Câu 1 (2,0 điểm)
Trình bày cấu tạo tế bào
Câu 2 (3,0 điểm)
Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu tham gia vào việc bảo vệ cơ thể.
Câu 3 (2,0 điểm)
Một học sinh nam cân nặng 37Kg. Hỏi nam học sinh đó có thể tích máu là bao nhiêu ml?
Câu 4 (3,0 điểm)
Ở dạ dày có những hoạt động tiêu hóa nào?
7 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì I - Bài 28: Tiêu hóa ở ruột non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15 Ngày soạn: ...
Tiết: 30 Ngày dạy: .
Bài 28 TIÊU HÓA Ở RUỘT NON
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu được cấu tạo của ruột non.
- Trình bày được quá trình tiêu hóa diễn ra ở ruột non gồm: các hoạt động tiêu hóa, cơ quan hay tế bào thực hiện hoạt động, tác dụng của hoạt động.
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng tư duy dự đoán, vận dụng kiến thức.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức bảo vệ hệ tiêu hóa, ăn uống cẩn thận.
II. Phương pháp
Vấn đáp – tìm tòi – quan sát.
III. Thiết bị dạy học
Tranh phóng to H 28.1,2,3
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra: 15’
NỘI DUNG ĐỀ 1
Câu 1 (2,0 điểm)
Trình bày cấu tạo tế bào
Câu 2 (3,0 điểm)
Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu tham gia vào việc bảo vệ cơ thể.
Câu 3 (2,0 điểm)
Một học sinh nam cân nặng 37Kg. Hỏi nam học sinh đó có thể tích máu là bao nhiêu ml?
Câu 4 (3,0 điểm)
Ở dạ dày có những hoạt động tiêu hóa nào?
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 1
Câu
Nội dung
Điểm
1
(2,0 điểm)
- Màng sinh chất.
0,5 điểm
- Chất tế bào (lưới nội chất, riboxom, ti thể, bộ máy Gôngi, trung thể).
1,0 điểm
- Nhân.
0,5 điểm
2
(3,0 điểm)
- Bạch cầu trung tính và đại thực bào (phát triển từ bạch cầu mônô) hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hoá vi khuẩn.
1,0 điểm
- Tế bào Limphô B (tế bào B): tiết kháng thể để vô hiệu hoá các vi khuẩn.
1,0 điểm
- Tế bào Limphô T (tế bào T): phá hủy các tế bào cơ thể đã bị nhiễm vi khuẩn.
1,0 điểm
3
(2,0 điểm)
Ở nam giới có 80 ml máu/ Kg.
1,0 điểm
Số ml máu của nam học sinh là: 80. 37 = 2960 ml
1,0 điểm
4
(3,0 điểm)
- Khi thức ăn chạm vào lưỡi hay niêm mạc của dạ dày thì gây ra phản xạ tiết dịch vị
0,75 điểm
- Biến đổi lí học: làm nhuyễn và đảo trộn cho thấm đều dịch vị.
0,75 điểm
- Biến đổi hóa học: prôtêin chuỗi dài được phân cắt thành các prôtêin chuỗi ngắn.
0,75 điểm
- Thức ăn được tiêu hóa ở dạ dày từ 3 – 6 giờ rồi được đẩy dần từng đợt xuống ruột non.
0,75 điểm
NỘI DUNG ĐỀ 2
Câu 1 (3,0 điểm)
Trình bày các hoạt động sống của tế bào.
Câu 2 (2,0 điểm)
Trình bày miễn dịch nhân tạo. Cho ví dụ 2 ví dụ.
Câu 3 (2,0 điểm)
Một học sinh nữ cân nặng 38Kg. Hỏi nữ học sinh đó có thể tích máu là bao nhiêu ml?
Câu 4 (3,0 điểm)
Nêu các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 2
Câu
Nội dung
Điểm
1
(2,0 điểm)
- Trao đổi chất: cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể.
0,75 điểm
- Sự phân chia và lớn lên của tế bào: giúp cơ thể lớn lên tới trưởng thành và sinh sản.
0,75 điểm
- Cảm ứng: giúp cơ thể cảm nhận và trả lời các kích thích.
