Giáo án môn Sinh học 8 - Kì I - Bài 10: Hoạt động của cơ

1. Ổn định lớp: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 6’

- Trình bày cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ ?

- Nêu tính chất của cơ ?

3. Nội dung bài mới

a. Giới thiệu: 1’

Ý nghĩa của sự co cơ là gì? Cần làm gì để hoạt động co cơ có hiệu quả?

 

doc4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì I - Bài 10: Hoạt động của cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 05 Ngày soạn: . Tiết: 10 Ngày dạy: .. Bài 10 HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Chứng minh được cơ sinh ra công. Công của cơ được sử dụng vào lao động và di chuyển. - Trình bày được nguyên nhân của sự mỏi cơ và nêu được các biện pháp chóng mỏi cơ. - Nêu được ích lợi của sự luyện tập cơ, từ đó mà vận dụng vào đời sống, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và lao động vừa sức. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng thực hành, tính toán, vận dụng kiến thức. - Hs biết cách bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người , tin vào khoa học hơn. 3. Thái độ Hiểu được lới ích của sự luyện tập cơ, từ đó vận dụng vào đời sống. II. Phương pháp Đàm thoại + thí nghiệm + quan sát +thảo luận nhóm. II. Thiết bị dạy học - Bảng phụ. - Máy ghi công của cơ (nếu có). IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 6’ - Trình bày cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ ? - Nêu tính chất của cơ ? 3. Nội dung bài mới a. Giới thiệu: 1’ Ý nghĩa của sự co cơ là gì? Cần làm gì để hoạt động co cơ có hiệu quả? b. Phát triển: Hoạt động 1: Công cơ TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 10’ - Yêu cầu HS thực hiện Ñ SGK. -Yêu cầu HS đọc SGK và GV tóm tắt thông tin. - Cơ co có tác dụng gì? - Hoạt động co cơ chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? - Tthông tin công thức và cách tính công cơ, đơn vị. - Kết luận. - 1. Co, 2. Lực đẩy, 3. Lực kéo. - Đọc SGK và nghe. - Cơ co tạo ra một lực để sinh công. - Các yếu tố: + Trạng thái thần kinh. +Nhịp độ lao động. + Khối lượng vật di chuyển. - Ghi nhận. - Ghi bài. I. Công cơ - Khi cơ co tạo ra một lực để sinh công. - Hoạt động co cơ chịu ảnh hưởng của: + Trạng thái thần kinh. + Nhịp độ lao động. + Khối lượng vật di chuyển. Hoạt động 2: Sự mỏi cơ 15’ -Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm trên máy ghi công đơn giản, hướng dẫn các em tính và ghi kết quả vào bảng 10 SGK. - Qua kết quả trên, em hãy cho biết với khối lượng như thế nào thì công cơ sản ra lượng lớn nhất? - Khi ngón tay trỏ kéo rồi thả quả cân nhiều lần, có nhận xét gì về biên độ co cơ trong quá trình thí nghiệm kéo dài? - Khi chạy 1 đoạn đường dài, em có cảm giác gì? Vì sao như vậy? - Hiện tượng biên độ co cơ giảm dần khi làm việc quá sức có thể đặc tên là gì? - Kết luận. - Yêu cầu HS đọc SGK. - Nêu nguyên nhân của sự mỏi cơ? - Nhận xét và giải thích thêm về nguyên nhân của sự mỏi cơ. * Nguồn năng lượng cung cấp cho sự co cơ từ sự oxi hóa chất dinh dưỡng do máu mang đến. Quá trình co cơ sẽ sản sinh nhiệt và chất thải là khí cacbonic. Nếu lượng oxi cung cấp không đủ; sản phẩm tạo ra của sự oxi hóa không chí có năng lượng, nhiệt, khí cacbnic; mà còn có sản phẩm trung gian là axit lactic. Thiếu oxi cùng với sự tích tụ axit lactic trong cơ gây đầu độc và làm cơ mỏi. Năng lượng cung cấp không đầy đủ cũng là một trong những những nguyên nhân mỏi cơ. - Kết luận. - Khi mỏi cơ cần làm gì để cơ hết