1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Nêu các tật về mắt, nguyên nhân và cách khắc phục?
- Nêu những hậu quả của bệnh đau mắt hột và cách phòng tránh?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: 1’
Giới thiệu ý nghĩa của cơ quan phân tích thính giác, xác định các thành phần của cơ quan phân tích thính giác, nhấn mạnh bộ phận thụ cảm thính giác nằm trong tai tại cơ quan Coocti.
5 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì II - Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 28 Ngày soạn: .
Tiết: 55 Ngày dạy: ..
Bài 51: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Xác định rõ các thành phần của cơ quan phân tích thính giác.
- Mô tả được các bộ phận của tai.
- Trình bày được quá trình thu nhận các cảm giác âm thanh (âm cao – thấp, âm to – nhỏ).
2. Kĩ năng
Có kĩ năng phân tích cấu tạo của một cơ quan qua loại tranh phân tích.
3. Thái độ
Tự giác tuân thủ cách giữ gìn vệ sinh tai.
II.BPhương pháp
Đàm thoại + quan sát
III. Thiết bị dạy học
- Tranh phóng to H51.1 -2 SGK
- Mô hình cấu tạo tai.
IV.Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Nêu các tật về mắt, nguyên nhân và cách khắc phục?
- Nêu những hậu quả của bệnh đau mắt hột và cách phòng tránh?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: 1’
Giới thiệu ý nghĩa của cơ quan phân tích thính giác, xác định các thành phần của cơ quan phân tích thính giác, nhấn mạnh bộ phận thụ cảm thính giác nằm trong tai tại cơ quan Coocti.
b. Phát triển:
Hoạt động 1: Cấu tạo của tai:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
15’
- Cơ quan phân tích thính giác gồm các bộ phận nào?
- Treo H51.1 và yêu cầu các nhóm chọn cụm từ thích hợp (ghi trên chú thích) điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn viết về cấu tạo của tai ở SGK.
- Vậy em hãy cho biết tai được cấu tạo như thế nào? Chức năng từng bộ phận?
- Chức năng của tai ngoài (của vành tai, ống tai và màng nhĩ).
- Người ta dùng sụn của tải để để phẫu thuật thẫm mỹ mũi cao.
- Chức năng của tai giữa (truyền sóng âm từ tai ngoài vào màng cửa bầu)
- Hút thuốc lá có khói ra lỗ tai, khó thuốc theo hầu mang nhĩ lỗ tai.
- Chức năng của tai trong.
- Qua cấu tạo và chức năng từng bộ phận của tai, em hãy cho biết tai có chức năng gì?
- Ốc tai màng: gồm màng tiền đình, màng cơ sở, màng bên. Trên màng cơ sở có cơ quan coocti, trong đó có các tế bào đệm và tế bào thụ cảm thính giác, thu nhận kích thích tiếng động.
- Phát biểu.
- Quan sát H51.1
- Vành tai; Ống tai; Màng nhĩ; Chuỗi xương tai.
- Tai ngoài, tai giữa, tai trong.
- + Vành tai: Cấu tạo bởi chất sụn được da bao bọc, hình phễu, có các gờ xoắn ốc. Chức năng hứng sóng âm.
+ Ống tai: dài khoảng 2cm. Trong ống tai có lông và tuyến tiết dịch nhờn. Chức năng hứng sóng âm.
+ Màng nhĩ: Ngăn cách ống tai với tai giữa, chức năng khuếch đại âm thanh.
- + Chuỗi xương tai: gồm 3 xương: xương búa, xương đe và xương bàn đạp, liên hệ từ màng nhĩ đến của bầu dục của tai trong. Chức năng truyền âm thanh từ tai ngoài vào tai trong.
+ Vòi nhĩ: là 1 ống thông khoang tai giữa với hầu , chức năng cân bằng áp suất hai bên màng nhĩ.
- + Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên: thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.
+ Ốc tai: gồm ốc tai màng và ốc tai xương, thu nhận kích thích của sóng âm.
- + Thu nhận âm thanh.
+ Giữ cho cơ thể được thăng bằng nhờ hệ thống tiền đình ở tai trong.
*Cơ quan phân tích thính giác gồm:
- Tế bào thụ cảm thính giác
- Dây thần kinh thính giác
- Vùng thính giác ở thùy thái dương
I. Cấu tạo của tai:
1. Tai ngoài:
- Vành tai: tạo bởi chất sụn bên trong được da bao bọc bên ngoài. Chức năng hứng sóng âm.
- Ống tai có chức năng hứơng sóng âm.
- Màng nhĩ là giới hạn tai ngoài với tai giữa, chức năng khuếch đại âm thanh.
2. Tai giữa:
- Chuỗi xương tai: gồm 3 xương: xương búa, xương đe và xương bàn đạp. Chức năng truyền âm thanh từ tai ngoài vào tai trong.
