Giáo án môn Sinh học 8 - Kì I - Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày

1. Ổn định lớp: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Biến đổi lí học và hóa học ở khoang miệng diễn ra như thế nào?

-Thực nchất biến đổi lí học của thức an trong khoang miệng là gì?

3. Nội dung bài mới

a. Giới thiệu: 1’

 Thức ăn sau được đẩy qua thực quản xuống dạ dày.Tại dạ dày sẽ diễn ra một số hoạt động tiêu hóa thức ăn. Vậy quá trình tiêu hóa ở dạ dày diễn ra như thế nào? Cấu tạo dạ dày ra sao? Bài học hôm nay sẽ giải đáp vấn đề trên.

 

doc4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 813 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì I - Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15 Ngày soạn: Tiết: 29 Ngày dạy: . Bài 27 TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu được cấu tạo của dạ dày. - Trình bày được quá trình tiêu hóa diễn ra ở dạ dày gồm: các hoạt động tiêu hóa, cơ quan hay tế bào thực hiện hoạt động, tác dụng của hoạt động. 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng tư duy dự đoán, vận dụng kiến thức, 3. Thái độ Giáo dục ý thức bảo vệ hệ tiêu hóa, ăn uống cẩn thận. II. Phương pháp Đàm thoại – hoạt động nhóm. III. Thiết bị dạy học - Tranh phóng to H 27.1 - Bảng phụ ghi nội dung : bảng 27 sgk tr.88. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Biến đổi lí học và hóa học ở khoang miệng diễn ra như thế nào? -Thực nchất biến đổi lí học của thức an trong khoang miệng là gì? 3. Nội dung bài mới a. Giới thiệu: 1’ Thức ăn sau được đẩy qua thực quản xuống dạ dày.Tại dạ dày sẽ diễn ra một số hoạt động tiêu hóa thức ăn. Vậy quá trình tiêu hóa ở dạ dày diễn ra như thế nào? Cấu tạo dạ dày ra sao? Bài học hôm nay sẽ giải đáp vấn đề trên. b. Phát triển bài: Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo dạ dày TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung 14’ - Yêu cầu hs tham khảo sgk và quan sát H 27.1 và trả lời câu hỏi: - Dạ dày có hình dạng gì? - Trình bày các đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày? - Thông tin thêm: + Lớp cơ: thức ăn được nghiền, co bóp, nhào trộn, thấm điều các dịch vị và đầy thức ăn xuống ruột. + Tuyến vị có chứa enzim pecsin và HCl. + Lớp niêm mạc dạ dày có thêm chất protêin. + Giải thích Tâm vị và môn vị: Cơ vòng môn vị co để đẩy thức ăn xuống ruột. - Nhận xét. - Kết luận - Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo, dự đoán xem ở dạ dày có thể diễn ra các hoạt động tiêu hóa nào? - Tham khảo sgk và trả lời câu hỏi. - Hình dạng cái túi thắt 2 đầu. - Các đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày: + Hình dạng là 1 cái túi thắt 2 đầu. + Thành dạ dày có cấu tạo bởi 4 lớp: màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc, lớp niêm mạc. + Có lớp cơ rất dày và khỏe gồm 3 lớp: lớp cơ dọc, lớp cơ vòng, cơ chéo. + Có lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị. - Ghi nhận - Ghi bài. - Diễn ra các hoạt động tiêu hóa: + Tiết dịch vị + Biến đổi lí học của thức ăn + Biến đổi hóa học của thức ăn + Đẩy thức ăn tử dạ dày xuống ruột. I. Cấu tạo dạ dày - Hình dạng cái túi thắt ở 2 đầu, dung tích 3 lít. - Thành dạ dày có cấu tạo 4 lớp cơ bản. + Lớp màng