Giáo án môn Sinh học 8 - Kì I - Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa

1. Ổn định lớp: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Nội dung bài mới

a. Giới thiệu: 1’

Tiêu hóa cũng là 1 hoạt động rất quan trọng và cần thiết cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Thức ăn sau khi vào cơ thể sẽ được tiêu hóa như thế nào? Những cơ quan nào tham gia vào quá trình tiêu hóa? Bài học hôm nay sẽ giải đáp vấn đề này.

 

doc3 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì I - Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13 Ngày soạn: .. Tiết: 26 Ngày dạy: ... CHƯƠNG 5 TIÊU HÓA Bài 24 TIÊU HÓA VÀ CÁC CƠ QUAN TIÊU HÓA I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày được các nhóm chất trong thức ăn. - Trình bày được các hoạt động trong quá trình tiêu hóa. - Trình bày được vai trò của các cơ quan tiêu hóa trong sự biến đổi thức ăn. 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng quan sát, tiếp thu kiến thức, hoạt động nhóm. 3.Thái độ Giáo dục ý thức bảo vệ hệ tiêu hóa. II. Phương pháp Đàm thoại – hoạt động nhóm. III. Thiết bị dạy học - Tranh H 24.1,2,3 - Bảng phụ ghi nội dung : bảng 24 sgk tr.80. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Nội dung bài mới a. Giới thiệu: 1’ Tiêu hóa cũng là 1 hoạt động rất quan trọng và cần thiết cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Thức ăn sau khi vào cơ thể sẽ được tiêu hóa như thế nào? Những cơ quan nào tham gia vào quá trình tiêu hóa? Bài học hôm nay sẽ giải đáp vấn đề này. b. Phát triển bài: Hoạt động 1: Thức ăn và sự tiêu hóa TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung 20’ - Yêu cầu hs tham khảo sgk và trả lời câu hỏi: - Hằng ngày chúng ta ăn nhiều loại thức ăn, thức ăn đó thuộc loại chất gì? - Các chất nào trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa? - Các chất nào trong thức ăn được biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa? - Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động nào? Hoạt động nào đóng vai trò quan trọng nhất? - Quá trình tiêu hóa thức ăn có vai trò gì đối với cơ thể người? - Nhận xét. - Kết luận - Tham khảo sgk và trả lời câu hỏi. - Thuộc loại chất hữu cơ và chất vô cơ. + Chất hữu cơ: gluxit, lipit, protêin, axit nuclêic, vitamin. + Chất vô cơ: Muối khoáng và nước. - Các chất không bị biến đổi: vitamin, muối khoáng, nước. - Các chất bị biến đổi: gluxit, lipit, prôtêin, axit nuclêic. - Gồm các hoạt động: ăn, đẩy các chất trong ống tiêu hóa, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải phân. * Hoạt động : tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng. - Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể và thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ được ra khỏi cơ thể. - Ghi nhận - Ghi bài I. Thức ăn và sự tiêu hóa - Thức ăn: + Chất hữu cơ: gluxit, lipit, protêin, axit nuclêic, vitamin. + Chất vô cơ: muối khoáng và nước. - Hoạt động tiêu hóa gồm các quá trình: ăn, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải phân. - Vai trò của tiêu hóa: biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể và thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ được ra khỏi cơ thể. Hoạt động 2: Các cơ quan tiêu hóa 16’ - Treo tranh h 24.3 . Yêu cầu hs quan sát hình và hoàn thành phiếu học tập. - Phân nhóm thảo luận để hoàn thành phiếu học tập. Thời gian 5 phút. - Gọi đại diện nhóm trình bày. Gọi nhóm khác nhận xét. - Nhận xét. - Vậy các hệ tiêu hóa gồm các cơ quan nào? - Kết luận: - Ruột non. Vì: + Thức ăn xuống tới ruột non được biến đổi về mặt hóa học là chủ yếu. + Ở ruột non nhờ có các tuyến tiêu hóa hỗ trợ như: gan, tụy, các tuyếb ruột nên ở ruột non có đủ các loại enzim phân giải, biến đổi hoàn toàn các phân tử của thức ăn mà các phần trên ống tiêu hóa chưa biến đổi hoặc biến đổi chưa hoàn toàn. + Ruột non có cấu tạo phức tạp, đảm nhận chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng, nước, muối khoáng. - Giáo dục kỹ năng sống: buổi sáng chưa ăn gì thì không ăn ổi (nếu ăn ổi thì không ăn hột) ăn ớt (nếu ăn thì không ăn hạt ớt) dễ gây bện đâu ruột thừa. - Đau bụng quanh rốn, dùng tay ấn vào lòng bàn chân phải cảm thấy đau - Quan sát và hoàn thành. - Thực hiện phân nhóm. - Nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét. - Ghi nhận - + Ống tiêu hóa: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột (ruột non, ruột già, ruột thẳng), hậu môn. + Các tuyến tiêu hóa: tuyến nước bọt, tuyến vị ở dạ dày, tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột. - Ghi bài. - Liên hệ thực tế - tình huống chuyên môn: Trong các cơ quan của hệ tiêu hóa, cơ quan nào quan trọng? Vì sao? - Ghi nhận. - Dấu hiệu đau ruột thừa là gì? II. Các cơ quan tiêu hóa - Ống tiêu hóa: miệng, dạ dày, ruột non, ruột già. - Tuyến tiêu hóa: các tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột. 4. Củng cố: 1’ Gọi học sinh độc nội dung kết luận của bài. 5. Kiểm tra đánh giá: 5’ Các chất cần cho cơ thể như nước, vitamin, muối khoáng khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì cần phải qua những hoạt động nào? Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường nào khác không? - Các chất cần cho cơ thể như nước, vitamin, muối khoáng khi vào cơ thể phải qua các hoạt động: ăn, đẩy thức ăn vào ống tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng - Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường tiêm (chích) qua tĩnh mạch vào hệ tuần hoàn máu, hoặc qua kẽ giữa của tế bào vào nước mô rồi lại vào hệ tuần hoàn máu. 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ - Học bài, trả lời câu hỏi 1,2,3 tr. 80 SGK. - Đọc mục: Em có biết? - Xem trước bài 25: “Tiêu hóa ở khoang miệng”. 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26C.doc
Tài liệu liên quan