1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: 1’
Nơron hướng tâm và nơron li tâm nhập lại thành dây thần kinh tủy. Vậy dây thần kinh tủy có cấu tạo và chức năng như thế nào?
3 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 524 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì II - Bài 45: Dây thần kinh tủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25 Ngày soạn: .....
Tiết: 49 Ngày dạy:
Bài 45: DÂY THẦN KINH TỦY
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Qua phân tích cấu tạo của dây thần kinh tủy làm cơ sở để hiểu rõ chức năng của chúng.
- Qua phân tích kết quả của thí nghiệm, rút ra được kết luận về chức năng của các rễ tủy và từ đó suy ra chức năng của dây thần kinh tủy.
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng quan sát, vận dụng kiến thức, tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe.
II. Phương pháp
Đàm thoại + quan sát
III. Thiết bị dạy học
- Tranh phóng to H 43.2, H 45.1 – 2 SGK
- Kẻ bảng 45 SGK
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: 1’
Nơron hướng tâm và nơron li tâm nhập lại thành dây thần kinh tủy. Vậy dây thần kinh tủy có cấu tạo và chức năng như thế nào?
b. Phát triển:
Hoạt động 1: Cấu tạo của dây thần kinh tủy
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
20’
- Treo H 43.2 H 45.1 – 2 và yêu cầu HS tìm hiểu ở SGK.Từ đó, HS phải hiểu được:
+ Từ tủy sống phát đi 31 đôi dây thần kinh tủy.
+ Các dây thần kinh tủy liên hệ với tủy sống qua rễ trước và rễ sau.Trong đó, bao gồm các bó sợi hướng tâm (nối với tủy sống qua rễ sau) và các bó sợi li tâm (nối với tủy sống qua rễ trước).
- Vì sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?
- Kết luận
- Quan sát H 43.2, H45.1 – 2 và tìm hiểu ở SGK
- Nghe và ghi nhận.
- Dây thần kinh tủy do các bó sợi cam giác và bó sợi vận động nhập lại, nối với tủy sống qua rễ trước và rễ sau tạo nên dây thần kinh tủy ( còn gọi là dây pha.
- Ghi bài.
1. Cấu tạo của dây thần kinh tủy
- Từ tủy sống phát đi 31 đôi dây thần kinh tủy.
- Mỗi dây thần kinh tủy được nối vơi tủy sống gồm 2 rễ:
+ Rễ trước (rễ vận động) gồm các bó sợi li tâm.
+ Rễ sau (rễ cảm giác) gồm các bó sợi hướng tâm.
- Các rễ tủy đi qua khe giữa hai đốt sống liên tiếp đã nhập lại thành dây thần kinh tủy.
Hoạt động 2: Chức năng của dây thần kinh tủy
17’
- Yêu cầu HS tìm hiểu và quan sát bảng 45 ở SGK.
- Căn cứ vào kết quả ở bảng trên, hãy rút ra kết luận về chức năng của các rễ tủy, rồi từ đó suy ra chức năng của dây thần kinh tủy?
- Kết luận.
- Tìm hiểu và quan sát bảng 45 ở SGK.
- Rễ trước dẫn truyền xung vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng (rễ li tâm).
- Rễ sau truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương (rễ hướng tâm).
- Ghi bài.
2. Chức năng của dây thần kinh tủy:
- Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động (li tâm) từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng (cơ và chi).
- Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các cơ quan thụ cảm về trung ương.
- Rễ trước và rễ sau nhập lại thành dây thần kinh tủy dẫn truyền xung thần kinh vận động và cảm giác (dây pha).
4. Củng cố: 1’
Gọi HS đọc nội kết luận của bài.
5. Kiểm tra đánh giá: 5’
- Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?
Là do tủy sống thuộc trung tâm thần kinh trung ương, là nơi “nhập” lại của dây thần kinh tới ( TK cảm giác đến não ) và dây thần kinh đi ( TK vận động ) nên gọi là pha tức pha giữa 2 loại dây thần kinh đó.
- Câu 2/143: Tiến hành 3 TN sau:
+ Kích thích mạnh chi trước, chi dưới bên nào không co thì rễ trước bên chi đó đã đứt (ngược lại).
+ Kích thích mạnh lần lượt 2 chi sau:
Nếu chi nào bị kích thích làm co các chi chứng tỏ rễ sau bên đó còn.
Nếu không gây co chi nào cả ( kể cả các chi trên) chứng tỏ rễ sau bên chi đó đứt
6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
- Học bài.
- Xem trước bài 46: “ Trụ não, tiểu não, não trung gian”
7. Nhận xét tiết học: 1’
V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 49C.doc