1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Trình bày các thành phần của một cơ quan phân tích, nêu rõ các thành phần đó trong cơ quan phân tích thị giác?
- Trình bày quá trình thu nhận ảnh của vật ở cơ quan phân tích thị giác?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: 1’
- Hãy nêu những bệnh và tật của mắt.
- Nguyên nhân và hậu quả của các bệnh, tật đó là gì?
- Làm thế nào để tránh các bệnh, tật đó?
5 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì II - Bài 50: Vệ sinh mắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27 Ngày soạn: .............................
Tiết: 54 Ngày dạy: .............................
Bài 50 VỆ SINH MẮT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày được các nguyên nhân của tật cận thị, viễn thị và cách khắc phục.
- Nêu được nguyên nhân của bệnh đau mắt hột, con đường lây truyền và cách phòng tránh.
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh mắt.
II. Phương pháp:
Đàm thoại + quan sát + thảo luận nhóm.
III. Thiết bị dạy học
- Tranh phóng to H50.1 – 4 SGK.
- Tranh vẽ về bệnh đau mắt hột và giữ vệ sinh mắt.
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Trình bày các thành phần của một cơ quan phân tích, nêu rõ các thành phần đó trong cơ quan phân tích thị giác?
- Trình bày quá trình thu nhận ảnh của vật ở cơ quan phân tích thị giác?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: 1’
- Hãy nêu những bệnh và tật của mắt.
- Nguyên nhân và hậu quả của các bệnh, tật đó là gì?
- Làm thế nào để tránh các bệnh, tật đó?
b. Phát triển:
Hoạt động 1: Các tật của mắt
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
24’
- Yêu cầu hs đọc và quan sát H50.1 – 2 SGK.
- Nguyên nhân gây cận thị và cách khắc phục?
* Thông tin:
Bẩm sinh: Vì trục trước sau của cầu mắt quá dài so với bình thường nên ảnh luôn hiênk trước màng lưới. Do không giữ được khoảng cách chuẩn khi đọc sách, khoảng cách giữa sách với mắt quá gần, làm thể thủy tinh luôn luôn phồng, lúc nhìn vật ở xa, thể thủy tinh không có khả năng dẹp trở về trạng thái bình thường được nữa, làm ảnh luôn hiện trước màng lưới, nhìn không rõ.
- Cách khắc phục và cách phòng tránh:
+ Khi đọc sách phải giữ đúng kị li.(25cm).
+ Khi đã bị tật có thể khắc phục bằng đeo kính cận. Để làm giảm bớt độ hội tụ của thể thủy tinh, đưa ảnh của vật lùi về đúng màng lưới mới nhìn rõ.
+ Tránh đọc những chỗ thiếu ánh sáng hoặc lúc đi trên tàu xe bị xóc nhiều.
- Yêu cầu hs đọc và quan sát H50.3 – 4 sgk.
- Dựa vào các thông tin trên xây dựng bảng 50.
* Thông tin
- Nguyên nhân:
Bẩm sinh: Vì trục trước sau của cầu mắt quá ngắn so với bình thường nên ảnh luôn lùi về phía sau màng lưới.
Do tuổi già: những người cao tuổi khả năng điều tiết của thể thủy tinh kém, chỉ nhìn được vật ở xa, khi đưa vật lại gần, ảnh của vật lùi ra sau màng lưới nên không nhìn rõ.
- Cách khắc phục: Đeo kính viễn để làm tăng them độ hội tụ, đưa ảnh về đứng màng lưới khi nhìn gần.
- Gọi đại diện nhóm nhận xét.
- Kết luận.
- Đọc và quan sát H50.1 – 2 SGK.
- * Nguyên nhân;
- Bẩm sinh: do cầu mắt dài.
- Do không giữ vệ sinh khi đọc sách.
* Cách khắc phục: Đeo kính cận ( kính mặt lõm).
Tại sao không nên học bài ở nơi thiếu ánh sáng (thì mất dễ bị tật cận thị)?
- Khi đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng ta phải đưa sách đến gần mắt mới nhìn rõ
- Lúc đó mắt phải điều tiết nên thể thủy tinh phải phồng để đưa ảnh về đúng màng lưới
- Nếu đọc sách trong tình trạng thiếu ánh sáng lâu dần làm cho thể thủy tinh luôn phồng mất khả năng dãnsẽ làm mắt bị tật cận thị.
- Đọc và quan sát H50.3 – 4 sgk.
- Hoàn thành bảng
- Đại diện nhóm nhận xét.
- Ghi bài.
I. Các tật của mắt.
1. Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần.
- Nguyên nhân: bẩm sinh do cầu mắt dài hoặc do không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường, làm thể thủy tinh luôn luôn phồng, lâu dần mất khả năng dãn.
- Cách khắc phục: đeo kính cận (kính mặt lõm).
2. Viễn thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa.
- Nguyên nhân: bẩm sinh do cầu mắt ngắn hoặc do người già thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi, không phồng được.
- Cách khắc phục: đeo kính lão (kính hội tụ).
Hoạt động 2: Bệnh về mắt
9’
- Treo tranh vẽ về bệnh đau mắt hột và giữ vệ sinh mắt.
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK.
- Nêu rõ hậu quả của bệnh đau mắt hột và cách phòng tránh?
