Giáo án môn Sinh học 8 - Kì I - Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ

Câu 1 (2,5 điểm)

 Phản xạ là gì? Cho 1 ví dụ minh họa.

Câu 2 (3,0 điểm)

 Giải thích vì sao nói: “Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể”?

Câu 3 (2,0 điểm)

Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân như thế nào?

Câu 4 (2,5 điểm)

 Mô là gì ? Kể tên các loại mô cơ bản .

 

doc8 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì I - Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 05 Ngày soạn: ... Tiết: 09 Ngày dạy: ... Bài 9 CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Mô tả được cấu tạo của bắp cơ và tế bào cơ. - Giải thích được tính chất cơ bản của cơ là sự co cơ và nêu được ý nghĩa của sự co cơ. - Nêu được mối liên hệ giữa cơ và xương tạo nên sự vận động. 2. Kĩ năng - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích. - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ HS có niềm tin với khoa học hơn. II. Phương pháp Đàm thoại + quan sát + thông báo. III. Thiết bị dạy học Tranh phóng to H9.1 – 4 SGK IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra: 15’ NỘI DUNG ĐỀ 1 Câu 1 (2,5 điểm) Phản xạ là gì? Cho 1 ví dụ minh họa. Câu 2 (3,0 điểm) Giải thích vì sao nói: “Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể”? Câu 3 (2,0 điểm) Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân như thế nào? Câu 4 (2,5 điểm) Mô là gì ? Kể tên các loại mô cơ bản . HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 1 Câu Nội dung Điểm 1 (2,5 điểm) Phản xạ là phản ứng của cơ thể 0,5 điểm trả lời các kích thích của môi trường 0,5 điểm dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. 0,5 điểm Ví dụ: chân đạp gai, rút chân lên. 1,0 điểm 2 (3,0 điểm) Vì: - Trao đổi chất: cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể. 0,75 điểm - Sự phân chia và lớn lên của tế bào: giúp cơ thể lớn lên tới trưởng thành và sinh sản. 0,75 điểm - Cảm ứng: giúp cơ thể cảm nhận và trả lời các kích thích. 0,75 điểm => Mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào nên tế bào còn là đơn vị chức năng của cơ thể. 0,75 điểm 3 (2,0 điểm) - Xương tay ngắn, mảnh, các khớp cử động nhiều. 1,0 điểm - Xương chân dài, to, khoẻ, ít cử động hơn. 1,0 điểm 4 (2,5 điểm) - Mô là tập hợp gồm các tế bào chuyên hóa, cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định. 1,5 điểm - Các loại mô: mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết, mô thần kinh 1,0 điểm NỘI DUNG ĐỀ 2 Câu 1 (2,0 điểm) Cấu tạo tế bào như thế nào? Câu 2 (3,0 điểm) Chức năng của các bộ phận trong tế bào. Câu 3 (2,0 điểm) Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa đối với hoạt động của con người như thế nào? Câu 4 (3,0 điểm) Sự to ra và dài ra của xương như thế nào? HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 2 Câu Nội dung Điểm 1 (2,0 điểm) - Màng sinh chất. 0,5 điểm - Chất tế bào (lưới nội chất, riboxom, ti thể, bộ máy Gôngi, trung thể). 1,0 điểm - Nhân. 0,5 điểm 2 (3,0 điểm) - Màng sinh chất: giúp tế bào thực hiện trao đổi chất. 1,0 điểm - Chất tế bào: thực hiện các hoạt động sống của tê bào. 1,0 điểm - Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. 1,0 điểm 3 (2,0 điểm) - Xương tay: các khớp cổ tay và bàn tay linh hoạt 0,5 điểm giúp cầm nắm phức tạp trong lao động. 0,5 điểm - Xương chân: xương cổ chân và xương gót phát triển nở về phía sau 0,5 điểm làm cho diện tích bàn chân lớn, 0,25 điểm đảm bảo sự cân bằng vững chắc cho tư thể đứng thẳng. 0,25 điểm 4 (3,0 điểm) - Xương to ra do sự phân chia của các tế bào màng xương. 1,0 điểm - Xương dài ra do sự phân chia của các tế bào sụn tăng trưởng. 