Giáo án môn Sinh học 8 - Kì II - Bài 53: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người

1. Ổn định lớp: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: không

3. Bài mới:

a. Giới thiệu: 1’

Con người tiến hóa hơn các động vật khác được thể hiện rõ nhất ở sự hoạt động thần kinh cấp cao. Vậy hoạt động thần kinh cấp cao diễn ra như thế nào và có ý nghĩa gì đối với đời sống con người?

 

doc3 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 646 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì II - Bài 53: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 30 Ngày soạn: Tiết: 59 Ngày dạy: . Bài 53: HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO Ở NGƯỜI I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Phân tích được những điểm giống nhau và khác nhau giữa các PXCĐK ở người với động vật nói chung và thú nói riêng. - Trình bày được vai trò của tiếng nói, chữ viết và khả năng tư duy, trừu tượng ở người. 2. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng tư duy logic, suy luận chặt chẽ. 3. Thái độ Bồi dưỡng ý thức học tập, xây dựng thói quen, nếp sống văn hóa. II. Phương pháp Đàm thoại + thông báo + thảo luận nhóm. III. Thiết bị dạy học Những tài liệu liên quan đến nội dung bài học. IV. Tiến trình bài dạy học 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Bài mới: a. Giới thiệu: 1’ Con người tiến hóa hơn các động vật khác được thể hiện rõ nhất ở sự hoạt động thần kinh cấp cao. Vậy hoạt động thần kinh cấp cao diễn ra như thế nào và có ý nghĩa gì đối với đời sống con người? b. Phát triển: Hoạt động 1: Sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 12’ - Yêu cầu HS đọc ở SGK và thảo luận nhóm để trình bày được: sự thành lập, ức chế các PXCĐK. * Dựa vào SGK, phân tích và mở rộng kiến thức về sự giống và khác nhau của PXCĐK ở người với động vật: + Giống nhau về quá trình thành lập những điều kiện để PXCĐK được hình thành và ức chế cũng như ý nghĩa của chúng. + Khác nhau là ở số lượng và mức độ phức tạp của các PXCĐK. - Hãy tìm ví dụ trong thực tiễn đời sống về sự thành lập các phản xạ mới và ức chế các phản xạ cũ không còn thích hợp nữa. - Theo dõi để chỉnh sửa, bổ sung và chính xác hóa nội dung trình bày. - Đọc ở SGK và thảo luận nhóm. - Chú ý theo dõi. - Phát biểu, kết luận chung: + PXCĐK có thể được hình thành rất sớm ở trẻ mới sinh. Trẻ càng lớn, số lượng PXCĐK xuất hiện càng nhiều, càng phức tạp. + Bên cạnh quá trình thành lập PXCĐK mới cũng xảy ra quá trình ức chế PXCĐK không còn cần thiết đối với sự sống. + Sự phối hợp chặt chẽ giữa quá trình hình thành và ức chế các PXCĐK giúp cơ thể thích ứng được những điều kiện sống thay đổi. - HS trình bày ví dụ về sự thành lập các phản xạ mới và ức chế các phản xạ cũ không còn thích hợp nữa. - HS nghe và ghi bài. - Cho VD. I. Sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người: Sự hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người là hai quá trình thuận nghịch quan hệ mật thiết với nhau, là cơ sở để hình thành thói quen, tập quán, nếp sống có văn hóa. Hoạt động 2: Vai trò của tiếng nói và chữ viết 20’ - Yêu cầu HS đọc ở SGK. - Mở rộng: Ở người PXCĐK còn được thành lập thông qua tiếng nói và chữ viết (có ý nghĩa). Tiếng nói và chữ viết đại diện cho các sự vật và hiện tượng cụ thể là tín hiệu gián tiếp để hình thành PXCĐK. - Vậy tại sao khi nhìn thấy hay nghe nói, hoặc đọc các từ “quả chua” có một số người tiết nước bọt? - Tiểu kết. - Yêu cầu HS đọc ở SGK. - Nêu ý nghĩa của tiếng nói và chữ viết trong đời sống xã hội. - Nhận xét và bổ sung. - Thông tin: Tiếng nói và chữ viết là kết quả của một quá trình học tập, đã tích chứa trong đó ý nghĩa mà nó đại diện nên có thể là phương tiện để giao tiếp, để trao đổi kinh nghiệm với nhau và truyền đạt kinh nghiệm giữa các thế hệ. - HS đọc ở SGK. - HS nghe. - Khi ăn các quả chua cần tiết nhiều nước bọt, nhiều lần như vậy đã hình thành PXCĐK. Như vậy, hình dạng cụ thể của các quả chua là tín hiệu làm nhiều người tiết nước bọt. - Tiếng nói hay chữ viết “quả chua” cũng là những tín hiệu gây ra PXCĐK (tiết nước bọt), nhưng đây là hệ thống tín hiệu thức 2 chỉ có ở người. - Sỡ dĩ như vậy là do tiếng nói và chữ viết có thể giúp con người mô tả các sự vật, hiện tượng (không cấn có sự vật, hiện tượng) mà người nghe cũng tưởng tượng ra được. - Ghi bài - Đọc ở SGK. -Tiếng nói và chữ viết đại diện cho các sự vật hiện tượng cụ thể là tín hiệu để hình thành PXCĐK. Nó là kết quả của quá trình học tập, ý nghĩa chứa đựng trong tiếng nói và chữ viết có thể là phương tiện để giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm và truyền đạt kinh nghiệm. - Ghi nhận. - Nghe và ghi bài. II. Vai trò của tiếng nói và chữ viết: - Tiếng nói và chữ viết cũng là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao. - Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau. Hoạt động 3: Tư duy trừu tượng 6’ - Yêu cầu HS đọc ở SGK. - Thông tin: Tiếng nói và chữ viết là hình thức biểu đạt các sự vật hiện tượng cụ thể (kể cả hiện tượng tâm lí) dưới dạng các khái niệm, mà khái niệm là cơ sở của tư duy sáng tạo rất phong phú ở người (nếu tích lũy được nhiều kinh nghiệm và có thói quen tư duy). - Đọc ở SGK. - Nghe và ghi bài. III. Tư duy trừu tượng: - Từ những thuộc tín chung của sự vật, con người biết khái quát hóa thành những khái niệm được diễn đạt bằng các từ. - Khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa là cơ sở tư duy trừu tượng. 4. Củng cố: 1’ Gọi HS đọc nội dung kết luận của bài. 5. Kiểm tra đánh giá: 4’ - Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống con người? 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ - Học bài, đoc mục: “Em có biết” - Xem trước bài 54: “ Vệ sinh hệ thần kinh” 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc59C.doc
Tài liệu liên quan