Giáo án môn Sinh học 8 - Kì II - Bài 42: Vệ sinh da

1. Ổn định lớp: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Da có cấu tạo như thế nào?

- Da có chức năng gì?

3. Bài mới:

a. Giới thiệu: 1’

 Ở bài trước, chúng ta đã biết da có chức năng bài tiết, điều hòa thân nhiệt, bảo vệ cơ thể. Vậy, phải làm gì để có lớp da khỏe mạnh, thực hiện được các chức năng quan trọng đó?

 

doc4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì II - Bài 42: Vệ sinh da, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23 Ngày soạn: ....................................... Tiết: 46 Ngày dạy: ........................................ Bài 42: VỆ SINH DA I. Mục tiêu 1. Kiến thức Trình bày cơ sở khoa học của các biện pháp bảo vệ da, rèn luyện da để chống các bệnh ngoài da. 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào đời sống. 3. Thái độ Giáo dục thái độ và hành vi vệ sinh cá nhân và vệ sinh cộng đồng. II. Phương pháp Nghiên cứu – hoạt động nhóm III. Thiết bị dạy học Sưu tầm tranh ảnh về bệnh ngoài da như: ghẻ lở, chàm, vẩy nến, IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Da có cấu tạo như thế nào? - Da có chức năng gì? 3. Bài mới: a. Giới thiệu: 1’ Ở bài trước, chúng ta đã biết da có chức năng bài tiết, điều hòa thân nhiệt, bảo vệ cơ thể. Vậy, phải làm gì để có lớp da khỏe mạnh, thực hiện được các chức năng quan trọng đó? b. Phát triển bài: Hoạt động 1: Bảo vệ da TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 10’ - Yêu cầu HS thực hiện lệnh Ñ SGK. - Da bẩn có hại như thế nào? Da tiết mồ hôi và chất nhầy, các sản phẩm thải chứa chất hữu cơ và dễ bắt bụi, do vậy nên da dễ nhiễm bệnh, bị cháy, rận, ghẻ,... - Da bị xây xát có hại như thế nào? - Vậy để giữ sạch da cần làm gì? (GV gợi ý HS nghiên cứu  ở SGK). - Nhấn mạnh phần bảo vệ da. - Kết luận. - Thực hiện lệnh Ñ SGK. - + Là môi trường thuận lơi cho vi khuẩn phát triển, phát sinh bệnh ngoài da. + Làm hạn chế hoạt động bài tiết mồ hôi nên ảnh hưởng đến sức khỏe. - Da dễ nhiễm trùng gây các bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng máu, nhiễm vi khuẩn uốn ván. - Cần tắm giặt thường xuyên, rửa nhiều lần trong ngày những chỗ hay bị bụi bám mặt, chân tay). - Ghi bài. I. Bảo vệ da: bằng cách - Thường xuyên tắm rửa, thay quần áo, móng tay chân sạch sẽ, tóc gọn gàng, không nên mặt áo quần chật. - Khi tắm nên dùng khăn mềm, xà phòng ít chất kiềm. - Bôi thuốc sát trùng khi da bị tổn thương. - Không nên để da bị lạnh. - Giữ vệ sinh nguồn nước nơi ở. Hoạt động 2: Rèn luyện da 14’ - Yêu cầu HS nghiên cứu  và thực hiện lệnh Ñ ở SGK. - Gọi HS nhận xét. → Tiểu kết. - Yêu cầu HS nghiên cứu  và thực hiện lệnh Ñ ở SGK. - Gọi HS nhận xét. → Tiểu kết. II. Rèn luyện da: - Hình thức rèn luyện da: + Tắm nắng lúc 8 – 9 giờ. + Tập chạy buổi sáng. + Tham gia thể thao buổi chiều. + Xo bóp. + Lao động chân tay vừa sức. - Các nguyên tắc rèn luyện da. + Phải rèn luyện từ từ, nâng dần sức chịu đựng. + Rèn luyện thích