1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Nội dung bài mới:
a. Giới thiệu: 1’
Máu có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Do vậy khi bị thương mất máu ta phỉa làm gì nhành chóng để ngăn chặn sự chảy máu?
3 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 841 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì I - Bài 12: Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 06 Ngày soạn: .
Tiết: 12 Ngày dạy: ...
Bài 12 THỰC HÀNH:
TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS biết cách sơ cứu khi gặp người bị gãy xương.
- Biết băng cố định xương cẳng tay bị gãy.
2. Kỹ năng
Rèn kĩ năng băng bó vết thương, biết cách sơ cứu khi gặp người gãy xương.
3. Thái độ
Hs biết cách bảo vệ sức khỏe bản thân và mọi người.
II. Phương pháp
Đàm thoại + thực hành + hoạt động nhóm.
III. Thiết bị dạy học
-Tranh phóng to H12. 1 – 4 SGK
- Chuẩn bị theo nhóm HS như hướng dẫn trong SGK.
IV. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Nội dung bài mới:
a. Giới thiệu: 1’
Máu có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Do vậy khi bị thương mất máu ta phỉa làm gì nhành chóng để ngăn chặn sự chảy máu?
b. Phát triển
Hoạt động 1: Nguyên nhân
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10’
- Yêu cầu các nhóm trao đổi 4 câu hỏi ở phần hoạt động.
*Tóm tắt về nguyên nhân dẫn tới gãy xương: sự biến đổi tỉ lệ cốt giao và chất vô cơ của xương theo lứa tuổi. Những điều cần chú ý khi tham gia giao thông và giới thiệu các thao tác sơ cứu, băng bó cho người gãy xương.
- Dùng tranh vẽ để giới thiệu phương pháp sơ cứu và phương pháp băng bó cố định.
+ Lưu ý: sau khi băng bó sơ cứu xong nhất thiết phái chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để thầy thuốc chữa trị.
- Vì sao nói khả năng gãy xương liên quan đến lứa tuổi ?
- Các nhóm trao đổi 4 câu hỏi ở phần hoạt động.
- Nghe.
- Quan sát tranh.
- Tuổi càng cao, nguy cơ gãy xương càng tăng vì tỉ lệ chất cốt giao (đảm bảo tính đàn hồi) và chất vô cơ (đảm bảo tính rắn chắc) thay đổi theo hướng tăng dần chất vô cơ. Tuy vậy trẻ em cũng rất hay bị gãy xương do...
1. Nguyên nhân
- Gãy xương do nhiều nguyên nhân (chủ yếu do va chạm mạnh tác động vào xương).
- Khi bị gãy xương phải sơ cứu:
+ Đặt nạn nhân nằm yên tại chỗ.
+ Dùng gạc hay khăn sạch nhẹ nhàng lau sạch vết thương.
+ Không được nắn bóp bừa bãi.
+ Tiến hành sơ cứu.
Hoạt động 2: Phương pháp sơ cứu
10’
- Hướng dẫn các nhóm cách tiến hành các thao tác sơ cứu.
- Khi gặp người gãy xương cần sơ cứu như thế nào?
- Các nhóm nghe ghi nhận các thao tác sơ cứu.
- Phát biểu
2. Phương pháp sơ cứu cho người gãy xương cẳng tay
- Bước 1: Đặt 2 nẹp gỗ (hay tre) vào chỗ xương gãy.
- Bước 2: Lót trong nẹp bằng gạc (hay vải mềm) gấp dày ở các chỗ đầu xương.
- Bước 3: Buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy.
Hoạt động 3: Băng bó cố định
14’
- Hướng dẫn các nhóm cách tiến hành các thao tác sơ cứu.
- Theo dõi, kiểm tra và uốn nắn các nhóm.
- Nhận xét giờ thực hành.
- Khi ra chơi 20 phút không được xô đẩy, tập thể dục nghiêm túc, chạy xe không được chạy gần xe tải, chạy hàng 2 hàng 3,
- Để bảo vệ xương khi tham gia giao thông, em cần chú ý đến điểm gì ?
- Gặp người bị tai nạn giao thông chúng ta có nên nắn chỗ xương gãy không ? Vì sao ?
- Các các nhóm cách tiến hành các thao tác sơ cứu.
- Rút kinh nghiệm cho giờ thực hành sau.
- Liên hệ thức tế và tình huống chuyên môn: các em làm gì để hạ chế gãy xương tay và xương châm?
- Thực hiện đúng luật giao thông.
- Không, vì có thể làm cho đầu xương gãy đụng chạm vào mạch máu và dây thần kinh, có thể làm rách cơ và da.
3. Băng bó cố định
- Sau khi đã buộc định vị dùng băng y tế hoặc băng vải băng bó cho người bị thương với xương cẳng tay từ trong ra cổ tay làm dây đeo vào cổ.
- Với xương chân nếu chỗ gãy là xương đùi thì phải dùng nẹp dài bằng chiều dài từ xương sườn đến gót chân và buộc cố định ở phần thân đảm bảo cho chân bị gãy không cử động được.
4.Củng cố: 2’
Các nhóm thu dọn vệ sinh chỗ làm thực hành.
5. Kiểm tra đánh giá: 3’
Cần làm gì khi tham gia giao thông, lao động, vui chơi tránh cho mình và người khác bị gãy xương?
6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
- Các nhóm viết bản tường trình tiết sau nộp (các thao tác sơ cứu và băng bó khi gặp người gãy xương)
- Xem trước bài 13: “ Máu và môi trường trong cơ thể”.
7. Nhận xét tiết học: 1’
V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12C.doc