Giáo án môn Sinh học 8 - Kì I - Bài 14: Bạch cầu – miễn dịch

1. Ổn định lớp:1’

2. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Chức năng của huyết tương và hồng cầu?

- Môi trường trong cơ thể gồm những thành phần nào? Môi trường trong có vai trò gì?

3. Nội dung bài mới

a. Giới thiệu: 1’

 Khi em bị vết thương ở tay, tay sưng tấy và đau vài ngày rồi khỏi, trong nách có hạch. Hoặc nếu chân dẫm phải gai, chân có thể sưng đau một thời gian rồi cũng khỏi. Vậy do đâu mà tay,chân khỏi đau? Hạch trong nách là gì? Đó là nội dung mà bài hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu.

 

doc5 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 660 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì I - Bài 14: Bạch cầu – miễn dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 07 Ngày soạn: .. Tiết: 14 Ngày dạy: ... Bài 14 BẠCH CẦU – MIỄN DỊCH I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày đựơc ba hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm. - Trình bày được khái niệm miễn dịch. - Phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo. 2. Kĩ năng Rèn kỹ năng quan sát, nghiên cứu thông tin, họat động nhóm, vận dung kiến thức. 3. Thái độ Giáo dục ý thức bảo vệ, rèn luyện cơ thể, có ý thức tiêm phòng miễn dịch. II. Phương pháp Thuyết trình + gợi mở + quan sát + hoạt động nhóm. II. Thiết bị dạy học Tranh phóng to hình 14.1-14.4 IV.Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp:1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Chức năng của huyết tương và hồng cầu? - Môi trường trong cơ thể gồm những thành phần nào? Môi trường trong có vai trò gì? 3. Nội dung bài mới a. Giới thiệu: 1’ Khi em bị vết thương ở tay, tay sưng tấy và đau vài ngày rồi khỏi, trong nách có hạch. Hoặc nếu chân dẫm phải gai, chân có thể sưng đau một thời gian rồi cũng khỏi. Vậy do đâu mà tay,chân khỏi đau? Hạch trong nách là gì? Đó là nội dung mà bài hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu. b. Phát triển Hoạt động1: Tìm hiểu hoạt động chủ yếu của bạch cầu TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 20’ - Nêu đặc điểm của bạch cầu? - Cấu tạo một bạch cầu + Bạch cầu là tế bào có nhân, kích thước lớn hơn rất nhiều so với hồng cầu không có hình dạng nhất định. + Gồm có 5 loại: bạch cầu limpho, bạch cầu mô nô (đại thực bào), bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa axit, bạch cầu ưa kiềm. - Giới thiệu hình ảnh tế bào bạch cầu, tế bào lympho, tế bào mono. - Thế nào là kháng nguyên là gì? Kháng thể? - Sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế nào? - Giới thiệu cơ chế chìa khóa và ổ khóa. - Khi vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào cơ thể sẽ gặp các hoạt động chủ yếu nào của bạch cầu? - Yêu cầu HS tham khảo SGK, quan sát hình 14.1,3, 4, thảo luận nhóm theo hệ thống. - Sự thực bào là gì? Những loại bạch cầu nào tham gia thực hiện thực bào? - Giới thiệu sơ đồ: + Hoạt động thực bào. + Tiết kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên. + Tế bào T phá hủy tế bào cơ thể đã bị nhiễm bệnh. - Hãy mô tả lại các hàng rào phòng thủ mà bạch cầu đã tạo nên để bảo vệ cơ thể? - Lưu ý : bạch cầu ưa axit và ưa kiềm cũng tham gia vào vô hiệu hoá vi khuẩn, virut nhưng với mức độ ít hơn. - Đặc điểm của bạch cầu : trong suốt, có kích thước lớn, có nhân. - Ghi nhận. - Quan sát. - + Kháng nguyên: Là những phân tử ngoại lai kích thích cơ thể tiết ra kháng thể. + Kháng thể : Là những phân tử prôtê in do cơ thể tiết ra chống lại kháng