II. Sự điều hòa thân nhiệt.
1. Vai trò của da trong điều hòa thân nhiệt.
- Da là cơ quan giữ vai trò quan trọng nhất trong điều hòa thân nhiệt.
- Khi trời nóng và lao động nặng, mao mạch ở da dãn giúp tỏa nhiệt nhanh, đồng thời tăng tiết mồ hôi, mồ hôi bay đi lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.
- Khi trời lạnh mao mạch ở da co lại, cơ chân lông co để giảm tỏa nhiệt.
- Khi trời lạnh quá, còn có hiện tượng cơ co dãn liên tục để sinh nhiệt ( phản xạ run).
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì I - Bài 33: Thân nhiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19 Ngày soạn: .
Tiết: Ngày dạy:
CHƯƠNG 6 TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Bài 33 THÂN NHIỆT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm thân nhiệt và các cơ chế điều hòa thân nhiệt.
- Giải thích được cơ sở khoa học và ứng dụng vào đời sống các biện pháp chống nóng, lạnh, đề phòng cảm nóng và cảm lạnh.
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng tự nhận thức, giao tiếp, tự tin, quan sát, vận dụng kiến thức.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức tự bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
II. Phương pháp
Nghiên cứu – vấn đáp – tìm tòi.
III. Thiết bị dạy học
Tìm tư liệu liên quan đến thân nhiệt.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Phân biệt đồng hóa và dị hóa?
- Trình bày sự TĐC ở cấp độ cơ thể, ở cấp độ TB?
3. Nội dung bài mớ
a. Giới thiệu: 1’
Năng lượng sản sinh trong quá trình dị hoá được cơ thể sử dụng như thế nào? Nhiệt được dị hoá giải phóng bù vào phần đã mất tức là thực hiện điều hoà thân nhiệt. Vậy thân nhiệt là gì? cơ thể có những biện pháp nào để điều hoà thân nhiệt?
b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu thân nhiệt
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
4’
- Yêu cầu HS tham khảo SGK Trả lời câu hỏi:
- Người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì?
- Nhiệt độ cơ thể ở người khỏe mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh là bao nhiêu và thay đổi như thế nào?
* Nếu nhiệt độ môi trường xấp xỉ bằng hoặc cao hơn nhiệt độ cơ thể thì sự tỏa nhiệt trực tiếp không được thực hiện mà cơ thể thực hiện cơ chế tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi sẽ lấy đi 1 lượng nhiệt của cơ thể.
- Thân nhiệt là gì?
- Nhiệt độ cơ thể ổn định là bao nhiêu?
- Do cơ chế nào mà nhiệt độ ổn định?
- Nhận xét.
- Kết luận.
- Tham khảo SGK và trả lời.
- Đo bằng nhiệt kế. Để theo dõi nhiệt độ cơ thể, xác định cơ thể bình thường hay bị bệnh.
- 370C.
+ Khi trời nóng: cơ thể tỏa nhiệt làm dãn mao mạch, tăng lượng máu qua da (nóng và đỏ mặt).
+ Khi trời lạnh: nhiệt tỏa ra mạnh làm cơ thể mất nhiệt nên mao mạch ở da co lại làm giảm lượng máu qua da giúp giảm bớt sự mất nhiệt .(đây là phản xạ).
- Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể.
- 370C và không dao động quá 0,50C.
- Do cơ chế cân bằng giữa quá trình sinh nhiệt và tỏa nhiệt.
- Ghi bài.
I. Thân nhiệt
- Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể.
- Thân nhiệt luôn ổn định là 370C là do cơ chế cân bằng giữa quá trình sinh nhiệt và tỏa nhiệt.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự điều hòa thân nhiệt
15’
- Nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đã đi đâu và để làm gì?
- Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào?
- Vì sao mùa hè da người ta hồng hào, còn mùa đông, nhất là khi trời rét. Da tái hoặc sởn gai ốc?
- Khi trời nóng độ ẩm kk cao, không thoáng gió cơ thể ta có những pư gì và có cảm giác như thế nào?
- Rút ra kết luận về vai trò của da trong sự điều hòa thân nhiệt?
- Nhận xét.
- Kết luận.
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK.
- Hệ thần kinh đóng vai trò gì?
- Tỏa ra môi trường ngoài qua da, hô hấp, bài tiết,.. để bảo đảm thân nhiệt ổn định.
- Tỏa nhiệt qua hơi nước ở hoạt động hô hấp.
Tỏa nhiệt qua da, qua sự bốc hơi của mồ hôi. Vì vậy người lao động thì hô hấp mạnh và đổ mồ hôi nhiều.
- Mùa hè (trời nóng) da hồng hào: vì mạch ở da dãn ra, tăng lượng máu qua da giúp cơ thể tỏa nhiều nhiệt.
- Mùa đông (trời lạnh) da tái xanh do mạch máu co lại, giảm lượng máu qua da, làm giảm sự tỏa nhiệt qua da, đồng thời cơ chân lông co lại gây sởn gai ốc làm giảm sự tỏa nhiệt qua da.