hợp với tình trạng sức khỏe của từng người. + Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng để cơ thể tạo ra vitamin D chống còi xương. Bảng 42 – 1. Các hình thức rèn luyện da Hình thức Đánh dấu Hình thức Đánh dấu Tắm nắng lúc 8 – 9 giờ. P Tắm nước lạnh. Tắm nắng lúc 12 – 14 giờ. Đi lại dưới trời nắng không cần đội mũ, nón. Tắm nắng càng lâu càng tốt Xoa bóp. P Tập chạy buổi sáng. P Lao động chân vừa sức. P Tham gia thể thao buổi chiều. P Hoạt động 3: Phòng chống bệnh ngoài da 10’ - Yêu cầu HS nghiên cứu và thực hiện lệnh Ñ ở SGK – Gọi đại diện nhóm trả lời. - Gọi HS nhận xét. - Nguyên nhân nào gây bệnh ngoài da? Cách phòng bệnh? Cách chữa trị? - Biện pháp phòng chống các bệnh ngoài da? - Giảng thêm: Ở nơi phát sinh nhiều bọ mò, bọ chó cần diệt trừ ở cư trú của chúng bằng cách vệ sinh môi rường sử dụng thuốc diệt côn trùng phun vào các ổ, các bụi cây, ... - Kết luận. - Lồng ghép một phần THGDMT: Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh nguồn nước, vệ sinh nơi ở và nơi công cộng. - Nghiên cứu và thực hiện lệnh Ñ ở SGK. - Nhận xét. - Không giữ cho da sạch sẽ thì dễ mắc bệnh ngoài da. + Cách phòng bệnh: Cần vệ sinh cơ thể thường xuyên, tránh làm da bị xây xát, giữ vệ sinh nguồn nước, vệ sinh nơi ở, nơi công cộng. - Cách chữa trị: Tùy từng loại bệnh mà tìm phương pháp chữa tri. - Biện pháp: + Vệ sinh thân thể + Vệ sinh môi trường. + Chữa bằng thuốc đặc trị theo hướng dẫn của bác sĩ. + Không tự ý sử dụng thuốc có thể gây nguy hại cho sức khỏe. + Tiêm phòng uống ván cho trẻ sơ sinh và người mẹ, cách giảm nhẹ tác hại của bỏng. - Ghi nhận. - Ghi bài. - Ghi nhận. III. Phòng chống bệnh ngoài da: - Nguyên nhân: do vi khuẩn bị xay xát, bỏng nhiệt, bỏng hóa chất, bỏng điện, .... - Phòng bệnh: + Giữ vệ sinh thân thể. + Giữ vệ sinh môi trường. + Tránh để da bị xây xát, bỏng. - Chữa trị: + Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. + Bỏng nhiệt, bỏng hóa chất, bỏng điện, .... nhẹ, ngâm nước lạnh, bôi thuốc. + Bỏng nhiệt, bỏng hóa chất, bỏng điện, .... nặng: đưa nạn nhân đến trạm y tế gần nhất. 4. Củng cố: 1’ Gọi HS đọc nội dung kết luận của bài. 5. Kiểm tra đánh giá: 3’ - Vì sao phải bảo vệ da và giữ vệ sinh da? - Rèn luyện da bằng cách nào? - Vì sao nói giữ gìn môi trường sạch đẹp cũng là bảo vệ da? 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ - Học bài. - Đọc mục: “Em có biết” - Xem trước chương IX: “Thần kinh và giác quan” – Bài 43: “ Giới thiệu chung hệ thần kinh” 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy: Bảng 42 – 2. Các bệnh ngoài da và cách phòng chống STT Bệnh ngoài da Biểu hiện Cách phòng chống 1 Ghẻ, lở Da bị xây xát nổi mụn .. Vệ sinh cơ thể thường xuyên . 2 Hắc lào Ngứa, rát khó chịu Giữ vệ sinh, bôi thuốc 3 Lang ben Ngứa khó chịu . Giữ vệ sinh, bôi thuốc .. 4 Bỏng Da bị xây xát, đau, rát Bôi thuốc chống bỏng,sát trùng để rửa vết thương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc46C.doc
Tài liệu liên quan