- Nêu các bệnh về mắt?
- + Mắt loạn thị, các tia hình ảnh lại được hội tụ ở nhiều điểm trên võng mạc khiến cho người loạn thị thấy hình ảnh nhòe, không rõ.
+ Mù màu (rối loạn sắc giác hay loạn sắc giác) là một bệnh về mắt làm cho người ta không phân biệt được một số màu sắc.
+ Quáng gà là tình trạng bệnh lý ở mắt với biểu hiện nhìn kém vào ban đêm hay trong môi trường thiếu ánh sáng.
+ Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp do vi khuẩn hoặc virus gây ra hoặc phản ứng dị ứng với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột (cấp tính), lúc đầu ở một mắt sau lây sang mắt kia. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan ra cộng đồng qua đường hô hấp hay tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch rỉ mắt của người bệnh.
- Phòng tránh các bệnh về mắt bằng cách nào?
- Mắt lé là dạng bệnh lý bẩm sinh xuất hiện từ khi sinh ra. Bệnh thường phát sinh ở tuổi nhỏ, có khi từ lúc mới lọt lòng hoặc xuất hiện muộn hơn.
- Đục thủy tinh thể (cườm).
Thủy tinh thể được cấu tạo chủ yếu là nước và protein. Các protein được sắp xếp trật tự để cho ánh sáng xuyên qua và hội tụ trên võng mạc. Một số trường hợp protein tập trung thành đám, làm ánh sáng đi qua bị tán xạ, tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể cản ánh sáng đến võng mạc và giảm thị lực. Tình trạng này gọi là đục thủy tinh thể (cườm).
- Gọi HS nhận xét.
- Kết luận.
- Liên hệ THGDMT: Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, đặc biệt là giữ vệ sinh nguồn nước, không khí,
- Quan sát tranh vẽ về bệnh đau mắt hột và giữ vệ sinh mắt.
- Đọc thông tin SGK.
- + Hậu quả: màng giác bị đục dẫn tới mù lòa.
+ Cách phòng tránh bệnh mắt hột:
+ Không dùng chung khăn chậu với người khác, nhất là người bệnh.
+ Không tắm rửa trong ao, hồ tù hãm.
+ Không dụi tay bẩn vào mắt.
- Các bệnh về mắt: loạn thị, mù màu, các bệnh đau mắt đỏ, bệnh quáng gà.
- Ghi nhận.
- + Không được dụi tay bẩn vào mắt.
+ Không dùng chung khăn hoặc chậu với người khác, người bệnh.
+ Không tắm trong các ao, hồ tù đọng.
- Ghi nhận.
- Ghi nhận.
- Nhận xét.
- Ghi bài.
- Ghi nhận.
II. Bệnh về mắt
- Các bệnh về mắt: loạn thị, mù màu, các bệnh đau mắt đỏ, bệnh quáng gà,
- Để phòng tránh các bệnh về mắt:
+ Không được dụi tay vào mắt.
+ Không dùng chung khăn hoặc chậu với người khác, người bệnh.
+ Không tắm nơi nước bẩn.
+ Khi có vật hoặc hóa chất rơi vào mắt phải dùng nước sạch rửa mắt.
+ Khi mắt có biểu không bình thường phải đi khám mắt.
+ Ăn các loại thức ăn có chứa nhiều vitamin A.
Câu chuyện liên quan mù màu:
Vào năm 1875, ở Thụy Điển đã xảy ra tai nạn xe lửa đầu tiên làm chết nhiều người, gây chấn động châu Âu. Hai tàu tốc hành, một tàu hàng và một tàu khách, đâm thẳng vào nhau trong lúc đang chạy với tốc độ cao. Rất lâu sau, các chuyên gia không rõ nguyên nhân.
Về sau, tình cờ một nhà tâm lý đưa cho người công nhân lái tàu còn sống sót chọn mấy cuộn len có màu không giống nhau thì phát hiện ra anh ta bị bệnh mù màu đỏ. Do không phân biệt rõ đèn tín hiệu cấm tàu với đèn thông xe nên anh vẫn thản nhiên cho tàu phóng nhanh, đâm vào xe lửa đang chạy đúng tuyến đường, gây nên tai nạn khủng khiếp.
4. Củng cố: 1’
Gọi HS đọc nội dung kết bài.
5. Kiềm tra đánh giá: 4’
- Nêu các tật về mắt?
- Nêu các bệnh về mắt?
6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
- Học bài.
- Trả lời các câu hỏi ở SGK.
- Đọc mục: “Em có biết”
- Xem trước bài 51: “ Cơ quan phân tích thính giác”
7. Nhận xét tiết học: 1’
V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy:
Bảng 50: Các tật mắt, nguyên nhân và cách khắc phục.
Các tật của mắt
Nguyên nhân
Cách khắc phục
Cận thị
- Bẩm sinh: cầu mắt dài.
- Do không giữ khoảng cách đúng khi đọc sách (đọc quá gần)
Đeo kính cận (kính mặt lõm)
Viễn thĩ
- Bẩm sinh: cầu mắt ngắn.
- Do thủy tinh thể bị lão hóa (già) mất khả năng điều tiết.
Đeo kính viễn (kính mặt lồi)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 54C.doc