Giáo án môn Sinh học 8 - Kì I - Bài 35 Ôn tập học kì I (tiếp)

Câu 1 (2,0 điểm) (biết)

 Tại sao xương bị gãy lại có thể liền lại được?

Câu 2 (4,0 điểm) (biết)

 Sự tiến hóa của bộ xương của người so với thú?

Câu 3 (4,0 điểm) (hiểu, biết)

 Mối quan hệ qua lại giữa đồng hóa và dị hóa?

 

doc3 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì I - Bài 35 Ôn tập học kì I (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 18 Ngày soạn: . Tiết: 36 Ngày dạy: .. Bài 35 ÔN TẬP HỌC KÌ I (TT) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hệ thống hóa các kiến thức đã học. - Nắm vững các kiến thức đã học. 2. Kĩ năng - Khái quát hóa kiến thức đã học thành hệ thống. - Rèn kĩ năng làm việc theo nhóm. - Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. 3. Thái độ Tích cực chiếm lĩnh tri thức. II. Phương pháp Động não, vấn đáp - tìm tòi, trực quan, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề. III. Thiết bị dạy học - Tranh ảnh có liên quan. - Các nhóm với nội dung đã phân công (1 tờ giấy khổ to). IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra 15’: NỘI DUNG ĐỀ Câu 1 (2,0 điểm) (biết) Tại sao xương bị gãy lại có thể liền lại được? Câu 2 (4,0 điểm) (biết) Sự tiến hóa của bộ xương của người so với thú? Câu 3 (4,0 điểm) (hiểu, biết) Mối quan hệ qua lại giữa đồng hóa và dị hóa? HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm 1 (2,0 điểm) Tại sao xương bị gãy lại có thể liền lại được do các tế bào màng xương phân chia nối chỗ gãy lại với nhau. 2,0 điểm 2 (4,0 điểm) - Tỉ lệ sọ mặt: lớn. 0,5 điểm - Lồi cằm ở xương mặt: phát triển. 0,5 điểm - Cột sống cong ở 4 chỗ. 0,5 điểm - Lồng ngực: nở rộng sang 2 bên. 0,5 điểm - Xương chậu: nở rộng 0,5 điểm - Xương đùi: phát triển, khỏe. 0,5 điểm - Xương bàn chân: xương ngón ngắn, hình vòm. 0,5 điểm - Xương gót chân: lớn, phát triển về phía sau. 0,5 điểm 3 (4,0 điểm) Các chất được tổng hợp từ đồng hoá là nguyên liệu cho dị hoá. Năng lượng được tích luỹ ở đồng hoá sẽ được giải phóng trong quá trình dị hoá để cung cấp trở lại cho hoạt động tổng hợp các chất của đồng hoá. Hai quá trình này trái ngược nhau, mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau. 2,0 điểm - Nếu không có đồng hoá thì không có nguyên liệu cho dị hoá. 1,0 điểm - Nếu không có dị hoá thì không có năng lượng cho hoạt động đồng hoá. 1,0 điểm 3. Bài mới: a. Mở bài: 1’ Hôm nay chúng ta tiếp thục tiến hành hệ thống hóa các kiến thức đã học nhằm giúp các em khác sâu các nội dung kiến thức này để chuẩn kiểm tra học kì đạt hiệu quả cao hơn. b. Phát triển bài: Hoạt động 1: Câu hỏi ôn tập TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 27’ - Yêu cầu HS thảo luận và trả lời 3 câu hỏi SGK trang 112. - Trong phạm vi các kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống. - Trình bày mối liên hệ về chức năng giữa các hệ cơ quan đã học (bộ xương, hệ cơ, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa). - Các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa đã tham gia vào hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa như thế nào? - GV nhận xét và giúp HS hoàn thiện kiến thức. - HS thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời. - + Tế bào là đơn vị cấu trúc: mọi cơ quan của cơ thể người được cấu tạo từ các tế bào. Ví dụ: tế bào màng xương, tế bào biểu bì, + Tế bào là đơn vị chức năng: các tế bào tham gia vào hoạt động chức năng của các cơ quan. Ví dụ: Hoạt động của các tơ cơ trong tế bào giúp bắp cơ co, dãn. Các tế bào cơ tim co, dãn giúp tim co bóp tạo lực đẩy máu vào hệ mạch. - Hệ tuần hoàn tham gia vào vận chuyển các chất: + Mang oxi từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào. + Mang các sản phẩm thải từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết. - Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. II. Câu hỏi ôn tập 1. Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống. 4. Củng cố: Không 5. Kiểm tra đánh giá: Không 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ Về nhà học bài tiết tới thi HKI. 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36C.doc
Tài liệu liên quan