trả lời.
- San hô có cấu tạo như thế nào?
- Treo bàng 2, YC HS hoàn thiện bảng.
- Sự khác nhau giữa thủy tữ và san hô trong sinh sản vô tính mộc chồi?
- Qua cấu tạo của sứa, hải quỳ và san hô,thủy tức em có nhận xét gì về sự đa dạng của ruột khoang.
- Gọi HS rút ra kết luận.
- HS QS tranh đọc thông tin và trả lời.
- Cơ thể hình trụ sống thành tập đoàn, hình thành cây, có bộ xương chung.
- Hs hoàn thiện bảng 2
- San hô: cá thể mới không tách khỏi cơ thể mẹ, thủy tức cá thể mới tách rời cơ thể mẹ.
- Đa dạng về cấu tạo lối sống và di chuyển
- Kết luận.
III. San hô
- Cơ thể hình trụ, sống cố định.
- Sinh sản theo lối mọc chồi, cá thể con không tách khỏi cơ thể mẹ, tạo thành tập đoàn san hô.
Bảng 2. So sánh san hô với sứa
Đặc điểm
Đại diện
Kiểu tổ chức cơ thể
Lối sống
Dinh dưỡng
Các cá thể liên thông
Đơn độc
Tập đoàn
Bơi lội
Sống bám
Tự dưỡng
Dị dưỡng
Có
Không
Sứa
√
√
√
√
San hô
√
√
√
√
4. Cũng cố: 1’
Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ cuối bài.
5. Kiểm tra đánh giá: 5’
Liên hệ thực tế: cành san hô thường dùng trang trí là bộ phận nào của cơ thể chúng?
Cái dùng để trang trí đó là phần "xương " của con xan hô...Giống như xương của ta vậy, nhưng quá trình hóa đá của nó (vôi hóa) sâu hơn, đến độ nó thành phần xương chết luôn..
6. Nhận xét tiết học: 1’
- Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài.
- Đọc trước bài 10.
- Kẻ bảng và hoàn thiện bảng.
7. Nhận xét tiết học: 1’
V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9B - 15.doc