bọc. + Lớp cơ: cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo. + Lớp dưới niêm mạc. +Lớp niêm mạc. - Lớp niêm mạc với nhiều tuyến vị tiết dịch vị. Hoạt động 2: Tìm hiểu tiêu hóa ở dạ dày 15’ - Yêu cầu hs đọc thông tin sgk và quan sát H27.2 - Chia nhóm hoạt động - Yêu cầu hoàn thành bảng 27 tr.88. - Nhận xét - Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động của các cơ quan bộ phận nào? - Loại thức ăn gluxit, lipit được tiểu hóa trong dạ dày như thế nào? * Thức ăn được tiêu hóa ở dạ dày từ 3 – 6 giờ rồi được đẩy dần từng đợt xuống ruột non. - Kết luận - Thử giải thích vì sao prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy? - Liên hệ thực tế: nêu ý nghĩa của HCl tiết ra trong dạ dày? - Nhận xét - Kết luận. - Đọc thông tin và quan sát hình. - Chia nhóm hoạt động. - Hoàn thành bảng 27. - Ghi nhận - Nhờ hoạt động co của các cơ ở dạ dày phối hợp với sự co của cơ vòng môn vị - Gluxit và lipit được tiêu hóa ở dạ dày: + Gluxit tiếp tục được tiêu hóa 1 phần nhỏ ở giai đoạn đầu không lâu, khi dịch vị ở dạ dày chưa được trộn điều với thức ăn. Enzim amilaza đã được trộn điều với thức ăn từ khoang miệng tiếp tục phân giải 1 phần tinh bột thành đường mantozơ. + Lipit: không được tiêu hóa trong dạ dày vì trong dịch vị không có men tiêu hóa lipit. - Ghi bài - Nhờ các chất nhày do các tế bào tiết chất nhầy ở tuyến vị tiết ra. Nó phủ lên bề mạt niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với enzim pepsin và HCl. - Làm môi trường cho enzim pepsin tác dụng với loại thức ăn protêin. Sơ đồ như sau: Pepsinôgen pepsin Prôtêin ( chuỗi dài) Prôtêin (chuỗi ngắn) - Ghi nhận - Ghi bài II. Tiêu hóa ở dạ dày - Tiết dịch vị khi thức ăn chạm vào lưỡi hay niêm mạc của dạ dày. - Biến đổi lí học: làm nhuyễn và đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị. - Biến đổi hóa học: prôtêin chuỗi dài trong thức ăn được phân cắt thành các prôtêin chuỗi ngắn. - Thức ăn được tiêu hóa ở dạ dày từ 3 – 6 giờ rồi được đẩy dần từng đợt xuống ruột non. Bảng 25: Các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày Biến đổi thức ăn ở dạ dày Các hoạt động tham gia Các thành phần tham gia hoạt động Tác dụng của hoạt động. Biến đổi lí học - Tiết dịch vị - Sự co bóp ở dạ dày - Tuyến vị - Các lớp cơ ở dạ dày - Hòa loãng thức ăn - Đảo trộn thức ăn cho thấm điều dịch vị Biến đổi hóa học Hoạt động của enzim pepsin Enzim pepsin Phân cắt prôtêin chuỗi dài thành prôtêin chuỗi ngắn (gồm 3 – 10 axit amin). 4. Củng cố: 1’ Gọi học sinh đọc nội dung kết luận của bài. 5. Kiểm tra đánh giá: 4’ - Với khẩu phần thức ăn đầy đủ nhất, sau khi tiêu hóa ở dạ dày vẫn còn những chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp ở ruột là: lipit, gluxit, prôtêin. - Giáo dục kĩ năng sống: muốn nấu thịt mau mềm, người ta thường cho thêm vào trái gì khi nấu thịt? Tại sao? Thêm trái đu đủ non vào nấu cùng với thịt. Vì trong trái đu đủ non có pepsin là một enzim có tác dụng phân cắt protêin. 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ - Học bài, trả lời câu hỏi 1,2,3, tr. 89 SGK. - Đọc mục: Em có biết? - Xem trước bài 28: “Tiêu hóa ở ruột non”. 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29C.doc
Tài liệu liên quan