1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Nêu cấu tạo và chức năng của tai trong?
- Qúa trình thu nhận kích thích của sóng âm diễn ra như thế nào giúp người ta nghe được?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: 1’
Trong bài 6 các em đã nắm được khái niệm về phản xạ. Nhiều phản xạ khi sinh ra đã có, cũng có những phản xạ phải học tập mới có được. Vậy phản xạ có những loại nào? Làm thế nào để phân biệt được chúng? Muốn hình thành hoặc xoá bỏ phản xạ thì làm như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
5 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì II - Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 28 Ngày soạn: .......................................
Tiết: 56 Ngày dạy:.........................................
Bài 52: PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Phân biệt được phản xạ không điều kiện (PXKĐK) và phản xạ có điều kiện (PXCĐK).
- Nêu ý nghĩa của PXCĐK đối với đời sống.
- Trình bày quá trình hình thành các phản xạ mới và kìm hãm (hay ức chế) các phản xạ cũ, nêu rõ các điều kiện cần khi thành lập các PXCĐK.
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng so sánh, giải thích, vận dụng, tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ
Tự ý thức bảo vệ sức khỏe.
II. Phương pháp
Đàm thoại + quan sát + thảo luận nhóm.
III. Thiết bị dạy học
Tranh phóng to H52.1 – 3 SGK.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Nêu cấu tạo và chức năng của tai trong?
- Qúa trình thu nhận kích thích của sóng âm diễn ra như thế nào giúp người ta nghe được?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: 1’
Trong bài 6 các em đã nắm được khái niệm về phản xạ. Nhiều phản xạ khi sinh ra đã có, cũng có những phản xạ phải học tập mới có được. Vậy phản xạ có những loại nào? Làm thế nào để phân biệt được chúng? Muốn hình thành hoặc xoá bỏ phản xạ thì làm như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
b. Phát triển:
Hoạt động 1: Phân biệt được phản xạ không điều kiện (PXKĐK) và phản xạ có điều kiện (PXCĐK)
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
7’
- Yêu cầu các nhóm HS thực hiện lệnh Ñ SGK (Bảng 52.1)
* Gợi ý: xem cuối mục I sgk.
- Gọi đại diện nhóm trả lời và nhóm khác bổ sung.
-Yêu cầu HS tìm thêm ít nhất 2 ví dụ cho mỗi loại phản xạ.
- Tiểu kết.
- Các nhóm thực hiện lệnh Ñ SGK (Bảng 52.1)
- Đại diện nhóm trả lời.
- Tìm thêm ít nhất 2 ví dụ cho mỗi loại phản xạ.
- Ghi bài
I. Phân biệt được phản xạ không điều kiện (PXKĐK) và phản xạ có điều kiện (PXCĐK):
- Phản xạ không điều kiện: là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.
VD: tay chạm phải vật nóng rụt tay lại.
- Phản xạ có điều kiện: là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập và rèn luyện.
VD: học đi, học nói.
Hoạt động 2: Sự hình thành phản xạ có điều kiện
15’
- Treo H52.1 – 3 SGK, vừa chỉ trên tranh vừa mô tả thí nghiệm của Paplôp về quá trình hình thành PXCĐK.
- Hướng dẫn HS thực hiện lệnh Ñ SGK.
- Hãy trình bày quá trình thành lập và ức chế PXCĐK đã thành lập một phản xạ mới qua một ví dụ tự chọn.
* GV thông báo: Muốn duy trì PXCĐK phải thường xuyên củng cố kích thích có điều kiện. Nếu không được củng cố, dần dần PXCĐK sẽ mất do ức chế (không có kích thích có điều kiện)
-Gọi HS nhận xét.
- GV tiểu kết.
- Quan sát H52.1 – 3 SGK và theo dõi sự hướng dẫn của GV.
- Thực hiện lệnh Ñ SGK
- PXCĐK được thành lập là do có sự kết hợp giữa các kích thích bất kì với kích thích của một PXKĐK muốn thành lập. Kích thích có điều kiện phải tác dụng trước vài giây so với kích thích của PXKĐK. Qúa trình đó phải được lập đi lập lại nhiều lần và phải thường xuyên củng cố.
