Giáo án môn Sinh học 8 - Kì I - Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng

1. Ổn định lớp: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Hệ tiêu hóa gồm những cơ quan nào?

- Cơ quan nào quan trọng nhất?

3. Nội dung bài mới:

a. Giới thiệu: 1’

 Thức ăn sau khi vào khoang miệng có bị biến đổi không? Nếu có biến đổi thì như thế nào? Chất nào được tiêu hóa ở khoang miệng? Bài học hôm nay sẽ lần lượt giải đáp các câu hỏi đó.

 

doc3 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì I - Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14 Ngày soạn: .... Tiết: 27 Ngày dạy: . Bài 25 TIÊU HÓA Ở KHOANG MIỆNG I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày được các hoạt động tiêu hóa diễn ra trong khoang miệng. - Trình bày được các hoạt động nuốt và đẩy thức ăn từ khoang miệng qua thực quản xuống dạ dày. 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, vận dụng, tồng hợp kiến thức, làm việc với sgk. II. Phương pháp Thuyết trình - hoạt động nhóm – nghiên cứu. III. Thiết bị dạy học - Tranh H 25.1, 2, 3. - Bảng phụ ghi nội dung: bảng 25 sgk tr.82. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Hệ tiêu hóa gồm những cơ quan nào? - Cơ quan nào quan trọng nhất? 3. Nội dung bài mới: a. Giới thiệu: 1’ Thức ăn sau khi vào khoang miệng có bị biến đổi không? Nếu có biến đổi thì như thế nào? Chất nào được tiêu hóa ở khoang miệng? Bài học hôm nay sẽ lần lượt giải đáp các câu hỏi đó. b. Phát triển bài: Hoạt động 1: Tiêu hóa ở khoang miệng TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung 20’ - Yêu cầu hs tham khảo và quan sát H 25.1 và trả lời câu hỏi: - Nêu cấu tạo của khoang miệng? - Khi thức ăn vào miệng sẽ diễn ra các hoạt động nào? - Giới thiệu hoạt động của enzim. - Enzim này có vai trò gì? - Liên hệ thực tế - giáo dục kĩ năng sống: Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt là vì sao? - Phân nhóm - Yêu cầu dựa vào thông tin nêu trên, hãy điền các cụm từ phù hợp theo nội dung bảng 25 SGK. - Nhận xét. - Vậy tiêu hóa ở khoang miệng diễn ra như thế nào? - Kết luận - Tham khảo SGK và trả lời câu hỏi. - Cấu tạo của khoang miệng gồm: răng cửa, răng nanh, răng hàm, lưỡi, tuyến nước bọt dưới lưỡi. - + Diễn ra các hoạt động: tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn. + Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt. - Chú ý lắng nghe. - Enzim là chất xúc tác sinh học. - Vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza có trong nước bọt làm biếng đổi 1 phần tinh bột (chín) thành đường mantozơ, đường này tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt. - Chia nhóm. - Thực hiện theo yêu cầu. - Ghi nhận - Nhờ hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi, má cùng các tuyến nước bọt làm cho thức ăn đưa vào khoang miệng trở thành viên thức ăn mềm, nhuyễn, thấm đẫm nước bọt và dễ nuốt. Một phần tinh bột được enzim amilaza biến đổi thành đường mantozơ. - Ghi bài. I. Tiêu hóa ở khoang miệng - Biến đổi lí học: + Hoạt động: tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn. + Tác dụng: làm mềm, nhuyễn thức ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt, tạo viên để nuốt. - Biến đổi hóa học: + Hoạt động của enzim amilaza trong tuyến nước bọt. + Tác dụng: biến đổi một phần tinh bột chín thành đường mantôzơ. Bảng 25. Hoạt động biến đổi thức ăm ở khoang miệng Biến đổi thức ăn ở khoang miệng Các hoạt động tham gia Các thành phần tham gia hoạt động Tác dụng của hoạt động Biến đổi lí học Tiết nước bọt Các tuyến nước bọt Làm ướt, mềm thức ăn Nhai Răng Cắt nhỏ, nghiền, làm mềm, nhuyễn thức ăn. Đảo trộn thức ăn Răng, lưỡi, các cơ môi, má Làm thức ăn thấm đẫm nước bọt Tạo viên thức ăn Răng, lưỡi, các cơ môi, má Tạo viên thức ăn vừa nuốt Biến đổi hóa học Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt Enzim amilaza Biến đổi một phần tinh bột chín trong thức ăn thành đường mantozơ Hoạt động 2: Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản 11’ - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và quan sát H25.3 để trả lời câu hỏi. - Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu và có tác dụng gì? - Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã được tạo ra như thế nào? - Thức ăn qua thực quản có được biến đổi gì về mặt lí học và hóa học không? - Vậy quá trình nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản được diễn ra như thế nào? - Kết luận - Đọc thông tin và quan sát hình. - Nuốt nhờ hoạt động của cơ quan: lưỡi – đẩy viên thức ăn từ khoang miệng xuống thực quản. - Được tạo ra nhờ sự phôi hợp nhịp nhàng của các cơ thực quản. - Thức ăn qua thực quản rất nhanh (chỉ 2 – 4 giây) nên thức ăn không bị biến đổi. - Thức ăn được nuốt xuống thực quản nhờ hoạt động chủ yếu của lưỡi và được đảy qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của các cơ thực quản. - Ghi bài II. Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản - Nhờ hoạt động của lưỡi thức ăn được đẩy xuống thực quản. - Nhờ hoạt động của các cơ thực quản thức ăn qua thực quản xuống dạ dày. 4. Củng cố: 1’ Gọi học sinh đọc nội dung trong khung kết luận của bài. 5. Kiểm tra đánh giá: 4’ - Giáo dục kĩ năng sống: Giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ “nhai kĩ no lâu”? Khi nhai càng kĩ thì hiệu suất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn. - Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau khi tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp: gluxit, lipit, protêin, axit nuclêic. - Khi ta ăn cháo hay uống sữa, sự biến đổi các loại thức ăn này trong khoang miệng bao gồm: + Với cháo: thấm một ít nước bọt, một phần tinh bột trong cháo bị men amilaza phân giải thành đường mantôzơ. + Với sữa : thấm một ít nước bọt, sự tiêu hóa hóa học không diễn ra ờ khoang miệng do thành phần hóa học của sữa là prôtêin và đường đôi hoặc đường đơn. - Nhưng thực tế thì bạn sẽ có đến 32 chiếc răng lận đấy, trong đó 28 răng sẽ mọc trước còn 4 mầm răng 8 có thể sẽ mọc lên khi cung hàm đã phát triển ổn định, vào độ tuổi từ 18-26, nên được gọi là răng khôn. – Răng khôn hay còn được gọi là răng số 8, làchiếc răng cối thứ 3 trên trên mỗi góc hàm. 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ - Học bài, trả lời câu hỏi 1,2,3,4 tr. 83 SGK. - Đọc mục: Em có biết? - Xem trước bài 26: “Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt”. 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc27C.doc