nguyên. - Tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa. - Ghi nhận - Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu : + Sự thực bào + Hoạt động của tế bào B + Hoạt động của tế bào T - Tham khảo SGK, quan sát hình14.1,3,4 thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. - Sự thực bào là hoạt động bảo vệ cơ thể của bạch cầu khi các sinh vật xâm nhập vào một mô nào đó của cơ thể. - Chú ý. - + Bạch cầu trung tính và đại thực bào (phát triển từ bạch cầu mônô) hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hoá vi khuẩn. + Tế bào Limphô B (tế bào B): tiết kháng thể để vô hiệu hoá các vi khuẩn. + Tế bào Limphô T (tế bào T): phá hủy tế bào cơ thể đã bị nhiễm vi khuẩn. - Nghe giảng. I. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu 1. Cấu trúc kháng nguyên, kháng thể. - Kháng nguyên: là những phân tử ngoại lai kích thích cơ thể tiết ra kháng thể. - Kháng thể: là những phân tử prôtêin do tế bào limphô B tạo ra để chống lại kháng nguyên xâm nhập. - Tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa. 2. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu - Bạch cầu trung tính và đại thực bào hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hoá vi khuẩn. - Tế bào Limphô B: tiết kháng thể để vô hiệu hoá các vi khuẩn. - Tế bào Limphô T: phá hủy các tế bào của cơ thể đã bị nhiễm vi khuẩn. Hoạt động 2: Miễn dịch 12’ - Dịch đau mắt đỏ có một số người mắt bệnh, nhiều người không mắc bệnh. Những người không mắc bệnh đó có khả năng miễn dịch với bệnh này. - Vậy miễn dịch là gì ? - Hãy kể tên những bệnh mà con người không bị mắc phải? - Sau khi bị sởi, thủy đậu 1 lần con người có mắc bệnh này nữa không? - Việc tiêm phòng một số bệnh như: bại liệt, uốn ván, viêm gan B, lao là để làm gì? - Có mấy loại miễn dịch? - Sự khác nhau giữa miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo ? - Nếu như cơ thể không có khả năng miễn dịch với một số bệnh chúng ta cần phải làm gì? - Nếu không tiêm văcxin thì chúng ta sẽ như thế nào? - Thông tin về vacxin: Văc xin là loại thuốc phòng bệnh (được điều chế từ các vi sinh vật gây bệnh). Khi tiêm vào cơ thể sẽ có tác dụng hình thành phản ứng miễn dịch ; giúp cơ thể phản ứng kịp thời khi bị vi sinh vật xâm nhập để bảo vệ cơ thể. - Hiện nay người ta thường tiêm cho trẻ em những loại văcxin nào? Hiệu quả ra sao? - Cơ sở khoa học của tiêm vắc xin là: + Đưa các vi khuẩn, virút đã được làm yếu vào cơ thể để hình thành phản ứng miễm dịch, giúp cơ thể phản ứng kịp thời khi vi sinh vật đó xâm nhập, để bảo vệ cơ thể. + Yêu cầu các bậc cha mẹ cho con đi tiêm phòng, và đảm bảo số lần tiêm nhắc lại. + Người lớn trước khi tiêm phòng cần xét nghiệm mầm bệnh, nếu đã có bệnh thì không tiêm phòng được - Ghi nhận. - Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó dù sống ở môi trường có vi khuẩn gây bệnh. - Toi gà, lở mồm long móng-> Miễn dịch bẩm sinh. - Khi bị sởi, thủy đậu 1 lần con người sẽ không mắc bệnh này nữa -> miễn dịch tập nhiễm. - Để tạo cho cơ thể có khả năng miễn dịch với các bệnh đó -> Miễn dịch nhân tạo. - Có 2 loại miễn dịch : + Miễn dịch tự nhiên. + Miễn dịch nhân tạo. - +Miễn dịch tự nhiên: Có được một cách ngẫu nhiên, bị động từ khi cơ thể mới sinh ra hay khi cơ thể đã nhiễm bệnh. + Miễn dịch nhân tạo: có được một cách không ngẫu nhiên, chủ động, khi cơ thể chưa bị nhiễm bệnh. - Tiêm phòng là cách tốt nhất để tự bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lây nhiễm. - Cơ thể chúng ta sẽ mắc bệnh truyền nhiễm. - Ghi nhận. - Chương trình tiêm chủng mở rộng của Quốc gia: Áp dụng cho trẻ em từ 