Giáo án môn Sinh học 8 - Kì II - Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng

1. Ổn định lớp: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Mô tả cấu tạo trong của đại não.

- Kể tên các vùng chức năng của vỏ đại não?

3. Bài mới

a. Giới thiệu: 1’

- Hệ thần kinh được phân thành những hệ nào?

- Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và chuyển sang bài mới.

 

doc3 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì II - Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26 Ngày soạn: ......................... Tiết: 52 Ngày dạy: .......................... Bài 48 HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG I. Mục tiêu 1.Kiến thức - Phân biệt phản xạ sinh dưỡng với phản xạ vận động về mặt cầu trúc và chức năng. - Phân biệt được bộ phận giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng về cấu trúc chức năng. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình. - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ Giáo dục ý thức vệ sinh, bảo vệ hệ thần kinh. II. Phương pháp Đàm thoại + quan sát + thảo luận nhóm III. Thiết bị dạy học Tranh phóng to H48.1 – 3 SGK IV. Tiến trình dạyhọc 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Mô tả cấu tạo trong của đại não. - Kể tên các vùng chức năng của vỏ đại não? 3. Bài mới a. Giới thiệu: 1’ - Hệ thần kinh được phân thành những hệ nào? - Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và chuyển sang bài mới. b. Phát triển: Hoạt động 1: Cung phản xạ sinh dưỡng Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo ngoài và chức năng của cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 7’ - GV yêu cầu HS quan sát H 48.1: Giới thiệu cung phản xạ vận động. - GV phát phiếu học tập cho các nhóm. - GV thu kết quả 1 vài nhóm, chiếu kết quả. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, khẳng định đáp án. - HS vận dụng kiến thức đã học, kết hợp quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập. - HS làm bài tập. - HS theo dõi, đối chiếu kết quả. - 1 vài đại diện nhận xét. - HS lắng nghe. I. Cung phản xạ sinh dưỡng - Cung phản xạ sinh dưỡng có trung ương là trụ não và tủy sống; ngoại biên gồm sợi cảm giác, sợi trước hạch, hạch thần kinh, sợi sau hạch. - Điều khiển hoạt động nội quan (không có ý thức). Hoạt động 2: Cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng Mục tiêu: Biết cấu tạo của hệ thần kinh dinh dưỡng 13’ - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi: - Hệ thần kinh sinh dưỡng có cấu tạo như thế nào? - Trình bày sự khác nhau giữa 2 phân hệ giao cảm và đối giao cảm? (treo H48.3 để HS minh hoạ) - Cho HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét. - Cá nhân HS tự thu nhận thông tin, trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời - Cấu tạo gồm: + Trung ương: não, tuỷ sống. + Ngoại biên: dây thần kinh và hạch thần kinh. - Đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS ghi nhận. II. Cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng - Cấu tạo gồm: + Trung ương: não, tuỷ sống. + Ngoại biên: nơron trước hạch, nơron sau hạch và hạch thần kinh. - Hệ thần (bó sợi vận động, bó sợi cảm giác) kinh sinh dưỡng gồm 2 phân hệ: + Phân hệ thần kinh giao cảm. + Phân hệ thần kinh đối giao cảm. Hoạt động 3: Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng Mục tiêu: Nêu được chức năng của hệ thần sinh dưỡng 10’ - GV yêu cầu HS nghiên cứu kĩ thông tin bảng 48.2 SGK và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về chức năng của 2 phân hệ giao cảm và đối giao cảm? Điều đó có ý nghĩa gì đối với đời sống? - Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Cá nhân HS tự thu nhận và xử lí thông tin, trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời: 2 phân hệ có chức năng đối lập nhau trên cùng một cơ quan. Nhờ tác dụng đối lập đó mà hệ thần kinh sinh dưỡng điều hoà được hoạt động của các cơ quan nội tạng. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. III. Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng - Hệ thần kinh sinh dưỡng thực hiện chức năng điều hòa hoạt động của các cơ quan nội tạng (cơ trơn, cơ tim và các tuyến). - Các hoạt động trên đều nhờ sự tác động đối lập của phân hệ giao cảm và đối giao cảm, đảm bảo cho hoạt động sinh lý bình thường. - Sự mất cân bằng trong hoạt động của hai phân hệ sẽ dẫn tới tình trạng bệnh lý. 4. Củng cố: 1’ Gọi HS đọc nội dung trong khung hồng. 5. Kiểm tra đánh giá: 4’ Trình bày sự giống và khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng giữa 2 phân hệ giao cảm và đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng. 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ - Học bài. - Đọc mục: “Em có biết” - Xem trước bài 49: “ Cơ quan phân tích thị giác” 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc52C.doc
Tài liệu liên quan