1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể?
- Miễn dịch là gì? Phân biệt miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo?
3. Nội dung bài mới
a. Giới thiệu: 1’
Máu gồm những thành phần nào? Vai trò của huyết tương, hồng cầu, bạch cầu. Vậy tiểu cầu có vai trò gì?
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 611 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì I - Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 08 Ngày soạn: .....................................
Tiết: 15 Ngày dạy: ......................................
Bài 15: ĐÔNG MÁU VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm đông máu, ý nghĩa của sự đông máu, ứng dụng.
- HS trình bày được cơ chế truyền máu và vai trò của nó trong bảo vệ cơ thể.
- Trình bày được nguyên tắc truyền máu và cơ sở khoa học.
2. Kĩ năng
Rèn kỹ năng quan sát, vận dụng kiến thức, hoạt động nhóm.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ thể, biết cách xử lí khi bị chảy máu.
II. Phương pháp
Gợi mở + quan sát + hoạt động nhóm.
III. Thiết bị dạy học
- Sơ đồ phóng to trang 48,49 SGK.
- Hình phóng to h15 SGK.
IV.Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể?
- Miễn dịch là gì? Phân biệt miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo?
3. Nội dung bài mới
a. Giới thiệu: 1’
Máu gồm những thành phần nào? Vai trò của huyết tương, hồng cầu, bạch cầu. Vậy tiểu cầu có vai trò gì?
b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Đông máu
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
15’
- Yêu cầu HS tham khảo SGK, thảo luận nhóm.
- Khi nào hiện tượng đông máu xảy ra?
- Sự đông máu có ý nghĩa gì đối với sự sống của cơ thể?
- Thế nào là hiện tượng đông máu?
- Sự đông máu liên quan đến yếu tố nào của máu?
- Yêu cầu HS vẽ cơ chế của hiện tượng đông máu.
- Nhận xét, giải thích.
- Máu không chảy ra nữa do đâu?
- Tiểu cầu có vai trò gì trong quá trình đông máu?
- Nhận xét, kết luận.
- Hãy giải thích vì sao máu chảy trong mạch không bao giờ đông nhưng máu ra khỏi mạch thì bị đông ngay ?
- Tham khảo SGK, thảo luận nhóm
- Khi bị vết trầy sướt hay vết đứt trên cơ thể.
- Đông máu là cơ chế tự bảo vệ giúp cơ thể chống mất máu khi bị thương.
- Hiện tượng đông máu là máu không ở thể lỏng mà vón thành cục.
- Liên quan đến tiểu cầu là chủ yếu.
- Vẽ cơ chế.
- Ghi nhận.
- Nhờ các búi tơ máu ôm giữ các tế bào máu => tạo khối máu đông bịt kín vết thương.
- Vai trò tiểu cầu:
+ Bám vào vết rách và bám vào nhau à nút tiểu cầu bịt tạm vết rách.
+ Giải phóng chất giúp à búi tơ máu à khối máu đông.
- Ghi bài.
- Máu chảy trong mạch không đông là do:
- Tiểu cầu khi vận chuyển trong mạch va chạm vào thành mạch nhưng không vỡ nhờ thành mạch được cấu tạo trơn nhẵn nên không giải phóng Enzim để tạo thành sợi tơ máu.
I. Đông máu
- Đông máu là hiện tượng máu lỏng chảy ra khỏi mạch máu tạo thành khối máu đông bịt kín vết thương.
- Cơ chế đông máu:
+ Tiểu cầu va chạm vào vết rách trên thành mạch máu, tiểu cầu vỡ ra giải phóng enzim.
+ Enzim làm chất sinh tơ máu trong huyết tương tạo thành tơ máu.
+ Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông.
- Đông máu giúp cơ thể tự bảo vệ, chống mất máu khi bị thương.
Hoạt động 2: Các nguyên tắc truyền máu
17’
- Nhằm mục đích mở rộng kiến thức để bổ trợ cho học sinh nắm bắt được các nguyên tắc truyền máu vào mạch máu để cứu người mất máu nhiều do bị thương, bị bệnh trong suốt thế kỷ XVIII, đã có nhiều thử nghiệm nhưng thường gặp tai biến dẫn đến chết người, cho đến thể kỷ XX (1901). Các Lanstâynơ, nhà khoa học người Áo mới tìm ra nguyên nhân là do kết dính các hồng cầu khi được truyền máu của nhóm không phù hợp. Ông đã được giải thưởng Noben. Ngày nay ở nước ta lấy ngày 7/4 hành năm làm ngày hiến máu nhân đạo.
