- Yêu cầu HS đọc và quan sát tranh ở SGK.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để thực hiện lệnh SGK.
- Gọi đại diện nhóm trả lời và nhận xét.
* Nếu thức ăn thiếu thịt, rau, quả tươi thì cơ thể sẽ thiếu vitamin và sinh ra các bệnh như: chảy máu lợi, chảy máu dưới da, trẻ em thiếu vitamin D bị còi xương. Lượng vitamin cho mỗi người, mỗi ngày là rất ít (chỉ vài miligam/ngày).
- Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 34.1 SGK.
- Những loại Vitamin nào tan trong dầu? Tan trong nước?
- Vitamin có vai trò gì đối với hoạt động sinh lí của cơ thể?
- Đọc và quan sát tranh ở SGK.
- Thảo luận nhóm để thực hiện lệnh SGK.
- Đại diện nhóm trả lời và nhận xét.
- Nghe.
- HS nghiên cứu bảng 34.1 SGK.
- Tan trong dầu: Vitamin: A, D, E, K
- Tan trong nước: Vitamin C và B (B1, B2, B6, B12, ).
- Vai trò:
+ Là thành phần cấu trúc của nhiều enzim trong cơ thể nên đảm bảo sự hoạt động sinh lí bình thường của cơ thể.
+ Nếu thiếu vitamin sẽ dẫn tới rối loạn trong hoạt động sinh lí.
+ Nếu lạm dụng nhiều vitamin ở dạng thuốc có thể gây nguy hiểm.
3 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì II - Bài 34: Vitamin và muối khoáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20 Ngày soạn:
Tiết: 39 Ngày dạy: .
BÀI 34 VITAMIN VÀ MUỐI KHOÁNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày được vai trò của vitamin và muối khoáng.
- Vận dụng được những hiểu biết về vitamin và muối khoáng trong lập khẩu phần và xây dựng chế độ ăn uống hợp lí.
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng làm việc với sgk, vận dụng kiến thức.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức tự bảo vệ cơ thể , ăn uống hợp lý.
II. Phương pháp:
Đàm thoại + thông báo + quan sát.
III. Thiết bị dạy học:
Sưu tầm tranh ảnh về thiếu vitamin và muối khoáng như thiếu vitamin D (còi xương), thiếu iốt (bướu cổ).
IV.Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp: 1’
2.Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra)
3. Bài mới
a. Giới thiệu: 1’
Vitamin và muối khoáng có vai trò quan trọng đối với đời sống con người. Nhưng vitamin và muối khoáng lấy từ đâu, liều lượng thế nào đối với từng trường hợp cụ thể?
b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Vitamin
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
18’
- Yêu cầu HS đọc và quan sát tranh ở SGK.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để thực hiện lệnh Ñ SGK.
- Gọi đại diện nhóm trả lời và nhận xét.
* Nếu thức ăn thiếu thịt, rau, quả tươi thì cơ thể sẽ thiếu vitamin và sinh ra các bệnh như: chảy máu lợi, chảy máu dưới da, trẻ em thiếu vitamin D bị còi xương. Lượng vitamin cho mỗi người, mỗi ngày là rất ít (chỉ vài miligam/ngày).
- Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 34.1 SGK.
- Những loại Vitamin nào tan trong dầu? Tan trong nước?
- Vitamin có vai trò gì đối với hoạt động sinh lí của cơ thể?
- Đọc và quan sát tranh ở SGK.
- Thảo luận nhóm để thực hiện lệnh Ñ SGK.
- Đại diện nhóm trả lời và nhận xét.
- Nghe.
- HS nghiên cứu bảng 34.1 SGK.
- Tan trong dầu: Vitamin: A, D, E, K
- Tan trong nước: Vitamin C và B (B1, B2, B6, B12,).
- Vai trò:
+ Là thành phần cấu trúc của nhiều enzim trong cơ thể nên đảm bảo sự hoạt động sinh lí bình thường của cơ thể.
+ Nếu thiếu vitamin sẽ dẫn tới rối loạn trong hoạt động sinh lí.
+ Nếu lạm dụng nhiều vitamin ở dạng thuốc có thể gây nguy hiểm.
I. Vitamin:
- Vitamin là một hợp chất hóa học đơn giản.
- Vai trò:
+ Là thành phần cấu trúc của nhiều enzim trong cơ thể nên đảm bảo sự hoạt động sinh lí bình thường của cơ thể.
