Giáo án môn Sinh học 8 - Kì I - Bài 5: Thực hành: Quan sát tế bào và mô

1. Ổn định lớp: 1’

 2. Kiểm tra bài cũ: 6 ‘

- Kể tên các loại mô đã học?

- Mô liên kết có đặc điểm gì?

- Tế bào biểu bì và tế bào cơ có gì khác nhau?

3. Nội dung bài mới:

a. Giới thiệu: 1’

 Để kiểm chứng những điều đã học, chúng ta tiến hành nghiên cứu đặc điểm các loại tế bào và mô.

Chia 4 nhóm và dụng cụ thực hành.

 

doc2 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì I - Bài 5: Thực hành: Quan sát tế bào và mô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 03 Ngày soạn: ..... Tiết: 05 Ngày dạy: .. Bài 5 THỰC HÀNH: QUAN SÁT TẾ BÀO VÀ MÔ I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Chuẩn bị được tiêu bản tạm thời mô cơ vân. - Quan sát và vẽ các tế bào trong các tiêu bản đã làm sẵn: tế bào niêm mạc miệng (mô biểu bì), mô sụn, mô xương, mô cơ vân, mô cơ trơn. Phân biệt các bộ phận chính của tế bào gồm: màng sinh chất, chất tế bào, nhân. 2. Kỹ năng - Phân biệt được những điểm khác nhau của mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết. - Biết cách làm và quan sát tiêu bản trên kính hiển vi. 3. Thái độ - Rèn luyện đức tính kiên trì, cẩn thận, ngăn nắp trong công tác thực hành, kĩ năng quan sát TB và mô dưới kính hiển vi. - HS yêu thích bộ môn hơn II. Phương pháp Thực hành + quan sát + vấn đáp. III. Thiết bị dạy học Chuẩn bị dụng cụ thực hành như SGK đã nêu. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 6 ‘ - Kể tên các loại mô đã học? - Mô liên kết có đặc điểm gì? - Tế bào biểu bì và tế bào cơ có gì khác nhau? 3. Nội dung bài mới: a. Giới thiệu: 1’ Để kiểm chứng những điều đã học, chúng ta tiến hành nghiên cứu đặc điểm các loại tế bào và mô. Chia 4 nhóm và dụng cụ thực hành. b. Phát triển bài: Hoạt động 1: Làm tiêu bản và quan sát tế bào mô cơ vân. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 15’ - GV hướng dẫn các nhóm tiến hành các bước thực hành như ở SGK. Lưu ý: Cách làm và chọn tiêu bản, cách quan sát và chọn vị trí quan sát cho hs. - GV luôn luôn bao quát lớp, giúp đỡ các nhóm HS làm chưa tốt, động viên các nhóm làm tốt. - Các nhóm chú ý nghe và tiến hành thực hành làm tiêu bản. - HS tích cực thực hành. - HS quan sát và vẽ hình ở tiêu bản. 1. Làm tiêu bản và quan sát tế bào mô cơ vân. a. Cách làm tiêu bản mô cơ vân: như SGK. b. Quan sát tế bào: Thấy được các phần chính: màng, tế bào chất nhân, vân ngang. Hoạt động 2: Quan sát tiêu bản các loại mô khác 14’ - Yêu cầu các nhóm quan sát các tiêu bản như: mô bì, mô sụn, mô xương, mô cơ trơn dưới kính hiển vi và trình bày kết quả. -Gv: nhận xét giờ thực hành (tuyên dương, phê bình. - Các nhóm tiến hành là và đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung và xác định các thành phần của các mô được quan sát. - HS nghe, ghi nhận, rút kinh nghiệm. 2. Quan sát tiêu bản các loại mô khác. - Mô biểu bì: tế bào xếp xít nhau. - Mô sụn: chỉ có 2 – 3 tế bào tạo thành nhóm. - Mô xương: tế bào nhiều. - Mô cơ: tế bào nhiều, dài. 4. Củng cố: 1’ (Các nhóm thu dọn vệ sinh chỗ làm.) 5. Kiểm tra đánh giá: 5’ - Gọi HS trình bày đặc điểm của các loại mô. - Liên hệ thực tế: Tại sao lại nhỏ 1 giọt NaCl lên các tế bào cơ? 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ - Các nhóm viết báo cáo, tiết sau nộp cho GV. - Xem trước bài 6: “ Phản xạ”. 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5C.doc
Tài liệu liên quan