1,0 điểm - Xương bị gãy lại có thể liền lại do các tế bào màng xương phân chia nối chỗ gãy lại với nhau. 1,0 điểm NỘI DUNG ĐỀ 3 Câu 1 (3,0 điểm) Chức năng của các bộ phận trong tế bào? Câu 2 (2,5 điểm) Phản xạ là gì? Cho 1 ví dụ minh họa . Câu 3 (2,5 điểm) a) Kể tên các loại mô cơ bản ở người. b) Nêu chức năng của mô biểu bì và mô thần kinh Câu 4 (2,0 điểm) Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa đối với hoạt động của con người như thế nào? HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 3 Câu Nội dung Điểm 1 (3,0 điểm) - Màng sinh chất: giúp tế bào thực hiện trao đổi chất. 0,5 điểm - Chất tế bào: thực hiện các hoạt động sống của tê bào. 0,75 điểm - Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. 0,75 điểm 2 (2,5 điểm) Phản xạ là phản ứng của cơ thể 0,5 điểm trả lời các kích thích của môi trường 0,5 điểm dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. 0,5 điểm Ví dụ: chân đạp gai, rút chân lên. 1,0 điểm 3 (2,5 điểm) a) Mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh. 1,0 điểm b) Chức năng: + Mô biểu bì: bảo vệ, hấp thụ và tiết. 0,75 điểm + Mô thần kinh: tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều khiển hoạt động của cơ thể. 0,75 điểm 4 (2,0 điểm) - Xương tay: các khớp cổ tay và bàn tay linh hoạt 0,5 điểm giúp cầm nắm phức tạp trong lao động. 0,5 điểm - Xương chân: xương cổ chân và xương gót phát triển nở về phía sau 0,5 điểm làm cho diện tích bàn chân lớn, 0,25 điểm đảm bảo sự cân bằng vững chắc cho tư thể đứng thẳng. 0,25 điểm NỘI DUNG ĐỀ 4 Câu 1 (3,0 điểm) Giải thích vì sao nói: “Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể”? Câu 2 (2,0 điểm) Cấu tạo tế bào như thế nào? Câu 3 (3,0 điểm) Sự to ra và dài ra của xương như thế nào? Câu 4 (2,0 điểm) Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân như thế nào? HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 4 Câu Nội dung Điểm 1 (3,0 điểm) - Trao đổi chất: cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể. 0,75 điểm - Sự phân chia và lớn lên của tế bào: giúp cơ thể lớn lên tới trưởng thành và sinh sản. 0,75 điểm - Cảm ứng: giúp cơ thể cảm nhận và trả lời các kích thích. 0,75 điểm => Mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào nên tế bào còn là đơn vị chức năng của cơ thể. 0,75 điểm 2 (2,0 điểm) - Màng sinh chất. 0,5 điểm - Chất tế bào (lưới nội chất, riboxom, ti thể, bộ máy Gôngi, trung thể). 1,0 điểm - Nhân (nhiễm sắc thể, nhân con). 0,5 điểm 3 (3,0 điểm) - Xương to ra do sự phân chia của các tế bào màng xương. 1,0 điểm - Xương dài ra do sự phân chia của các tế bào sụn tăng trưởng. 1,0 điểm - Xương bị gãy lại có thể liền lại do các tế bào màng xương phân chia nối chỗ gãy lại với nhau. 1,0 điểm 4 (2,0 điểm) - Xương tay ngắn, mảnh, các khớp cử động nhiều. 1,0 điểm - Xương chân dài, to, khoẻ, ít cử động hơn. 1,0 điểm 3. Nội dung bài mới a. Giới thiệu: 1’ Ta đã biết cơ thể có 3 loại mô cơ (cơ vân, cơ tim, cơ trơn). Hôm nay ta chỉ nghiên cứu loại cơ vân (còn gọi là cơ xương) để nắm được cấu tạo tính chất và vai trò của nó đối với sự hoạt động của cơ thể. b. Phát triển bài: Hoạt động 1: Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 16’ - Thông báo: Cơ bám vào xương, khi cơ co làm xương cử động nên gọi là cơ xương. Cơ thể người có khoảng 600 cơ tạo thành hệ cơ. - Yêu cầu HS quan sát H9.1 và đọc SGK. - Bắp cơ có cấu tạo như thế nào? - Nêu cấu tạo của tế bào cơ? - Nhận xét, lưu ý hs nhờ cấu tạo mà cơ có thể co và dãn được. - Chú ý nghe. - Quan sát H9.1 và đọc SGK. - Bắp cơ: gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều sợi cơ (tế bào cơ) ngoài là màng liên kết. + Hai đầu bắp cơ có gân bám vào các xương qua khớp, phần giữa phình to (bụng cơ). - Mỗi TB cơ gồm nhiều tơ cơ. có 2 loại: tơ cơ dày và tơ cơ mảnh xếp xen kẽ nhau. + Tơ cơ mảnh: trơn; tơ cơ dày có mấu sinh chất. + Giới hạn của các tơ cơ mảnh và dày giữa 2 tấm Z là đơn vị cấu trúc của tế bào cơ (còn gọi là tiết cơ). - Ghi bài. I. