Giáo án môn Sinh học 8 - Kì II - Bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu

1. Ổn định lớp: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận.

- Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào?

3. Bài mới:

a. Giới thiệu: 1’

 Trong cuộc sống người ta luôn thường gặp các bệnh ở các cơ quan bài tiết nước tiểu. Nguyên nhân dẫn đến bệnh đó là gì? Làm thế nào để phòng tránh được các bệnh đó?

 

doc3 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 862 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì II - Bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22 Ngày soạn: ... Tiết: 44 Ngày dạy: Bài 40: VỆ SINH HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu và hậu quả của nó. - Trình bày được các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu và giải thích cơ sở khoa học của nó. 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng làm việc sgk, vận dụng kiến thức. 3. Thái độ Có ý thức xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu. II. Phương pháp Nghiên cứu – hoạt động nhóm – tìm tòi. III. Thiết bị dạy học Tranh phóng to H 38.1 và H 39.1 SGK. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận. - Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào? 3. Bài mới: a. Giới thiệu: 1’ Trong cuộc sống người ta luôn thường gặp các bệnh ở các cơ quan bài tiết nước tiểu. Nguyên nhân dẫn đến bệnh đó là gì? Làm thế nào để phòng tránh được các bệnh đó? b. Phát triển: Hoạt động 1: Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 15’ - Treo H38.1 và H39.1, yêu cầu HS đọc ở SGK và thảo luận nhóm. - Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như thế nào về sức khỏe? - Các tế bào ống thận làm việc kém hiệu quả hay bị tổn thương có thể dẫn đến hậu quả như thế nào về sức khỏe? - Khi đường dẫn nước tiểu bị nghẽn bởi sỏi có thể ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe? - Quan sát tranh, đọc ở SGK và thảo luận nhóm. - Quá trình lọc máu bị trì trệ → Các chất cặn bã và chất độc hại bị tích tụ trong máu → Biểu hiện sớm nhất là cơ thể bị phù, tiếp theo là bị suy thận toàn bộ dẫn tới hôn mê và chết. - Dẫn tới hậu quả: + Khi các tế bào ống thận làm việc kém hiệu quả → Qa trình hấp thụ lại các chất cần thiết và ài tiết tiếp các chất căn bã độc hại bị giảm → Môi trường trong bị biến đổi → Trao đổi chất bị rối loạn → Ảnh hưởng tới sức khỏe. + Khi các tế bào ống thận bị tổn thương có thể làm tắc ống thận hay nước tiểu trong ống có thể hịa thẳng vo trong mu → Gy đầu độc cơ thể với những biểu hiện tương tự trường hợp suy thận. - Gây tình trạng bí tiểu hay không đi tiểu được → Người bệnh đau dữ dội và có thể kèm theo sốt → Nếu không được cấp cứu kịp thời cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng. I. Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu: - Các vi khuẩn: gây viêm cầu thận. - Các chất độc hại: có trong thức ăn: gây sỏi thận. - Thiếu oxi: thận làm việc kém hiệu quả. - Khẩu phần ăn uống không hợp lí: gây sỏi thận, thận làm việc quá sức. - Uống quá ít nước. - Không giữ vệ sinh cơ thể. - Thường xuyên nín nhịn việc tiểu tiện. Hoạt động 2: Cần xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu 17’ - Yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn chỉnh bảng 40 SGK. - Gọi đại diện nhóm nhận xét - Nhận xét. - Vì sao phải uống đủ nước? - Vì sao phải ăn khẩu phần ăn hợp lí, cân bằng hợp vệ sinh? - Vì sao phải giữ vệ sinh cơ thể? - Liên hệ THGDMT: Chú ý tới chất lượng thức ăn Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường nước, đất bằng cách sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học để có được thức ăn sạch. - Các nhóm thảo luận để hoàn chỉnh bảng 40 SGK. - Đại diện nhóm nhận xét. - Ghi bài. - Uống nước đủ để pha loãng lượng chất độc và dư thừa trong máu, hạn chế việc quá tải ở các đơn vị thận, tránh việc cô đặc các chất muối có trong nước tiểu gây sỏi. - Ăn khẩu phần thức ăn hợp lí, cân bằng hợp vệ sinh để các đơn vị thận làm việc vừa sức, không bị quá tải, bị đầu độc, không bị mệt mỏi do thiếu oxi, tránh việc cô đặc các chất muối gây sỏi. - Để tránh bị viêm nhiễm do vi khuẩn, vi rút đi ngược theo đường bài tiết, tránh bị viêm nhiễm các đơn vị thận do các cơ quan khác lây sang. - Ghi nhận. II. Cần xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu: - Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu. - Khẩu phần ăn, uống hợp lí: + Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi. + Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại, hết hạn sử dụng. + Uống đủ nước. - Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn lâu. Các thói quen sống khoa học Cơ sở khoa học Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu. Hạn chế tác hại của các vi sinh vật gây bệnh. Khẩu phần ăn uống hợp lí - Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi. - Không để thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi. - Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại. - Hạn chế tác hại của các chất độc. - Uống đủ nước. - Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lọc máu được liên tục. Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn lâu. - Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tạo thành nước tiểu được liên tục. - Hạn chế khả năng tạo sỏi ở bóng đái. 4. Củng cố: 1’ Gọi HS đọc nội dung trong khung hồng. 5. Kiểm tra đánh giá: 3’ - Nêu những tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu. -Trong các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, em đã có thói quen nào và chưa có thói quen nào? 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ - Học bài: 38, 39, 40 kiểm tra 15 phút. - Đọc mục: “Em có biết” - Xem trước Chương VIII: Da - Bài 41: “ Cấu tạo và chức năng của da” 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc44C.doc
Tài liệu liên quan