- Mồ hôi tiết ra nhiều, khó bay hơi nên mồ hôi chảy thành dòng, nhiệt khó thoát đi được ta cảm thấy bực bội khó chịu.
- Vai trò của da:
+ Da là cơ quan giữ vai trò quan trọng nhất trong điều hòa thân nhiệt.
+ Khi trời nóng và lao động nặng, mao mạch ở da dãn giúp tỏa nhiệt nhanh, đồng thời tăng tiết mồ hôi, mồ hôi bay đi lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.
+ Khi trời lạnh mao mạch ở da co lại, cơ chân lông co để giảm tỏa nhiệt.
+ Khi trời lạnh quá, còn có hiện tượng cơ co dãn liên tục để sinh nhiệt ( phản xạ run).
+ Mọi hoạt động điều hòa thân nhiệt của da đều là phản xạ.
- Kết luận.
- Đọc thông tin SGK.
- Vai trò của hệ thần kinh: Sự tăng, giảm quá trình dị hóa, điều tiết sự co dãn mạch máu dưới da và cơ co chân lông, thoát mồ hôi,để đảm bảo sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt.
II. Sự điều hòa thân nhiệt.
1. Vai trò của da trong điều hòa thân nhiệt.
- Da là cơ quan giữ vai trò quan trọng nhất trong điều hòa thân nhiệt.
- Khi trời nóng và lao động nặng, mao mạch ở da dãn giúp tỏa nhiệt nhanh, đồng thời tăng tiết mồ hôi, mồ hôi bay đi lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.
- Khi trời lạnh mao mạch ở da co lại, cơ chân lông co để giảm tỏa nhiệt.
- Khi trời lạnh quá, còn có hiện tượng cơ co dãn liên tục để sinh nhiệt ( phản xạ run).
- Mọi hoạt động điều hòa thân nhiệt của da đều là phản xạ.
2. Vai trò của hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt.
Vai trò của hệ thần kinh: Sự tăng, giảm quá trình dị hóa, điều tiết sự co dãn mạch máu dưới da và cơ co chân lông, thoát mồ hôi,để đảm bảo sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt.
Hoạt động 3: Phương pháp phòng chống nóng, lạnh
11’
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
- Chế độ ăn uống mùa hè và mùa đông khác nhau như thể nào?
- Mùa hè chống nóng bằng cách nào?
- Chống rét, chúng ta cần phải làm gì?
- Vì sao nói: rèn luyện thân thể cũng là 1 biện pháp chống nóng và lạnh?
- Việc xây nhà ở, công sở, cần lưu ý những yếu tố nào để góp phần chống nóng và chông lạnh?
- Giáo dục kĩ năng sống – liên hệ thực tế: Trồng cây xanh có phải là một biện pháp chống nóng không? Vì sao?
- Kết luận.
- Lồng ghép một phần THGDMT: Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ cây xanh, trồng cây tạo bóng mát ở trường học và khu dân cư.
- Đọc thông tin SGK.
- Mùa hè: tránh ăn những thức ăn sinh nhiều nhiệt, ăn những thức ăn có nước ( vd ăn nhiều canh, nước trái cây, rau, quả,..).
- Mùa động: Ăn những thức ăn sinh nhiều năng lượng ( thức ăn có nhiều chất béo, giàu prôtêin, thức ăn nóng, ăn những thức ăn có ít nước,..)
- Mùa hè chống nóng:
+ Đội nón khi ra nắng.
+ Không chơi thể thao ngoài nắng và nhiệt độ kk cao.
+ Sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh – để tránh giảm thân nhiệt đột ngột.
- Chống rét:
+ Giữ ấm cho cơ thể nhất là cổ, ngực, chân, không ngồi nơi hút gió.
- Vì rèn luyện TDTT giúp tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.
- Yếu tố: Hướng nhà phải tránh được ánh nắng trực tiếp mặt trời, có nhiều gió vào mùa hè, tránh được gió lạnh vào mùa đông.
- Có. Vì cây xanh tạo bóng mát, cây xanh làm sạch bầu kk quanh ta, ...
- Ghi bài.
- Ghi nhận.
III. Phương pháp phòng chống nóng, lạnh
- Tăng cường rèn luyện thân thể để tăng khả năng chịu đựng khi nhiệt độ môi trường thay đổi.
- Sử dụng các biện pháp và phương tiện chống nóng, lạnh một cách hợp lí.
4. Củng cố: 1’
Gọi HS đọc nội dung kết luận của bài.
5. Kiểm tra đánh giá: 5’
Thân nhiệt là gì? Vai trò của da trong điều hòa thân nhiệt?
6. Nhận xét tiết học: 1’
- Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2,3 tr. 10 SGK.
- Đọc mục: Em có biết?
7. Nhận xét tiết học: 1’
V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 38C.doc