+ Nếu thiếu vitamin sẽ dẫn tới rối loạn trong hoạt động sinh lí.
+ Nếu lạm dụng nhiều vitamin ở dạng thuốc có thể gây nguy hiểm.
Hoạt động 2: Muối khoáng
19’
- Yêu cầu HS đọc và nghiên cứu bảng 34.2 để thực hiện lệnh Ñ SGK.
- Vì sao nói thiếu vitamin D trẻ em sẽ mắc bệnh còi xương?
- Vì sao nhà nước vận động nhân dân sử dụng muối iot?
- Trong khẩu phần ăn hằng ngày cần được cung cấp những loại thực phẩm nào để đảm bảo đủ vitamin và muối khoáng cho cơ thể?
- Muối khoáng là gì?
- Vì sao cần bổ sung thức ăn giàu chất sắt cho các bà mẹ khi mang thai.
- Đọc và nghiên cứu bảng 34.2 để thực hiện lệnh Ñ SGK.
- Vitamin có vai trò thúc đẩy quá trình chuyển hóa canxi và photpho để tạo xương.
- Vì muối iot là thành phần không thể thiếu được của hooc môn tuyến giáp.
- Trong khẩu phần ăn hàng ngày:
+ Cung cấp đủ lượng thịt (hoặc trứng, sữa) và rau quả tươi.
+ Cung cấp muối (nước chấm) vừa phải.
+ Nên dùng muối iot.
+ Trẻ em cần được tăng cường muối canxi.
+ Chế biến hợp lí để chống mất vitamin khi nấu ăn.
- Muối khoáng là thành phần quan trọng của tế bào, đảm bảo cân bằng áp suất thẩm thấu và lực trương của tế bào, tham gia vào thành phần cấu tạo của nhiều enzim đảm bảo quá trình trao đổi chất và năng lượng.
- Sắt cần cho sụa tạo thành hồng cầu và tham gia quá trình chuyển hóa. Vì vậy bà mẹ mang thai cần được bổ sung chất sắt để thai phát triển tốt, người mẹ khỏe mạnh.
- Là do trong gan của bé đã dự trữ muối sắt từ trong bụng mẹ, mà trong sữa mẹ cũng có chất sắt.
- Do trong thức ăn tươi có các vitamin có liều lượng khác nhau, nên khi thay đổi thực đơn các vitamin thay thế nhau, chất này bù cho chất kia.
Cơ thể hấp thu đủ lượng vitamin cần cho các hoạt động của cơ thể nên cơ thể phát triển tốt.
II. Muối khoáng:
- Muối khoáng là thành phần quan trọng của tế bào, đảm bảo cân bằng áp suất thẩm thấu và lực trương của tế bào, tham gia vào thành phần cấu tạo của nhiều enzim đảm bảo quá trình trao đổi chất và năng lượng.
- Khẩu phần ăn cần:
+ Phối hợp nhiều loại thức ăn động vật và thực vật
+ Sử dụng muối iot hằng ngày.
+ Chế biến thức ăn hợp lí để chống mất vitamin.
+ Trẻ em nên tăng cường muối canxi.
4. Củng cố: 1’
Gọi HS đọc nội dung kết uận của bài.
5. Kiểm tra đánh giá: 3’
- Hãy giải thich vì sao trong thời kì thuộc Pháp, đồng bào các dân tộc ở Việt Bắc và Tây Nguyên phải đốt cỏ tranh lấy tro để ăn.
Trong tro của cỏ tranh có một số muối khoáng tuy không nhiều và chủ yếu là muối kali.
- Việc ăn tro cỏ tranh chỉ là biện pháp tạm thời chứ không thể thay thế hoàn toàn muối ăn hàng ngày.
- Vì sao cần bổ sung thức ăn giàu chất sắt cho các bà mẹ khi mang thai.
Sắt cần cho sự tạo thành hồng cầu và tham gia quá trình chuyển hóa. Các bà mẹ mang thai cần được bổ sung chất sắt để thai phát triển tốt, người mẹ khỏe mạnh.
6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
- Học bài.
- Đọc mục: “Em có biết”
- Xem trước bài 36: “Tiêu chuẩn ăn uống. Nguyên tắc lập khẩu phần”.
7. Nhận xét tiết học: 1’
V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 39C.doc