- Muốn ức chế PXCĐK ta bỏ dần các kích thích có điều kiện, dần dần các kích thích này trở nên vô nghĩa và PXCĐK đã hình thành sẽ mất. Muốn thành lập phản xạ mới, ta lại bắt đầu bằng sự kết hợp giữa các kích thích bất kì với một PXKĐK muốn thành lập.
-HS nhận xét.
- HS ghi bài
II. Sự hình thành phản xạ có điều kiện:
1. Hình thành phản xạ có điều kiện:
- Điều kiện để thành lập PXCĐK: phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện.
- Qúa trình kết hợp đó phải được lập đi lập lại nhiều lần.
-Thực chất của việc thành lập PXCĐK là sự hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời nối các vùng của vỏ não với nhau.
2. Ức chế phản xạ có điều kiện:
Khi PXCĐK không được củng cố thì phản xạ mất đi.
3. Ý nghĩa:
- Đối với động vật: đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi.
- Đối với con người: đảm bảo sự hình thành các thói quen, tập quán trong sinh hoạt cộng đồng.
Hoạt động 3: So sánh các tính chất của phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
8’
- Yêu cầu HS thực hiện lệnh Ñ SGK (Bảng 52.2)
* GV gợi ý: xem cuối mục III SGK.
- Gọi đại diện nhóm trả lời và nhóm khác bổ sung.
- Tiểu kết.
- Thực hiện lệnh Ñ SGK (Bảng 52.2)
- Đại diện nhóm trả lời.
- Ghi bài
III. So sánh các tính chất của phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện:
HS kẻ bảng 52.2 trang 168 SGK.
4. Củng cố: 1’
5. Kiểm tra đánh giá: 3’
1. Nghe truyện: ĂN TRỘM MÈO
“Nhà vua có một con mèo quý lắm, xích bằng xích vàng và cho ăn những đồ mỹ vị.
Quỳnh vào chầu, trong thấy, bắt trộm về, cất xích vàng đi mà buộc xích sắt, nhốt một chỗ, đến bữa thì để hai bát cơm, một bát thịt cá, một bát rau nấu đầu tôm. Mèo ta quen ăn miếng ngon chạy đến bát cơm thịt cá chực ăn. Quỳnh cầm sẵn roi, hễ ăn thì đánh. Mèo đói quá, phải ăn bát rau nấu đầu tôm. Như thế, được hơn nửa tháng, dạy đã vào khuôn, mới thả ra.
Vua mất mèo, tiếc quá, cho người đi tìm, thấy nhà Quỳnh có một con giống hệt, bắt Quỳnh đem mèo vào chầu. Vua xem mèo, hỏi:
Sao nó giống mèo của trẫm thế? Hay khanh thấy mèo của trẫm đẹp bắt đem về, nói cho thật!
- Tâu bệ hạ, bệ hạ nghi cho hạ thần bắt trộm, thật là oan, xin bệ hạ đem ra thử thì biết.
- Thử thế nào? Nói cho trẫm nghe.
- Muôn tâu bệ hạ, bệ hạ phú quý thì mèo ăn thịt ăn cá, còn hạ thần nghèo túng thì mèo ăn cơm với đầu tôm, rau luộc. Bây giờ để hai bát cơm ấy, xem nó ăn bát nào thì biết ngay.
Vua sai đem ra thử. Con mèo chạy thẳng đến bát cơm rau, ăn sạch.
Quỳnh nói:
- Xin bệ hạ lượng cho, người ta phú quý thì ăn cao lương mỹ vị, bần tiện thì cơm hẩm rau dưa. Mèo cũng vậy, phải theo chủ.
Rồi lạy tạ đem mèo về.”
- Vì sao nhà vua chịu mất mèo?