0- 9 tháng tuổi, được tiêm vắc xin miễn phí các bệnh: viêm gan B, lao, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi. Trẻ đã được tiêm phòng thì không mắc bệnh. - Ghi nhận. (+ Miễn dịch chủ động (do con người tiêm phòng) + Miễn dịch bị động (do con người tạo cho động vật (ngựa), sau đó lấy huyết thanh của chúng tiêm cho người bệnh) II. Miễn dịch  * Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một loại bệnh nào đó. * Có 2 loại miễn dịch : - Miễn dịch tự nhiên: có được một cách ngẫu nhiên, bị động, bao gồm + Miễn dịch bẩm sinh (mới sinh ra đã có): bệnh lở mồm long móng của trâu, bò, + Miễn dịch tập nhiễm (sau khi mắc bệnh, cơ thể không có khả năng mắc lại bệnh đó): thủy đậu, ... - Miễn dịch nhân tạo: có được không ngẫu nhiên, chủ động, khi cơ thể chưa bị nhiễm bệnh, bao gồm: + Miễn dịch chủ động: bệnh bại liệt, + Miễn dịch bị động: bệnh lao, ... Triệu chứng bệnh đậu mùa + Sốt cao 400C, đau đầu, mệt lử như kiệt sức, đau lưng nặng, đau bụng và nôn. + Ban xuất hiện theo thứ tự từ mặt, thân đến chân tay. Ban tiến triển thứ tự theo giai đoạn: dát, sần, mụn nước, mụn mủ, đóng vẩy và tróc vẩy để lại sẹo. Tổn thương của các nốt ban trên toàn thân cùng tuổi. Triệu chứng bệnh thủy đậu - Khi khởi phát, người bệnh có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, một số trường hợp nhất là trẻ em có thể không có triệu chứng báo động - Sau đó cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ”. Đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12 - 24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước. Trong trường hợp bình thường những mụn nước này khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4 - 5 ngày. Ở trẻ em, thủy đậu thường kéo dài khoảng 5 - 10 ngày dẫn đến việc phải nghỉ học hoặc nghỉ đến nơi giữ trẻ. Triệu chứng bệnh quai bị - Khi mới nhiễm virut quai bị bệnh nhân thấy khó chịu, sợ gió, nhức đầu, đau trước tai, khó nhai (xuất hiện khoảng 1-2 ngày) - Bệnh nhân bị sốt cao 39 - 40 độ C trong 3-4 ngày, chảy nước bọt. - Một bên má (Tuyến mai tai) bắt đầu sưng to, sau 1 hoặc vài ngày lan sang bên kia. - Chỗ sưng đau không tấy đỏ, da bóng lên, ấn không lún, không hóa mủ, họng hơi đỏ, lỗ ống Stenon hơi sưng tấy lên. Bệnh uốn ván.  - Nha bào uốn ván có ở khắp mọi nơi, đặc biệt là trong đất cát và không bị tiêu diệt dù đun sôi trong thời gian dài. Khi ta bị tại nạn trong lúc lao động hoặc tập thể dục thể thao, nha bào uốn ván sẽ xâm nhập vào vết thương hở và nếu có điều kiện thuận lợi chúng sẽ phát triển thành bệnh.  - Thời kỳ ủ bệnh, là thời gian từ lúc bị thương đến lúc xuất hiện triệu chứng đầu tiên, trung bình từ 7 đến 14 ngày, ngắn nhất là 48 đến 72 giờ. Thời kỳ khởi phát : là thời gian từ lúc có triệu chứng đầu tiên đến lúc xuất hiện dấu hiệu co thắt hay co giật, trung bình từ 2 đến 5 ngày. Nếu thời kỳ ủ bệnh và thời kỳ khởi phát càng ngắn thì bệnh càng nặng. 4. Củng cố: 1’ Gọi học sinh đọc khung kết luận của bài. 5. Kiểm tra đánh giá: 3’ Tại sao phải tiêm chủng (tiêm phòng)? - Tiêm phòng là một trong những cách tốt nhất để tự bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lây nhiễm. - Bằng cách kích thích sức đề kháng tự nhiên của cơ thể đối với bệnh (nhờ đó tạo ra miễn dịch vaccin là tuyến bảo vệ đầu tiên chống lại các bệnh như bại liệt, sởi, quai bị, bạch hầu và ho gà). 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ - Học bài, trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục “ Em có biết” - Xem bài 15. 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc14C.doc
Tài liệu liên quan