Yêu cầu HS quan sát H2.1 – 2 SGK, thảo luận nhóm.
- Gọi HS lên nhận biết và tháo lắp mô hình cơ thể người.
+ Yêu cầu HS gọi tên và chỉ vào vị trí cơ quan đó trên mô hình.
- Cơ thể người gồm mấy phần? Kể tên các phần đó?
- Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào?
- Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực?
- Những cơ quan nào nằm trong khoang bụng?
3 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì I - Bài 2: Cấu tạo về cơ thể người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01 Ngày soạn: .
Tiết: 02 Ngày dạy: ..
Chương I KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
Bài 2 CẤU TẠO VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được các phần của cơ thể người.
- Kể được tên và xác định được vị trí của các cơ quan trong cơ thể người, trên mô hình.
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng quan sát, tư duy, hệ thống kiến thức, hoạt động nhóm.
3. Thái độ
Hs yêu thích bộ môn hơn, ý thức bảo vệ cơ thể.
II. Phương pháp
Đàm thoại + quan sát + thông báo.
III. Thiết bị dạy học
- Tranh phóng to H2.1 – 3 SGK.
- Mô hình tháo lắp các cơ quan trong cơ thể.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Trình bày những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa người và động vật thuộc lớp Thú?
- Hãy cho biết những lợi ích của học tập môn học “Cơ thể người và vệ sinh”
3. Nội dung bài mới:
a. Giới thiệu: 1’
GV giới thiệu các hệ cơ quan sẽ được nghiên cứu trong năm học của môn Cơ thể người và vệ sinh.C húng ta sẽ tìm hiểu khái quát về cấu tạo cơ thể người.
b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu các phần của cơ thể.
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh
Nội dung
19’
- Yêu cầu HS quan sát H2.1 – 2 SGK, thảo luận nhóm.
- Gọi HS lên nhận biết và tháo lắp mô hình cơ thể người.
+ Yêu cầu HS gọi tên và chỉ vào vị trí cơ quan đó trên mô hình.
- Cơ thể người gồm mấy phần? Kể tên các phần đó?
- Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào?
- Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực?
- Những cơ quan nào nằm trong khoang bụng?
- GV tiểu kết
- Thông tin: Cơ thể người có nhiều hệ cơ quan. Mỗi hệ cơ quan gồm nhiều cơ quan cùng phối hợp hoạt động để thực hiện một chức năng nhất định.
- Phát phiếu học tập nội dung giống bảng 2 “ Thành phần, chức năng của các hệ cơ quan” yêu cầu HS hoàn chỉnh.
- Nhận xét.
- Ống tiêu hóa: bắt đầu từ miệng - thực quản - dạ dày- ruột - hậu môn là 1 ống dài.
- Ngoài các hệ cơ quan trên, trong cơ thể còn có các hệ cơ quan nào?
- So sánh các hệ cơ quan của người và thú ?
(Như hệ vận động, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ tuần hoàn, hệ sinh dục, hệ thần kinh.)
- Kết luận.
- Quan sát H2.1 – 2 SGK,thảo luận nhóm.
- Làm theo yêu cầu của GV.
- 3 phần: đầu, thân, tay chân.
- Được ngăn cách bởi cơ hoành.
- Tim, phổi.
- Dạ dày, ruột, gan, tụy, thận, bóng đái và cơ quan sinh sản.
- Ghi bài
- Nghe, ghi nhớ.
- Hoàn chỉnh bảng 2 “Thành phần, chức năng của các hệ cơ quan”.
- Ghi nhận
- Tình huống chuyên môn – liên hệ thực tế: Tại sao các cơ quan trong hệ tiêu hóa gọi là ống tiêu hóa.
- Có da, các giác quan, hệ nội tiết và hệ sinh dục.
- Nêu điểm giống và khác nhau.
- Ghi nhớ.
I. Cấu tạo
1. Các phần cơ thể:
- Cơ thể người được chia làm 3 phần: đầu, thân và chi.
- Phần thân được chia làm 2 khoang:
+ Khoang ngực chứa tim và phổi.
+ Khoang bụng chứa dạ dày, ruột, gan, tụy, thận, bóng đái và cơ quan sinh sản.
+ Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng bởi cơ hoành.
2. Các hệ cơ quan
- Hệ vận động: nâng đỡ và vận động cơ thể.
- Hệ tiêu hóa: lấy và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể và thải phân.
- Hệ tuần hoàn: vận chuyển oxi, cacbonic, chất dinh dưỡng và chất thải.
- Hệ hô hấp: trao đổi khí.
- Hệ bài tiết: lọc máu.
- Hệ thần kinh: tiếp nhận, trả lời kích thích và điều hòa hoạt động của cơ thể.
- Hệ sinh dục: duy trì nòi giống.
- Hệ nội tiết: tiết hoocmôn góp phần điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể.
4. Củng cố: 1’
GV nhắc lại trọng tâm bài học: đặc điểm cơ thể người, vị trí của các cơ quan trong cơ thể, tính thống nhất trong hoạt động của các hệ cơ quan.
5. Kiểm tra đánh giá: 4’
- Cơ thể người gồm mấy phần, là những phần nào? Phần thân chứa những cơ quan nào?
→ - Cơ thể người gồm 3 phần: đầu, thân, tay và chân.
- Phần thân chứa các cơ quan: tim, phổi, ruột, gan, thận, dạ dày, buồng trứng,
6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
- Học bài.
- Xem trước bài 3: “ Tế bào”.
7. Nhận xét tiết học: 1’
V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy:
PHIẾU HỌC TẬP
Hệ cơ quan
Các cơ quan trong từng hệ cơ quan
Chức năng của hệ cơ quan
Hệ vận động
Cơ và xương
Giúp cơ thể di chuyển trong không gian.
Hệ tiêu hóa
Ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa
Biến đổi thức ăn thành những chất dinh dưỡng nuôi cơ thể và thải chất bã ra ngoài.
Hệ tuần hoàn
Tim và hệ mạch
Vận chuyển các chất dinh dưỡng, oxi và các hoocmon đến từng tế bào và vận chuyển chất thải, CO2 để đưa ra ngoài cơ thể.
Hệ hô hấp
Mũi, thanh quản, khí quản, phế quản và 2 lá phổi.
Đưa oxi từ không khí vào phổi và thải CO2 ra ngoài.
Hệ bài tiết
Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đáy.
Lọc từ máu những chất thừa có hại cho cơ thể để thải ra ngoài.
Hệ thần kinh
Não, tủy sống, dây thần kinh, hạch thần kinh.
Điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
Hệ sinh dục
Gồm các cơ quan sinh dục nam (ở nam), các cơ quan sinh dục nữ(ở nữ).
Có chức năng sinh sản, duy trì nòi giống.
Hệ nội tiết
Các tuyến nội tiết: tuyến yên, tuyến giáp,
Tiết hoocmon góp phần điều hòa các quá trình sinh lí trong cơ thể.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2C.doc