1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Huyết áp là gì? Ý nghĩa của vận tốc máu chảy trong mao mạch là rất nhỏ.
- Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tim mạch tránh các tác nhân có hại.
3. Bài mới:
a. Mở bài: 2’
- Máu có vai trò gì với hoạt động sống của cơ thể?
- Nếu mất 1/2 lượng máu trong cơ thể thì cơ thể sẽ chết vì vậy khi bị thương chảy máu cần phải được xử lí kịp thời và đúng cách.
b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Các dạng chảy máu
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì I - Bài 19: Thực hành sơ cứu cầm máu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11 Ngày soạn: ...
Tiết: 21 Ngày dạy: .
Bài 19 THỰC HÀNH SƠ CỨU CẦM MÁU
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Trình bày được các thao tác sơ cứu khi chảy máu và mất máu nhiều.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu cách sơ cứu cầm máu và quan sát thầy cô làm mẫu.
- Kỹ năng hợp tác, ứng xử giao tiếp khi thực hành.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề: xác định chính xác được tình trạng vết thương và đưa ra cách xử trí đúng, kịp thời.
- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong thực hành.
- Kĩ năng viết báo cáo thu hoạch.
3. Thái độ
Có y thức giúp đỡ người bị chảy máu cầm máu đúng cách.
II. Phương pháp
Dạy học nhóm, trực quan, tranh luận tích cực, thực hành thí nghiệm
III. Thiết bị dạy học
- Dụng cụ: 04 cuộn băng, 08 miếng gạc, 04 cuộn bông, dây cao su (dây vải), 04 miếng vải mềm (10 x 30 cm).
- Tranh Các vị trí động mạch chuy yếu trên cơ thể thường dùng sơ cứu.
- Bảng phụ.
IV-Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Huyết áp là gì? Ý nghĩa của vận tốc máu chảy trong mao mạch là rất nhỏ.
- Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tim mạch tránh các tác nhân có hại.
3. Bài mới:
a. Mở bài: 2’
- Máu có vai trò gì với hoạt động sống của cơ thể?
- Nếu mất 1/2 lượng máu trong cơ thể thì cơ thể sẽ chết vì vậy khi bị thương chảy máu cần phải được xử lí kịp thời và đúng cách.
b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Các dạng chảy máu
Mục tiêu: Biết đặc điểm nhận diện các dạng chảy máu
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
7’
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm, thảo luận để hoàn thành bảng sau.
- Gọi HS lên bảng trình bày.
- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
- HS tự xử lí, liên hệ thực tế, trao đổi nhóm và hoàn thành bảng.
- HS điền bảng.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS chú .
I. Các dạng chảy máu
- Chảy máu mao mạch: máu chảy ít, chậm.
- Chảy máu tĩnh mạch: máu chảy nhiều hơn, nhanh hơn
- Chảy máu động mạch: máu chảy nhiều, mạnh, thành tia.
Các dạng chảy máu
Biểu hiện
1. Chảy máu mao mạch
- Máu chảy ít, chậm.
2. Chảy máu tĩnh mạch
- Máu chảy nhiều hơn, nhanh hơn.
3. Chảy máu động mạch
- Máu chảy nhiều, mạnh, thành tia.
Hoạt động 2: Tập sơ cứu cầm máu
Mục tiêu: Trình bày và thực hiện được các thao tác sơ cứu khi chảy máu và mất máu nhiều
18’
- Cho HS nghiên cứu thông tin SGK.
- Khi bị chảy máu ở lòng bàn tay thì băng bó như thế nào ?
- GV lưu ý HS 1 số điểm, yêu cầu các nhóm tiến hành.
- GV kiểm tra mẫu băng của các tổ : yêu cầu mẫu băng phải đủ các bước, gọn, đẹp, không quá chặt, không quá lỏng.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK.
- Khi bị chảy máu ở động mạch, cần tiến hành như thế nào ?
- Lưu ý HS về vị trí dây garô cách vết thương không quá gần (> 5cm), không quá xa.
- Yêu cầu các nhóm tiến hành.
- GV kiểm tra, đánh giá mẫu.
+ Mẫu băng phải đủ các bước, gọn, đẹp không quá chăt hay quá lỏng.