- Yêu cầu HS tham khảo SGK, treo hình 15 SGK.
- Hồng cầu có mấy loại kháng nguyên?
- Huyết tương có mấy loại kháng thể?
- Yêu cầu HS quan sát hình 15 SGK và cho biết những nhóm máu nào truyền được cho những nhóm máu nào và hoàn thành sơ đồ SGK.
- Vì sao lại có sự kết dính hồng cầu?
- Vậy làm thế nào để hồng cầu không bị kết dính khi truyền máu?
- Ở người có bao nhiêu nhóm máu?
- Em có nhận xét gì về sự truyền máu O và nhóm máu AB?
- Máu có cả kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao?
- Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao?
- Liên hệ thực tế: máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh có thể đem truyền cho người khác được không? Vì sao?
- Khi nào ta cần truyền máu?
- Khi truyền máu cần thuân thủ theo những nguyên tắc nào?
- Cần làm gì khi bị bệnh máu khó đông?
- Ghi nhận.
- Tham khảo SGK, quan sát hình, phát biểu.
- Có 2 loại kháng nguyên A và B.
- Có 2 loại kháng thể (kết dính A) và (kết dính B).
- Thảo luận, quan sát H.15 SGK, hoàn thành theo yêu cầu, phát biểu=> kết luận
- Khi tiếp xúc với A và tiếp xúc với B.
- Khi không tiếp xúc với A và không tiếp xúc với B.
- Có 4 nhóm máu: O, A, B, AB.
- Nhóm máu O truyền được cho các nhóm máu (chuyên cho), nhóm máu AB không truyền được cho các nhóm máu khác (chuyên nhận).
- Vì trong nhóm máu O có kháng thể gấy kết dính kháng nguyên A và kháng thể gây kết dính kháng nguyên B.
- Vì trong máu O có kháng thể và nhưng trong máu cho không có kháng nguyên A và B nên khô ng có sự kết dính.
- Không thể đem truyền cho người khác. Vì người nhận máu sẽ bị nhiễm các bệnh này.
- Khi cơ thể bị mất máu nhiều, Bác sĩ yêu cầu cần truyền máu.
- + Phải lựa chọn nhóm máu cho phù hợp trước khi truyền máu.
+ Xét nghiệm máu, kiểm tra mầm bệnh trước khi truyền máu. Lựa chọn nhóm máu cho phù hợp.
+ Khi truyền máu phải truyền từ từ.
- Phải biết bảo vệ cơ thể tránh va chạm, bị thương.
II. Các nguyên tắc truyền máu.
1.Các nhóm máu ở người.
- Trên hồng cầu máu người có 2 loại kháng nguyên: A và B
- Trong huyết tương có 2 loại kháng thể: , .
+ (kết dính A).
+ (kết dính B).
- Ở người có 4 nhóm máu: O, A, B, AB.
- Cơ chế truyền máu: đảm bảo kháng nguyên trên hồng cầu máu người cho không bị kết dính với kháng thể trong huyết tương máu người nhận.
- Sơ đồ truyền máu:
(Trang 5)
2. Các nguyên tắc truyền máu
- Truyền máu phù hợp đảm bảo hồng cầu người cho không bị kết dính trong huyết tương người nhận.
- Truyền máu không có mầm bệnh.
- Ttruyền từ từ.
4. Củng cố: 1’
Gọi HS nhắc lại kiến thức bài.
5. Kiểm tra đánh giá: 3’
Người có nhóm máu A có thể truyền máu cho người có nhóm máu B được không ? Giải thích tại sao? (hỏi học sinh, không đọc đáp án cho học sinh).
- Nhóm máu A không truyền được cho nhóm máu B.
- Vì: Hồng cầu của nhóm máu A có kháng nguyên A kết dính với kháng thể α trong huyết tương của nhóm máu B.
6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
- Học bài, đọc mục em có biết
- Xem trước bài 16 “ Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết”.
7. Nhận xét tiết học: 1’
V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 15C.doc