1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Nêu vai trò của tuyến yên?
- Hoocmôn của tuyến giáp là gì? Hoocmôn này có vai trò gì? Nguyên nhân gây bệnh bứu cổ?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: 1’
Ngoài tuyến yên và tuyến giáp còn có những tuyến nội tiết nào? Tuyến tụy và tuyến trên thận có vai trò quan trọng điều hòa lượng đường trong máu. Vậy hoạt động của 2 tuyến này như thế nào?
3 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì II - Bài 57: Tuyến tụy, tuyến trên thận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 32 Ngày soạn:...
Tiết: 63 Ngày dạy:...
Bài 57: TUYẾN TỤY, TUYẾN TRÊN THẬN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Phân biệt được chức năng nội tiết và ngoại tiết của tuyến tụy.
- Trình bày được các chức năng của tuyến trên thận.
2. Kĩ năng
Rèn luyện kỹ năng: quan sát, phân tích, thảo luận.
3. Thái độ
Có ý thức giữ gìn sức khỏe, bảo vệ cơ thể.
II. Phương pháp:
Gợi mở + hoạt động theo nhóm nhỏ
III. Thiết bị dạy học
Tranh cấu tạo tuyến tụy, tuyến trên thận.
IV. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Nêu vai trò của tuyến yên?
- Hoocmôn của tuyến giáp là gì? Hoocmôn này có vai trò gì? Nguyên nhân gây bệnh bứu cổ?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: 1’
Ngoài tuyến yên và tuyến giáp còn có những tuyến nội tiết nào? Tuyến tụy và tuyến trên thận có vai trò quan trọng điều hòa lượng đường trong máu. Vậy hoạt động của 2 tuyến này như thế nào?
b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu chức năng của tuyến tụy
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
17’
- Nêu chức năng của tuyến tụy mà em biết ?
- Hướng dẫn HS quan sát H57.1, Tìm hiểu thông tin thảo luận:
- Phân biệt hức năng ngoại tiết và nôi tiết của tuyến tụy?
- Yêu cầu hs đọc nội dung vai trò của các hoocmon tuyến tụy.
- Trình bày tóm tắt quá trình điều hòa lượng đường huyết giữ được mức ổn định?
-Liên hệ: Bệnh tiểu đường, chứng hạ đường huyết.
- Nêu được chức năng nội tiết và chức năng ngoại tiết.
- Quan sát hình, tự đọc thông tin. Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
->Nêu được tác dụng đối lập của Insulin và Glucagôn.
- Lắng nghe
- Chú ý.
I. Tuyến tụy:
* Chức năng ngoại tiết: do các tế bào tiết dịch tụy theo ống dẫn đổ vào tá tràng giúp cho sự biến đổi thức ăn trong ruột non.
* Chức năng nội tiết (quá trình điều hòa đường huyết của hooc môn tuyến tụy)
- Tỉ lệ đường huyết (nồng độ glucôzơ trong máu) chiếm 0,12%.
- Tỉ lệ đường huyết tăng cao sẽ kích thích các tế bào tiết insulin chuyển glucôzơ thành glycôgen dự trữ trong gan và cơ làm giảm đường huyết.
- Tỉ lệ đường huyết giảm so với bình thường sẽ kích thích các tế bào tiết glucagôn chuyển glycôgen thành glucôzơ để nâng tỉ lệ đường huyết trở lại bình thường.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của tuyến trên thận
14’
- Yêu cầu hs tìm hiểu thông tin và quan sát H56.2
-Vị trí của tuyến trên thận?
- Nêu cấu tạo của tuyến trên thận?
- Chức năng của các hoocmon tuyến trên thận?
- Chức năng của tuyến trên thận?
- Kết luận.
- HS tìm hiểu thông tin, quan sát hình.
- Nêu được vị trí, cấu tạo.
- Nêu được chức năng của các hoocmon tuyến trên thận.
- Nêu được chức năng của tuyến trên thận?
- Ghi bài.
II. Tuyến trên thận:
- Vị trí: gồm 1 đôi nằm trên đỉnh của 2 quả thận.
- Cấu tạo: gồm phần vỏ tuyến gồm lớp cầu, lớp sợi, lớp lưới và phần tủy tuyến.
- Chức năng của tuyến trên thận:
+ Phần vỏ tuyến: tiết các hoocmôn có tác dụng điều hòa đường huyết, điều hòa các muối natri, kali trong máu và làm thay đổi các đặc tính sinh dục nam.
+ Phần tủy tuyến: tiết 2 loại hoocmôn ađrenalin và norađrenalin có tác dụng điều hòa hoạt động tim mạch và hô hấp, góp phần cùng với glucagôn điều chỉnh đường huyết.
4. Củng cố: 1’
Gọi HS đọc nội dung kết luận của bài.
5. Kiểm tra đánh giá: 4’
- Khi nói sự rối loạn trong hoạt động nội tiết của tuyến tụy sẽ dẫn tới tình trạng bệnh lí: bệnh tiểu đường hoặc chứng hạ đường huyết. Hãy giải thích vấn đề trên?
Vì tuyến tụy tiết ra 2 loại hooc môn là insulin và glucagôn, có tác dụng điều hòa lượng đường huyết luôn ổn định là: 0,12%
- Hooc môn insulin có tác dụng làm giảm đường huyết khi đường huyết lớn hơn 0,12% sẽ chuyển glucôzơ thành glycôgen dự trữ ở gan và cơ, giúp cơ thể tránh được bệnh tiểu đường.
- Hooc môn glucagôn có tác dụng làm tăng đường huyết khi đường huyết nhỏ hơn 0,12% sẽ chuyển glycôgen thành glucôzơ, giúp cơ thể tránh được bệnh hạ đường huyết.
- Sau bữa ăn, tỉ lệ đường huyết tăng lên hoặc sau khi chạy 200 mét tỉ lệ đường huyết giảm xuống, nhưng sau một thời gian, tỉ lệ đường huyết lại ổn định. Hãy giãi thích hiện tượng trên ?
- Sau bữa ăn tỉ lệ đường huyết tăng cao kích thích tế bào β tiết isulin, chuyển glucôzơ thành glycogen dự trữ ở gan và cơ, làm giảm tỉ lệ đường huyết
- Sau khi chạy 200 mét thì tỉ lệ đường huyết giảm kích thích tế bào α tiết glucagôn chuyển glycogen thành glucôzơ làm tăng tỉ lệ đường huyết.
6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
- Học bài.
- Đọc “Em có biết”.
- Xem trước bài 58: Tuyến sinh dục.
7. Nhận xét tiết học: 1’
V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 63C.doc