+ Vị trí dây garô.
- Các nhóm nghiên cứu thông tin SGK.
- 1 HS trình bày cách băng bó vết thương ở lòng bàn tay như thông tin SGK : 4 bước.
- Mỗi nhóm tiến hành thực hành dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
- Mỗi tổ chọn người mẫu băng tốt nhất. Đại diện nhóm trình bày thao tác và mẫu.
- Các nhóm nghiên cứu cách băng bó SGK + H 19.1.
- 1 HS trình bày các bước tiến hành.
- Các nhóm tiến hành dưới dự điều khiển của tổ trưởng.
- Mỗi tổ chọn một mẫu băng tốt nhất. Đại diện nhóm trình bày thao tác và mẫu.
II. Cách tiến hành
1. Băng bó vết thương ở lòng bàn tay (chảy máu tĩnh mạch và mao mạch).
- Các bước tiến hành:
+ Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương trong vài phút (cho tới khi thấy máu không chảy ra nữa).
+ Sát trùng vết thương bằng cồn iôt.
+ Khi vết thương nhỏ có thể dùng băng dán.
+ Khi vết thương lớn, cho ít bông vào giữa 2 miếng gạc rồi đặt nó vào miệng vết thương và dùng băng buộc chặt lại.
- Lưu ý: sau khi băng, nếu vết thương vẫn chảy máu, phải đưa ngay bệnh nhân tới bệnh viện.
2. Băng bó vết thương cổ tay (chảy máu động mạch)
- Các bước tiến hành :
+ Dùng ngón tay cái dò tìm vị trí động mạch cánh tay, khi thấy dấu hiệu mạch đập rõ thì bóp mạnh để làm ngừng chảy máu ở vết thương vài ba phút.
+ Buộc garô : dùng dây cao su hay dây vải mềm buộc chặt ở vị trí gần sát nhưng cao hơn vết thương (về phía tim), với lực ép đủ làm cầm máu.
+ Sát trùng vết thương (nếu có điều kiện), đặt gạc và bông lên miệng vết thương rồi băng lại.
+ Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.
- Lưu ý :
+ Vết thương chảy máu ở động mạch (tay, chân) mới buộc garô.
+ Cứ 15 phút nới dây garô 1 lần và buộc lại vì các mô dưới vết buộc có thể chết do thiếu O2 và các chất dinh dưỡng.
+ Vết thương chảy máu động mạch ở vị trí khác, chỉ ấn tay vào động mạch gần vết thương nhưng về phía tim.
Hoạt động 3: Thu hoạch
Mục tiêu: Hoàn thành đúng yêu cầu bài thu hoạch.
7’
- GV yêu cầu mỗi HS tự viết báo cáo thực hành theo SGK.
- GV căn cứ vào đáp án, sự chuẩn bị, thái độ học tập của HS để đánh giá, cho điểm.
- Viết thu hoạch sau khi thực hành.
III. Thu hoạch
- Kiến thức:
+ Chỉ những vết thương chảy máu động mạch ở tay chân mới dùng biện pháp buộc dây garô vì tay chân là những mô đặc nên biện pháp buộc dây garô mới có hiệu quả cầm máu.
+ Ở những vị trí khác, biện pháp garô này không có hiệu quả cầm máu (ví dụ : vết thương ở bẹn, bụng), vừa có thể gây nguy hiểm tính mạng (ví dụ : vết thương ở đầu, mặt, cổ) do não chỉ cần thiếu oxi ¾ phút đã có thể bị tổn thương tới mức không thể hồi phục.
- Kĩ năng: bảng 19.
Bảng 19. Các kĩ năng sơ cứu vết thương chảy máu
Các kĩ năng được học
Các thao tác
Ghi chú
1. Sơ cứu vết thương chảy máu mao mạch và tĩnh mạch
2. Sơ cứu vết thương chảy máu động mạch
4. Củng cố: (không)
5. Kiểm tra đánh giá: không
6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
- Hoàn thành báo cáo.
- Ôn tập cấu tạo hệ hô hấp ở các lớp dưới.
- Xem trước bài 20: “ Hô hấp và các cơ quan hô hấp.
7. Nhận xét tiết học: 1’
V. Rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức tiết dạy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21C.doc