- Đọc thông tin mục SGK.
- Thành phần hóa học của tế bào bao gồm:
+ Chất hữu cơ: protein, gluxit, lipit và axit nuclêic (AND, ARN).
+ Chất vô cơ: các loại muối khoáng (Ca, K, Na, Fe, Cu, .)
- Các nguyên tố hóa học có trong tế bào cũng chính là những nguyên tố có ngoài tự nhiên.
=> Giữa cơ thể và môi trường tự nhiên có những sự liên quan mật thiết, cơ thể luôn có sự trao đổi chất với môi trường.
- Ghi bài. III. Thành phần hóa học của tế bào:
- Tế bào là một hỗn hợp phức tạp nhiều chất hữu cơ và vô cơ.
- Chất hữu cơ: prôtêin, gluxit, lipit và axit nuclêic (AND, ARN).
- Chất vô cơ: các loại muối khoáng (Ca, K, Na, Fe, Cu, .)
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì I - Bài 3: Tế bào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 02 Ngày soạn:
Tiết: 03 Ngày dạy: ..
Bài 3 TẾ BÀO
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày được thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào bao gồm: màng sinh chất, chất tế bào (lưới nội chất, riboxom, ti thể, bộ máy Gôngi, trung thể), nhân (nhiễm sắc thể, nhân con) phù hợp với chức năng của chúng.
- Phân biệt được chức năng từng cấu trúc của tế bào.
- Chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
2. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích và so sánh.
3. Thái độ HS yêu thích bộ môn hơn.
II. Phương pháp Đàm thoại + quan sát
III. Thiết bị dạy học Tranh phóng to H3.1 -2 SGK.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
Cơ thể người gồm có mấy phần? Kể tên những phần đó? Phần thân chứa những cơ quan nào?
3. Nội dung bài mới.
a. Giới thiệu: 1’
Các cơ quan, bộ phận của cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào.
b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu Cấu tạo tế bào.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
7’
- Cho HS quan sát h3.1 sgk.
- Trình bày cấu tạo một tế bào điển hình.
- GV thông tin – liên hệ thực tế:
+ Trên màng sinh chất có các lỗ nhỏ đảm bảo mối liên hệ giữa tế bào với máu và nước mô.
+ Chất tế bào chứa nhiều bào quan: lưới nội chất (trên lưới nội chất có nhiều ribôxôm), bộ máy Gôngi, trung thể,
- Trong nhân có nhiễm sắc thể (thành phần chủ yếu là AND). AND quy định thành phần và cấu trúc protein đặc trưng cho loài.
*TBĐV và TBTV có những điểm giống nhau là: Có màng, chất TB chứa các bào quan và nhân TB chứa chất NST và nhân con.
- Kết luận.
- Quan sát h3.1 SGK.
- Thành phần cấu tạo cơ bản của tế bào gồm:
+ Màng sinh chất
+ Chất tế bào (lưới nội chất, bộ máy Gôngi, )
+ Nhân (nhiễm sắc thể, nhân con).
- Chú ý nghe.
- Ghi bài.
I. Cấu tạo tế bào:
- Màng sinh chất.
- Chất tế bào (lưới nội chất, riboxom, ti thể, bộ máy Gôngi, trung thể).
- Nhân.
Hoạt động 2: Chức năng của các bộ phận trong tế bào.
10’
- Treo bảng phụ 3.1 SGK và yêu cầu HS:
- Hãy nêu chức năng các bộ phận của TB ?
- Thông tin:
+ Màng sinh chất: điều chỉnh sự vận chuyển vật chất vào và ra tế bào để cung cấp nguyên liệu và loại bỏ chất thải.
+ Sự phân giải các chất cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của TB nhờ ti thể.
+ Nhiễm sắc thể trong nhân qui định cấu trúc của protein.
- Các bộ phận của TB có cấu tạo thích hợp với chức năng như thế nào?
- Rút nhận xét từ các chức năng trên?
- Kết luận.
- Quan sát bảng 3.1 SGK, phát biểu.
- + Màng sinh chất: giúp TB thực hiện trao đổi chất.
+ Chất TB: thực hiện các hoạt động sống của TB.
+ Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của TB
- Ghi nhận.
- Các bào quan trong TB có sự phối hợp hoạt động để TB thực hiện hoạt động sốngà chúng có mối quan hệ thống nhất với nhau.
- TB là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể.
- Ghi bài.
II. Chức năng của các bộ phận trong tế bào.
- Màng sinh chất: giúp tế bào thực hiện trao đổi chất.
- Chất tế bào: thực hiện các hoạt động sống của tê bào.
- Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
Hoạt động 3: Thành phần hóa học của tế bào.
4’
-Yêu cầu HS đọc mục SGK.
- Thành phần hóa học của tế bào bao gồm những thành phần nào?
- Em có nhận xét gì về thành phần hóa học trong tế bào và các nguyên tố hóa học có trong tự nhiên? Điều đó đã nói lên vấn đề gì?
- Tiểu kết.
- Đọc thông tin mục V SGK.
- Thành phần hóa học của tế bào bao gồm:
+ Chất hữu cơ: protein, gluxit, lipit và axit nuclêic (AND, ARN).
+ Chất vô cơ: các loại muối khoáng (Ca, K, Na, Fe, Cu, ..)
- Các nguyên tố hóa học có trong tế bào cũng chính là những nguyên tố có ngoài tự nhiên.
=> Giữa cơ thể và môi trường tự nhiên có những sự liên quan mật thiết, cơ thể luôn có sự trao đổi chất với môi trường.
- Ghi bài.
III. Thành phần hóa học của tế bào:
- Tế bào là một hỗn hợp phức tạp nhiều chất hữu cơ và vô cơ.
- Chất hữu cơ: prôtêin, gluxit, lipit và axit nuclêic (AND, ARN).
- Chất vô cơ: các loại muối khoáng (Ca, K, Na, Fe, Cu, ...)
Hoạt động 4: Hoạt động sống của tế bào.
10’
- Yêu cầu HS quan sát sơ đồ H3.2 SGK.
- Hãy nêu các hoạt động của TB và cho biết chức năng của các hoạt động đó đối với cơ thể ?
- Vì sao nói tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể sống? Rút ra nhận xét?
- Nhận xét và kết luận.
- HS quan sát sơ đồ H3.2 SGK.
- Tế bào tham gia vào các hoạt động sống là:
+ Trao đổi chất: cung cấp năng lượng cho cơ thể và thải chất thải
+ Phân chia và lớn lên: giúp cơ thể sinh trưởng, sinh sản.
+ Cảm ứng: giúp cơ thể cảm nhân và trả lời kích thích.
- Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể là vì:
+ Tế bào thực hiện trao đổi chất với môi trường trong của cơ thể. Đó cũng là cơ sở để thực hiện trao đổi chất với môi trường ngoài.
+ Sự sinh trưởng, sinh sản và cảm ứng của cơ thể.
=> Mọi hoạt động sống của tế bào đều liên quan đến hoạt động sống của cơ thể.
- Nghe và ghi bài.
IV. Hoạt động sống của tế bào.
- Trao đổi chất: cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.
- Lớn lên và sự phân chia: giúp cơ thể lớn lên tới trưởng thành và sinh sản.
- Cảm ứng: giúp cơ thể tiếp nhận và trả lời kích thích.
=> Mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào nên tế bào còn là đơn vị chức năng của cơ thể.
Cơ thể luôn có sự trao đổi chất với môi trường.
4. Củng cố: 1’
Gọi HS đọc khung màu hồng.
5. Kiểm tra đánh giá: 4’
- Hoàn thành bài tập sau bằng cách khoanh vào câu em cho là đúng:
Nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể vì:
a. Các cơ quan trong cơ thể đều được cấu tạo bởi tế bào.
b. Các hoạt động sống của tế boà là cơ sở cho các hoạt động của cơ thể.
c. Khi toàn bộ các tế bào chết thì cơ thể sẽ chết.
d. a và b đúng.
6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
- Học bài, Trả lời các câu hỏi ở SGK, Đọc mục: “Em có biết”
- Xem trước bài 4: “ Mô”.
7. Nhận xét tiết học: 1’
V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3C.doc