2. Câu chuyện RỪNG MƠ CỦA TÀO THÁO.
Một năm vào mùa hạ, Tào Tháo thống lĩnh quân đội đi đánh Trương Tú. Đường hành quân rất khó khăn, trời nóng như đổ lửa, bầu trời không một gợn mây, mặt đất nóng giẫy, oi bức vô cùng. Quân đội của Tào Tháo đã hành quân nhiều ngày, suốt dọc đường toàn là núi non hoang sơ trơ trọi, không có bóng người, trong phạm vi vài chục dặm không hề có nguồn nước, tướng sĩ đều rất mệt mỏi. Nhiều người môi miệng khô nẻ đến bật máu, cứ đi được mấy dặm đường lại có người say nắng ngã xuống. Những binh sĩ thân thể cường tráng dần dần cũng khó mà trụ nối.
Nhìn thấy khí thế của binh sĩ ngày càng sa sút, Tào Tháo rất sốt ruột, bèn gọi người dẫn đường đến, hỏi nhỏ: “Gần đây có nguồn nước nào không?”
Người dẫn đường lắc đầu nói: “Suối nước ở phía bên kia núi, đường đi còn rất xa.”
Tào Tháo ngoảnh nhìn đoàn người ngựa mệt mỏi, nghĩ một lát rồi nói: “Không được, thời gian đã không còn kịp nữa!” Tào Tháo nhìn rừng cây phía trước, trầm tư một lát, rồi nói với người dẫn đường: “Ngươi không được nói gì, ta sẽ nghĩ cách”, ông ta nghĩ thầm, lúc này cho dù có hạ lệnh yêu cầu quân lính tăng tốc cũng vô ích, nhưng nếu cứ tiếp tục như thế cũng không phải là cách. Làm thế nào để tìm ra một biện pháp vẹn cả đôi đường, vừa có thể vực dậy khí thế của binh sĩ, lại có thể giúp cho các binh sĩ hết cơn khát.
Tào Tháo chợt nghĩ ra một biện pháp hay, bèn thúc ngựa đến trước đoàn quân, chỉ roi ngựa về phía trước, nói với các binh sĩ đang sức cùng lực kiệt rằng: “Phía trước kia có một rừng mơ rộng lớn rất sai quả, hãy mau lên đường, đi hết trái núi này sẽ đến rừng mơ đó!”
Các binh sĩ nghe vậy, nước miếng tứa ra đầy miệng, như là đã ăn được quả mơ thực, tỉnh thần phấn chấn hơn, bước chân cũng nhanh hơn rất nhiều, người nọ dìu người kia đi mau về phía trước. Sau đó, cho dù không tìm thấy rừng mơ, nhưng nhờ sự khích lệ của ý chí, cuối cùng họ cũng đến được nơi có nước.
Đỗ Văn Xê viết thêm:
Sau đó có người hỏi Tào Tháo:
- Sao không thấy rừng mơ vậy Thừa tướng?
- Đã có nước rồi sao không uống nước mà đòi mơ làm chi?
- !?!?!?
6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
- Học bài.
- Trả lời các câu hỏi ở SGK.
- Đọc mục: “Em có biết? ”
- Xem lại bài chuẩn bị ôn tập kiểm tra 1 tiết.
7. Nhận xét tiết học: 1’
V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy:
Bảng 52.1 – Các phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
STT
Ví dụ
PXKĐK
PXCĐK
1
Tay chạm phải vật nóng, rụt tay lại.
X
2
Đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra.
X
3
Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẽ.
X
4
Trời rét, môi tím ngắt, người run cầm cập và sởn gai ốc.
X
5
Gió mùa đông bắc về, nghe tiếng gió rít qua khe cửa chắc trời lạnh lắm, tôi vội mặc áo len đi học.
X
6
Chẳng dại gì mà chơi / đùa với lửa.
X
Bảng 52.2 – So sánh tính chất của phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
Tính chất của phản xạ không điều kiện
Tính chất của phản xạ có điều kiện
1.Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện.
2. Bẩm sinh.
3. Bền vững.
4. Có tính chất di truyền,mang tính chất chủng loại
5. Số lượng hạn chế.
6. Cung phản xạ đơn giản.
7. Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống.
1’.Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện (đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần).
2’. Được hình thành trong đời sống.
3’. Dễ mất khi không củng cố.
4’. Có thể không di truyền.
5’.Số lượng không hạn định.
6’. Hình thành đường liên hệ tạm thời.
7’.Trung ương chủ yếu có sự tham gia của vỏ não
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 56C.doc