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ 1. Cấu tạo bắp cơ: gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều sợi cơ (tế bào cơ). 2. Cấu tạo tế bào cơ: - Tế bào cơ gồm nhiều tơ cơ, có 2 loại tơ cơ. - Tơ cơ dày: có mấu sinh chất (vân tối). - Tơ cơ mảnh: trơn. (vân sáng). - Tơ cơ dày và tơ cơ mảnh xếp song song và xen kẽ nhau. - Phần tơ cơ giữa 2 tấm Z là đơn vị cấu trúc của tế bào cơ (tiết cơ). Hoạt động 2: Tính chất của cơ 5’ - Yêu cầu HS quan sát H9.2 và GV mô tả như thí nghiệm SGK. Kết luận của thí nghiệm: Khi bị kích thích, cơ phản ứng lại bằng cách co cơ. - Giải thích cơ chế của sự co cơ như SGK. - Ngồi trên ghế để thổng chân xuống, gõ nhẹ vào gân xương bánh chè thấy có hiện tượng gì xảy ra? - Xem H 9.3, mô tả cơ chế của phạn xạ đầu gối, dựa vào đó em hãy giải thích cơ chế phản xạ của sự co cơ? - Gập cẳng tay sát với cánh tay, em thấy bắp cơ ở trước cánh tay thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi đó? - Tại sao người bị liệt cơ không co được? - Từ các câu hỏi trên cơ có tính chất gì? - Cơ và xương có vai trò như thế nào với sự vận động của cơ thể? - Sự co cơ diễn ra khi nào? - Kết luận. - Quan sát H9.2 và nghe. - Ghi nhận thông tin - Thấy đoạn từ đầu gối trở xuống của chân đá ra phía trước, đó là phản xạ đầu gối. - Khi dùng búa cao su gõ nhẹ vào gân xương bánh chè tức là ta kích thích vào gân cơ đùi làm phát sinh một xung thần kinh chạy theo dây thần kinh hướng tâm truyền về tủy sống rồi sang các dây thần kinh li tâm chạy đến các cơ ở mặt trước đùi làm cơ đùi co lại kéo cẳng chân (xương chày, xương mác) lên phía trên. - Khi gập cẳng tay sát với cánh tay, em thấy bắp cơ ở trước cánh tay to hơn bình thường. Vì do cơ 2 đầu co lại ( rút ngắn) kéo xương cẳng tay ( xương trụ và xương quay) co lại. - Vì các dây thần kinh bị đứt không còn có xung gửi tới cơ sẽ gây ra hiện tượng cơ dãn hoàn toàn tức mất trương lực cơ. - Cơ có tính chất co và dãn. - Cơ thường bám vào 2 xương qua khớp nên khi cơ co làm xương cử động dẫn tới sự vận động của cơ thể. - Cơ co khi có kích thích của môi trường và chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh. - Ghi bài. II. Tính chất của cơ - Tính chất: co và dãn. - Cơ bám vào 2 xương qua khớp xương nên khi cơ co làm xương cử động dẫn tới cơ thể vận động. - Khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ ngắn lại đó là sự co cơ. Hoạt động 3: Ý nghĩa hoạt động của co cơ 5’ - Yêu cầu HS quan sát H9.4 SGK. - Sự co cơ có tác dụng gì? - Thông tin: Sự sắp xếp cơ trên cơ thể thường tạo thành từng cặp đối kháng. Cơ này kéo xương về 1 phía ngược lại. - Thử phân tích sự phối hợp hoạt động co, dãn giữa 2 cơ đầu (cơ gấp) và cơ 3 đầu (co duỗi) ở cánh tay? - GV nhận xét - Kết luận. - Quan sát hình. - Các cơ vân có đầu bám vào xương, khi cơ co giúp xương cử động làm cơ thể vận động để giải quyết các nhu cầu của cuộc sống như: đi lại, lao động. - Nghe giảng. - Phân tích sự phối hợp hoạt động co, dãn giữa cơ đầu và cơ 3 đầu: + Cơ 2 đầu là cơ gấp ở phía trước xương cánh tay, khi cơ này co lại kéo xương trụ và xương quay lên làm tay co lại. + Đồng thời cơ 3 đầu ở phía sau xương cánh tay dãn ra. - Ghi nhận - Ghi bài. III. Ý nghĩa của hoạt động co cơ : - Giúp cơ thể vận động. - Một số cơ ở gáy, lưng , bụng và chân giúp cơ thể giữ thân bằng. - Cơ co sinh nhiệt, giúp nhiệt độ cơ thể luôn ở 370C. 4. Củng cố: 1’ Gọi học sinh đọc khung kết luận của bài. 5. Kiểm tra đánh giá: 4’ - Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ? - Khi đi hoặc đứng, có lúc nào cơ gấp và co duỗi cẳng chân cùng co? giải thích hiện tượng đó? 6. Nhận xét tiết học: 1’ - Học bài. - Xem trước bài: 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9C - 15.doc
Tài liệu liên quan