Giáo án môn Sinh học 8 - Kì I - Bài 7: Bộ xương

1. Ổn định lớp: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Phản xạ là gì? Hãy lấy vài ví dụ về phản xạ.

 - Nêu 1 ví dụ về phản xạ và phân tích đường dẫn truyền xung thần kinh trong phản xạ đó.

3. Nội dung bài mới:

a. Giới thiệu: 1’

 Sự hoạt động của cơ thể được thực hiện nhờ bộ xương và hệ cơ.

 Nhưng trong đó bộ xương và hệ cơ có vai trò gì?

 Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ cấu tạo và chức năng của bộ xương trong cơ thể người.

b. Phát triển bài:

 

doc4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 768 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì I - Bài 7: Bộ xương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 04 Ngày dạy: ... Tiết: 07 Ngày dạy: .. Chương II VẬN ĐỘNG Bài 7 BỘ XƯƠNG I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS trình bày được các phần chính của bộ xương và xác định được vị trí các xương chính ngay trên cơ thể mình. - Phân biệt các loại khớp xương, nắm vững cấu tạo khớp động. 2. Kĩ năng Biết cách quan sát, so sánh các loại xương trên hình vẽ. 3. Thái độ Biết được vai trò của sự luyện tập đối với bộ xương và biết cách giữ gìn, bảo vệ bộ xương của bản thân. II. Phương pháp Đàm thoại + quan sát + thông báo. III. Thiết bị dạy học - Tranh phóng to H7.1 – 4 SGK - Mô hình tháo lắp bộ xương người và cột sống. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Phản xạ là gì? Hãy lấy vài ví dụ về phản xạ. - Nêu 1 ví dụ về phản xạ và phân tích đường dẫn truyền xung thần kinh trong phản xạ đó. 3. Nội dung bài mới: a. Giới thiệu: 1’ Sự hoạt động của cơ thể được thực hiện nhờ bộ xương và hệ cơ. Nhưng trong đó bộ xương và hệ cơ có vai trò gì? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ cấu tạo và chức năng của bộ xương trong cơ thể người. b. Phát triển bài: Hoạt động 1: Các phần chính của bộ xương TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 20’ - Yêu cầu HS quan sát H7.1 – 3 và đọc ở SGK. - GV sử dụng tranh giảng về xương, cấu tạo hộp sọ, cấu tạo cột sống và lồng ngực. - Bộ xương có vai trò như thế nào đối với cơ thể? - Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa xương tay và xương chân? Thông tin: * Điểm giống nhau giữa xương tay và xương chân: gồm có các phần giống nhau: + Xương đai vai và xương đai hông là chố tựa vững chắc cho tay và chân. + Xương tay và xương chân cũng có các phần tương tự: - Xương cánh tay xương đùi. - Xương trụ, xương quayxương chày, xương mác. - Xương cổ tayxương cổ chân. - Xương bàn tayxuwog bàn chân. - Xương ngón tayxương ngón chân * Điểm khác nhau giữa xương tay và xương chân: - Các phần của xương chân lớn, khỏe hơn xương tay, có thêm xương bánh chè phù hợp với chức năng nâng đỡ cơ thể, lao động và đứng thẳng. - Xương tay có cấu tạo phù hợp chức năng lao động. Gv thông tin – liên hệ thực tế: Sự khác nhau đó là kết quả của sự phân hóa tay và chân trong quá trình tiến hóa và thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động. - Hãy nêu các thành phần của bộ xương người? - Tiểu kết và gọi hs lên xác định các bộ phận xương người trên mô hình. - Quan sát H7.1 – 3 và đọc  ở SGK. - Nghe giảng. - Làm chỗ bám của cơ và bảo vệ các bộ phận quan trọng trong cơ thể như: não trong hộp sọ, tủy sống trong cột sống, tim và phổi trong lồng ngực. Sọ và cột sống là trục cơ thể. *Giống nhau: đều có những phần tương tự nhau. * Khác nhau: - Về kích thước. - Về cấu tạo khác nhau của đai vai và đai hông. - Về sự sắp xếp và đặc điểm hình thái của xương cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân. - Gồm 3 phần: + Xương đầu: xương mặt, xương sọ. + Xương thân: xương cột sống, xương lồng ngực. + Xương chi: xương tay và xương chân. - Ghi bài. I. Các phần chính của bộ xương. 1. Vai trò của bộ xương: - Nâng đỡ, tạo bộ khung cơ thể giúp cơ thể vận động. - Bảo vệ các cơ quan bên trong. 2. Thành phần của bộ xương: - Xương đầu: xương mặt, xương sọ. - Xương thân: xương cột sống, xương lồng ngực (xương sườn và xương ức). - Xương chi: xương đai (đai vai và đai hông) và xương chi (xương tay và xương chân). - Các xương liên hệ với nhau bởi khớp xương. Hoạt động 2: Tìm hiểu các khớp xương. 12’ - Thông tin: các xương liên hệ với nhau bởi các khớp xương. - Vậy khớp xương là gí? - Yêu cầu HS quan sát H7.4 và đọc SGK. - Có mấy loại khớp xương? - Dựa vào cấu tạo khớp đầu gối hãy mô tả một khớp động? - Nêu đặc điểm của khớp bán động? - Khả năng cử động của khớp động và khớp bán động khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? - Nêu đặc điểm của khớp bất động? - Kết luận. - Tình huống chuyên môn: Bộ phận nào trên cơ thể thuộc khớp động, khớp bán động, khớp bất động. - Khớp xương: là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương. - Quan sát H7.4 và đọc SGK. - Có 3 loại khớp xương: khớp động, khớp bán động, khớp bất động. - - Khớp động: là khớp cử động dễ dàng. - Khớp bán động: là khớp cử động hạn chế. - Khả năng cử động của khớp động linh hoạt hơn của khớp bán động. Vì cấu tạo của khớp động có diện khớp ở 2 đầu xương tròn và lớn có sụn trơn bóng và giữa khớp có bao chứa dịch khớp, còn diện khớp của khớp bán động phẳng và hẹp. - Khớp bất động: là khớp không cử động được. - Ghi bài. III. Các khớp xương: - Khớp xương: là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương. - Khớp động: là khớp cử động dễ dàng như ở cổ tay, - Khớp bán động: là khớp cử động hạn chế như ở cột sống, ... - Khớp bất động: là khớp không cử động được như ở hộp sọ, ... 4. Củng cố: 1’ Gọi HS đọc khung màu hồng. 5. Kiểm tra đánh giá: 3’ Câu 1: Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân. - Xương tay ngắn, mảnh, các khớp cử động nhiều. - Xương chân dài, to, khoẻ, ít cử động hơn. Câu 2: Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa đối với hoạt động của con người. - Xương tay: các khớp cổ tay và bàn tay linh hoạt giúp cầm nắm phức tạp trong lao động. - Xương chân: xương cổ chân và xương gót chân phát triển về phía sau làm tăng diện tích bàn chân đảm bảo sự cân bằng vững chắc cho tư thể đứng thẳng. 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ - Học bài. - Đọc mục: “Em có biết” - Xem trước bài 8: “ Cấu tạo và tính chất của xương”. 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7C.doc