0,75 điểm
=> Mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào nên tế bào còn là đơn vị chức năng của cơ thể.
0,75 điểm
2
(3,0 điểm)
- Miễn dịch nhân tạo: có không ngẫu nhiên, chủ động, khi cơ thể chưa bị nhiễm bệnh,
0,5 điểm
bao gồm miễn dịch chủ động
0,5 điểm
và miễn dịch bị động
0,5 điểm
VD: bệnh bại liệt, bệnh lao, ...
0,5 điểm
3
(2,0 điểm)
Ở nữ giới có 70 ml máu/ Kg.
1,0 điểm
Số ml máu của nữ học sinh là: 70. 38 = 2660 ml
1,0 điểm
4
(3,0 điểm)
- Cần tích cực xây dựng môi trường sống và làm việc có bầu không khí trong sạch bằng các biện pháp như: trồng nhiều cây xanh, không xả rác bừa bãi, không hút thuốc lá,
1,5 điểm
- Đeo khẩu trang khi làm vệ sinh hay hoạt động trong môi trường có bụi.
0,5 điểm
- Tuyên truyền, vận dộng mọi người cùng thực hiện.
0,5 điểm
- Hạn chế sử dụng các thiết bị thải ra các chất khí độc hại.
0,5 điểm
NỘI DUNG ĐỀ 3
Câu 1 (2,0 điểm)
a) Xương có những tính chất gì?
b) Tại sao ở người trưởng thành không cao thêm được?
Câu 2 (2,0 điểm)
Một học sinh nam cân nặng 34Kg. Hỏi nam học sinh đó có thể tích máu là bao nhiêu ml?
Câu 3 (3,0 điểm)
Ở dạ dày có những hoạt động tiêu hóa nào?
Câu 4 (3,0 điểm)
Nêu các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 3
Câu
Nội dung
Điểm
1
(2,0 điểm)
- Chất hữu cơ (cốt giao) làm xương mềm dẻo.
0,5 điểm
- Chất khoáng làm cho xương bền chắc.
0,5 điểm
Vì sụn tăng trưởng không còn khả năng hóa xương.
1,0 điểm
2
(2,0 điểm)
Ở nam giới có 80 ml máu/ Kg.
1,0 điểm
Số ml máu của nam học sinh là: 80. 34 = 2720 ml
1,0 điểm
3
(3,0 điểm)
- Khi thức ăn chạm vào lưỡi hay niêm mạc của dạ dày thì gây ra phản xạ tiết dịch vị
0,75 điểm
- Biến đổi lí học: làm nhuyễn và đảo trộn cho thấm đều dịch vị.
0,75 điểm
- Biến đổi hóa học: prôtêin chuỗi dài được phân cắt thành các prôtêin chuỗi ngắn.
0,75 điểm
- Thức ăn được tiêu hóa ở dạ dày từ 3 – 6 giờ rồi được đẩy dần từng đợt xuống ruột non.
0,75 điểm
4
(3,0 điểm)
- Cần tích cực xây dựng môi trường sống và làm việc có bầu không khí trong sạch bằng các biện pháp như: trồng nhiều cây xanh, không xả rác bừa bãi, không hút thuốc lá,
1,5 điểm
- Đeo khẩu trang khi làm vệ sinh hay hoạt động trong môi trường có bụi.
0,5 điểm
- Tuyên truyền, vận dộng mọi người cùng thực hiện.
0,5 điểm
- Hạn chế sử dụng các thiết bị thải ra các chất khí độc hại.
0,5 điểm
NỘI DUNG ĐỀ 4
Câu 1 (2,0 điểm):
Một học sinh nữ cân nặng 36 Kg. Hỏi nữ học sinh đó có thể tích máu là bao nhiêu ml?
Câu 2 (3,0 điểm):
Trình bày sự to ra và dài ra của xương.
Câu 3 (3,0 điểm)
Nêu các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại.
Câu 4 (2,0 điểm)
a) Xương có những tính chất gì?
b) Tại sao ở người trưởng thành không cao thêm được?