- Vòi nhĩ: là 1 ống thông với khoang tai giữa với hầu, cân bằng áp suất hai bên màng nhĩ.
3. Tai trong:
- Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên: thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.
- Ốc tai: gồm ốc tai màng và ốc tai xương chứa cơ quan Coóc ti có chức năng thu nhận kích thích của sóng âm.
Hoạt động 2: Chức năng thu nhận sóng âm
9’
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK.
- Gọi HS trình bày lại trên hình vẽ về cấu tạo của tai trong.
- Gọi HS trình bày quá trình thu nhận các kích thích của sóng âm của tai trong và cho ta cảm giác về âm thanh tai đã thu nhận (dựa vào H51.2 SGK).
- Gọi HS nhận xét
- Tiểu kết
- Đọc thông tin SGK.
- Trình bày lại trên hình vẽ về cấu tạo của tai trong.
- Sóng âm đập vào màng nhĩ, sau khi được chuỗi xương tai khuếch đại ở cửa bầu thì làm rung động ngoại dịch, rồi chuyển sang nội dịch. Các sợi liên kết tương ứng của màng cơ sở cũng rung động và kích thích các tế bào thụ cảm thính giác, làm xuất hiện xung thần kinh truyền theo dây thính giác lên vùng thính giác (vỏ não) giúp ta nhận được các âm thanh.
- Nhận xét.
- Ghi bài.
II. Chức năng thu nhận sóng âm:
Cơ chế truyền và thu nhận sóng âm: Sóng âm vành tai màng nhĩ chuỗi xương tai cửa bầu chuyển động ngoại dịch và nội dịch kích thích cơ quan Coóc ti xuất hiện xung thần kinh vùng thính giác phân tích cho biết âm thanh.
Hoạt động 3: Vệ sinh tai
6’
- Yêu cầu HS đọc SGK.
- Để tai hoạt động tốt cần lưu ý vấn đề gì?
- Hãy nêu các biện
pháp giữ vệ sinh tai và bảo vệ tai?
- Gọi HS nhận xét
- Tiểu kết
* Giảng thêm:
- Vì sao không nên làm việc ở nơi có tiếng động to?
- Vì sao phải hạn chế dùng thuốc kháng sinh? (Kháng sinh còn được gọi là Trụ sinh là những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu.)
- Vì sao phải giữ vệ sinh mũi và họng?
- Liên hệ THGDMT: Giáo dục cho HS ý thức phòng tránh ô nhiễm tiếng ồn, giữ cho môi trường yên tĩnh.
- Đọc SGK.
- Giữ vệ sinh tai, bảo vệ tai.
- Không dùng vật nhọn, sắc để ngoái tai hoặc lấy ráy.
- Tránh nơi có tiếng ồn, tiếng động thường xuyên.
-Cần giữ vệ sinh mũi họng để phòng bệnh cho tai.
- Giữ vệ sinh tai.
- Ghi nhận
- HS ghi bài.
- Vì: Tai dễ bị tổn thương do màng nhĩ bị giảm tính đàn hồi, thần kinh cũng bị tác động.
Mặt khác: Tiếng ồn to có thể làm rách màng nhĩ và hư hỏng các tế bào thụ cảm thính giác, gây điếc sau này.
- Vì: Thuốc kháng sinh có ảnh hưởng lên hoạt động của các bộ phận của tai trong và thần kinh nên khi sử dụng quá nhiều và thường xuyên dễ gây ù tai hay điếc.
- Vì: Mũi và họng có ống Eustache liên hệ với tai giữa, nếu không giữ gìn sạch sẽ mũi họng có thể gây bệnh viêm tai giữa từ các bệnh viêm mũi hay viêm họng bình thường.
- Ghi nhận.
III. Vệ sinh tai:
- Giữ vệ sinh tai:
+ Thường xuyên vệ sinh tai.
+ Giữ vệ sinh mũi họng.
- Bảo vệ tai:
+ Tránh làm việc ở những nơi quá ồn.
+ Không dùng vật nhọn để ngoáy tai.
+ Hạn chế dùng thuốc kháng sinh.
4. Củng cố: 1’
Gọi HS đọc nội dung kết luận của bài.
5. Kiểm tra đánh giá: 5’
- Tại sao ngồi trên máy bay khi cất cánh và hạ cánh ta thường thấy ù tai, đau trong tai?
Vì áp suất hai bên màng nhĩ không cân bằng, cần nhét bông vào tai hoặc nhai kẹo singum,
- Vì sao ta có thể xác định được âm thanh phát ra từ bên trái hay bên phải.
6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
- Học bài.
- Trả lời các câu hỏi ở SGK.
- Đọc mục: “Em có biết? ”
- Xem trước bài 52: “ Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện”
7. Nhận xét tiết học: 1’
V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 55C.doc