1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: 1’
- Chúng ta hằng ngày bài tiết ra môi trường ngoài những sản phẩm nào? (Mồ hôi, khí cacbonic và nước tiểu)
- Trong đó, việc bài tiết nước tiểu có vai trị quan trọng nhất. Vậy qu trình đó diễn ra như thế nào?
b. Phát triển bài:
3 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 660 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì II - Bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21 Ngày soạn:............................
Tiết: 42 Ngày dạy: ............................
Chương VII: BÀI TIẾT
Bài 38: BÀI TIẾT VÀ CẤU TẠO HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm bài tiết và vai trò của nó với cơ thể sống, các hoạt động bài tiết chủ yếu và hoạt động quan trọng.
- Xác định được trên hình vẽ trình bày được bằng lời cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu.
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng quan sát, làm việc với SGK, vận dụng kiến thức.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe.
II. Phương pháp:
Đàm thoại + quan sát.
III. Thiết bị dạy học:
Tranh phóng to H 38.1 SGK
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: 1’
- Chúng ta hằng ngày bài tiết ra môi trường ngoài những sản phẩm nào? (Mồ hôi, khí cacbonic và nước tiểu)
- Trong đó, việc bài tiết nước tiểu có vai trị quan trọng nhất. Vậy qu trình đó diễn ra như thế nào?
b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Bài tiết
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
12’
- Yêu cầu HS đọc và xem bảng 38 ở SGK.
-Thảo luận nhóm:
- Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ đâu?
- Hoạt động bài tiết nào đóng vai trò quan trọng ?
- Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống?
- Gọi đại diện nhóm nhận xét.
→ GV tiểu kết.
- Đọc và xem bảng 38 ở SGK.
- Đại diện nhóm:
- Từ chính các hoạt động trao đổi chất của tế bào và cơ thể (CO2, nước tiểu, mồ hôi, ).
- Hoặc từ hoạt động tiêu hóa đưa vào cơ thể một số chất quá liểu lượng (các chất thuốc, các ion, côlesterôn, )
- Bài tiết CO2 của hệ hô hấp.
- Bài tiết chất thải của hệ bài tiết nước tiểu.
- Đại diện nhóm nhận xét. HS nghe và ghi bài
I. Bài tiết:
- Bài tiết: là một hoạt động không ngừng của cơ thể nhằm lọc và thải ra môi trường các chất cặn bã, do hoạt động trao đổi chất của tế bào, cùng một số chất được đưa vào cơ thể quá liều lượng có thể gây hại cho cơ thể
- Cơ quan bài tiết chủ yếu: phổi thải CO2, thận thải nước tiểu, da thải mồ hôi.
- Vai trò của bài tiết:
+ Giúp cơ thể thải các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào tạp ra và các chất dư thừa.
+ Đảm bảo tính ổn định của môi trường trong.
Hoạt động 2: Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu
25’
- Treo tranh phóng to H 38.1, yêu cầu HS nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm.
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm những bộ phận nào?
- Các bộ phận trên có đặc điểm cấu tạo như thế nào?
- Nhận xét.
Thận: gồm phần vỏ, phần tủy, bể thận.
+ Ống dẫn nước tiểu: Dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bóng đái từ mỗi quả thận.
+ Bóng đái: là túi tròn, chứa nước tiểu trước khi thải ra ngoài thành bóng đái co và dãn được nhờ cấu tạo cơ trơn và mô liên kết.
+ Ống đái: dẫn nước tiểu từ bóng đái ra ngoài, có 2 vòng cơ (cơ trơn và cơ vân) điều khiển việc đóng mở ống đái.
- Giảng thêm:
+ Mỗi quả thận dài khoảng: 10 – 12,5 cm, nặng 170kg.
- Kết luận.
- Quan st H 38.1, nghiên cứu SGK và đại diện nhóm trả lời.
Câu 1: d
Câu 2: a
Câu 3: d
Câu 4: d
- Gồm: Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
- Phát biểu:
+ Thận:
+ Ống dẫn nước tiểu.
+ Bóng đái.
+ Ống đái.
- Là phần vỏ (màu hồng hay đỏ sẫm). Dày 7 – 10 mm.
- Phần tủy (màu vàng).
- Bể thận nơi chứa nước tiểu chính thức.
- HS nghe và ghi bài.
II. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu.
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
- Cấu tạo của thận:
+ 2 quả thận với khoảng 2 triệu đơn vị chức năng.
+ Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận, nang cầu thận, ống thận để lọc máu và hình thành nước tiểu.
4. Củng cố: 1’
Gọi HS đọc nội dung trong khung hồng.
5. Kiểm tra đánh giá: 3’
- Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì? Việc bài tiết chúng do cơ quan nào đảm nhiệm?
- Các sản phẩm thải chủ yếu là: Cacbonic, nước tiểu, mồ hôi.
- Cơ quan bài tiết chủ yếu: phổi thải CO2, thận thải nước tiểu, da thải mồ hôi.
6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
- Học bài.
- Đọc mục: “Em có biết”
- Xem trước bài 39: “ Bài tiết nước tiểu”.
7. Nhận xét tiết học: 1’
V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 42C.doc