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 4
Câu
Nội dung
Điểm
1
(2,0 điểm)
Ở nữ giới có 70 ml máu/ Kg.
1,0 điểm
Số ml máu của nữ học sinh là: 70. 36 = 2520 ml
1,0 điểm
2
(3,0 điểm)
- Xương to ra do sự phân chia của các tế bào màng xương.
0,75 điểm
- Xương dài ra do sự phân chia của các tế bào sụn tăng trưởng.
0,75 điểm
- Xương lớn lên là do sự phân chia của các tế màng xương và sụn tăng trưởng.
0,75 điểm
- Xương bị gãy lại có thể liền lại do các tế bào màng xương phân chia nối chỗ gãy lại với nhau.
0,75 điểm
3
(3,0 điểm)
- Cần tích cực xây dựng môi trường sống và làm việc có bầu không khí trong sạch bằng các biện pháp như: trồng nhiều cây xanh, không xả rác bừa bãi, không hút thuốc lá,
1,5 điểm
- Đeo khẩu trang khi làm vệ sinh hay hoạt động trong môi trường có bụi.
0,5 điểm
- Tuyên truyền, vận dộng mọi người cùng thực hiện.
0,5 điểm
- Hạn chế sử dụng các thiết bị thải ra các chất khí độc hại.
0,5 điểm
4
(2,0 điểm)
- Chất hữu cơ (cốt giao) làm xương mềm dẻo.
0,5 điểm
- Chất khoáng làm cho xương bền chắc.
0,5 điểm
Vì sụn tăng trưởng không còn khả năng hóa xương.
1,0 điểm
Ghi chú: Học sinh làm không đúng theo đáp án những đúng vẫn chấm điểm.
3. Nội dung bài mới
a. Giới thiệu: 1’
Sau tiêu hóa ở dạ dày, còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp? Các chất này sẽ được tiêu hóa tiếp trong ruột non như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề này?
b. Phát triển bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo ruột non
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
10’
- Yêu cầu HS tham khảo SGK và quan sát H 28.1 và trả lời câu hỏi:
- Trình bày các đặc điểm cấu tạo chủ yếu của ruột non?
- Thông tin thêm:
+ Ở lớp niêm mạc chứa nhiều tuyến ruột tiết ra dịch ruột, các tế bào tiết chất nhày.
+ Trong dịch tụy và dịch ruột có đủ loại enzim xúc tác các phản ứng phân cắt các loại phân tử của thức ăn.
- Nhận xét
- Kết luận
- Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo, dự đoán xem ở dạ dày có thể diễn ra các hoạt động tiêu hóa nào?
- Tham khảo sgk và trả lời câu hỏi.
- Các đặc điểm cấu tạo chủ yếu của ruột non:
+ Thành ruột non mỏng hơn dạ dày có cấu tạo bởi 4 lớp: màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc, lớp niêm mạc.
+ Lớp cơ chỉ có cơ dọc và cơ vòng.
+ Lớp niêm mạc chứa nhiều tuyến ruột.
+ Tá tràng có ống dẫn chung dịch mật và dịch tụy đổ vào.
- Ghi nhận
- Ghi bài
- Diễn ra các hoạt động tiêu hóa:
+ Biến đổi lí học ít hơn
+ Biến đổi hóa học là chủ yếu.
I. Cấu tạo ruột non
- Thành ruột non có cấu tạo 4 lớp cơ bản.
+ Lớp màng bọc.
+ Lớp cơ: cơ dọc, cơ vòng.
+ Lớp dưới niêm mạc.
+Lớp niêm mạc.
- Tá tràng có ống dẫn chung dịch tụy và dịch mật cùng đổ vào.
- Lớp niêm có nhiều tuyến ruột tiết ra dịch ruột và các tế bào tiết chất nhày.
- Dịch tụy và dịch ruột có đủ loại enzim xúc tác các phản ứng phân cắt các loại phân tử của thức ăn.
- Dịch mật có các muối mật và muối kiềm cũng tham gia tiêu hóa thức ăn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tiêu hóa ở dạ dày
13’
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và quan sát H28.3
- Thức ăn xuống tới ruột non còn chịu sự biến đổi lí học nữa không ? Nếu có thì biểu hiện như thế nào?