mỏi? - Trong lao động, cần có những biện pháp nào để cho cơ lâu mỏi và có năng suất lao động cao? - Kết luận. - Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm và hoàn chỉnh bảng 10 SGK. - Khối lượng phù hợp thì công cơ sản ra lớn. - Nếu ngón trỏ kéo rồi thả nhiều lần thì biên độ co cơ giảm. - Khi chạy 1 đoạn đường dài tốc độ chạy càng về sau càng giảm, em có cảm giác mỏi. Vì cơ thể không cung cấp đủ oxi năng lượng, nên tích tụ axit lactic gây mỏi cơ. - Sự mỏi cơ. - Ghi bài. - Đọc thông tin mục SGK. - Nguyên nhân: + Sự oxi hóa các chất dinh dưỡng tạo ra năng lượng cung cấp cho cơ co. + Làm việc quá sức kéo dài. + Do cơ thể cung cấp oxi không đủ. - Chú ý nghe, ghi bài. - Ghi bài. - Nghỉ ngơi và xoa bóp để máu đưa tới nhiều oxi, thải nhanh axit lactic ra ngoài. - Để lao động có năng suất cao cần làm việc nhịp nhàng, vừa sức tức là đảm bảo khối lượng và nhịp co cơ thích hợp. Ngoài ra, cũng cần có tinh thần thoải mái, vui vẻ. - Ghi bài. II. Sự mỏi cơ Mỏi cơ là hiện tượng cơ làm việc nặng và lâu làm biên độ co cơ giảm và ngừng. 1. Nguyên nhân của sự mỏi cơ Do cơ thể không được cung cấp đủ ôxi nên axit latic bị tích tụ gây đầu độc cơ làm mỏi cơ. 2. Biện pháp chống mỏi cơ: - Khi mỏi cơ cần được nghỉ ngơi. - Thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thông nhanh. - Làm việc nhịp nhàng vừa sức. - Rèn luyện thân thể thông qua lao động thể dục và thể thao. Bảng 10. Kết quả thực nghiệm về biên độ co cơ ngón tay Khối lượng quả cân (g) 100 200 300 400 800 Biên độ co cơ ngón tay (cm) 7 6 3 1,5 0 Công co cơ ngón tay (g/cm) 700 1200 900 600 0 Hoạt động 3: Thường xuyên luyện tập để rèn luyện cơ 5’ - Khả năng co cơ phụ thuộc vào những yếu tố nào? - Những hoạt động nào được coi là sự luyện tập cơ? - Luyện tập thường xuyên có tác dụng như thế nào đến các hệ cơ quan trong cơ thể và dẫn tới kết quả gì đối với hệ cơ? - Nên có phương pháp luyện tập như thế nào để có kết quả tốt nhất? - Thường xuyên luyện tập để rèn luyện cơ có tác dụng gì? - Kết luận. - Phụ thuộc các yếu tố: thần kinh, thể tích của cơ, lực co, khả năng làm việc của cơ. - Thể dục, thể thao và lao động phù hợp với sức lực. - Giúp tăng thể tích cơ, tăng lực co cơ, tăng độ dẻo dai. - Mọi người cần có chế độ luyện tập cơ hằng ngày 1 cách đều đặn. - Tinh thần sản khoái, bắp cơ lớn, khả năng co cơ mạnh hơn,lực co cơ mạnh và tăng tính dẻo dai, bền bỉ cho cơ. - Ghi bài. III. Thường xuyên luyện tập để rèn luyện cơ - Thần kinh: tinh thần sản khoái. - Thể tích của cơ: bắp cơ lớn, khả năng co cơ mạnh hơn. - Lực co cơ mạnh và tăng tính dẻo dai, bền bỉ cho cơ. 4. Củng cố: 1’ Gọi học sinh đọc khung kết luận của bài. 5. Kiểm tra đánh giá: 4’ * Công thức tính công: A = F. s Trong đó: A (J): công của cơ (jun; 1jun = 1Nm ) F (N): lực tác dụng (khối lượng vật = 1kg →F = 10 Niu tơn) s (m): quảng đường Ví dụ: An có quả cân nặng 130g. Để tìm công co của cơ ngón tay là bao nhiêu thì bạn móc quả cân vào 1 lò xo và để nằm ngang trên bàn (lò xo không dãn). Sau đó An dùng ngón tay kéo lò xo đi được 8cm. Hỏi công sinh ra do bạn An tác động là bao nhiêu ? Khối lượng quả cân (g): m = 130g →F = 1,3 Biên độ co cơ ngón tay (cm): s = 8cm = 0,08m Công co cơ ngón tay : A = F . s = 1,3 . 0,08 = 0,104( jun) 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ - Học bài. - Đọc mục: “Em có biết” - Xem trước bài 11: “Tiến hóa của hệ vận động. Vệ sinh hệ vận động”. 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10C.doc
Tài liệu liên quan