- Sự biến đổi hóa học ở ruột non được thực hiện đối với những hoạt chất nào trong thức ăn? Biểu hiện như thế nào?
* Thông tin về dịch tụy, dịch mật, dịch ruột.
- Dịch tụy: do tuyến tụy tiết ra đổ vào tá tràng. Trong dịch tụy có các enzim tiêu hóa:
+ Amilaza: biến đổi tinh bột chín thành đường mantozơ.
+ Mantaza: biến đổi mantozơ thành glucozơ
+ Tripsin: biến đổi protêin thành polipeptit rồi thành axit amin.
+ Lipaza: biến đổi lipit thành glixêrin và axit béo.
- Dịch mật: do gan tiết ra và được dự trữ trong túi mật.
+ Giúp tiêu hóa và hấp thu lipit dễ dàng.
+ Nhũ tương hóa mỡ để lipaza hoạt động tốt.
+ Tạo môi trường kiềm để bảo đảm cho sự hoạt động của các enzim trong dịch tụy và dịch ruột.
+ Giúp cho các vitamin A, D, E, K hấp thu từ ruột và máu dễ dàng.
- Dịch ruột: do các tuyến ruột tiết ra. Nhiệm vụ: tiêu hóa hết những thức ăn chưa được biến đổi bởi nước bọt, dịch vị, dịch tụy thành những chất đơn giản.
- Vai trò của lớp cơ trong thành ruột non là gì ?
- Nhận xét
- Kết luận
- Đọc thông tin và quan sát hình.
- Vẫn còn.
* Biến đổi lí học:
+ Thức ăn được hòa loãng và trộn đều với các dịch tiêu hóa ( dịch mật, dịch tụy, dịch ruột).
+ Các khối lipit được các muối mật len lỏi vào và tách chúng thành những giọt biệt lập với nhau thành nhũ tương hóa.
- Sự biến đổi hóa học ở ruột non được biểu hiện ở:
+ Tinh bột và đường đôi.
+ Prôtêin
+ Lipit
* Sự biểu hiện:
- Tinh bột chịu tác dụng của enzim biến thành chất đơn giản hơn là đường đôi rồi chịu tác dụng tiếp tục của enzim biến thành đường đơn là phân tử nhỏ nhất.
+ Prôtêin: chịu tác dụng của enzim bị phân cắt thành những đoạn nhỏ peptit, rồi tiếp tục chịu tác dụng của enzim, peptit bị phân cắt thành những đơn vị nhỏ nhất là axit amin.
+ Lipit chịu tác dụng của dịch mật bị phân cắt thành các giọt lipit nhỏ, rồi tiếp tục chịu tác dụng của enzzim, chúng bị biến đổi đến phân tử nhỏ cuối cùng là glixêrin và axit béo.
- Vai trò của lớp cơ:
+ Nhào trộn thức ăn cho thấm điều dịch tiêu hóa.
+ Tạo lực đẩy thức ăn dần xuống các phần tiếp theo của ruột non.
- Ghi bài
II. Tiêu hóa ở ruột non
- Biến đổi lí học: hòa loãng, phân nhỏ thức ăn..
- Biến đổi hóa học: nhờ dịch mật, enzim trong dịch tụy, dịch ruột: biến tinh bột thành đường đơn, prôtêin thành axit amin, lipit thành axit béo và glixêrin,
4. Củng cố: 1’
Gọi HS đọc nội dung kết luận của bài.
5. Kiểm tra đánh giá: 2’
- Liên hệ thực tế: Một người bị chịu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể thế nào?
Môn vị thiếu tín hiệu đóng, nên thức ăn sẽ qua môn vị xuống ruột non liên tục và nhanh hơn, thức ăn sẽ không đủ thời gian ngấm điều dịch tiêu hóa của ruột non nên hiệu quả tiêu hóa thấp.
6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
- Học bài, trả lời câu hỏi 1,2,3, tr. 92 SGK.
- Đọc mục: Em có biết?
- Xem trước bài 29: “Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân”.
7. Nhận xét tiết học: 1’
V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 30C - 15.doc