Giáo án môn Sinh học 8 - Kì II - Bài 62: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai

Câu 1 (3,0 điểm)

 Trình bày cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu.

Câu 2 (2,0 điểm)

 Nêu cấu tạo của da.

Câu 3 (2,0 điểm)

 Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi?

Câu 4 (3,0 điểm)

 Khi nói sự rối loạn trong hoạt động nội tiết của tuyến tụy sẽ dẫn tới tình trạng bệnh lí: bệnh tiểu đường hoặc chứng hạ đường huyết. Hãy giải thích vấn đề trên?

 

doc6 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì II - Bài 62: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 34 Ngày soạn: Tiết: 68 Ngày dạy: .. Bài 62: THỤ TINH, THỤ THAI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THAI I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hs chỉ rõ được điều kiện của sự thụ tinh và thụ thai trên cơ sở trên cơ sở hiểu rõ khái niệm vế thụ tinh và thụ thai. - Trình bày được quá trình nuôi dưỡng thai trong quá trình mang thai và điều kiện đảm bảo cho thai phát triển. - Giải thích được hiện tượng kinh nguyệt. 2. Kĩ năng Rèn kỹ năng thu htập thông tin, vận dụng thực tế, hoạt động nhóm. 3. Thái độ Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể. II. Phương pháp Quan sát + gợi mở + thuyết trình. III. Thiết bị dạy học Tranh phóng to hình SGK. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra 15’: NỘI DUNG ĐỀ 1 Câu 1 (3,0 điểm) Trình bày cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu. Câu 2 (2,0 điểm) Nêu cấu tạo của da. Câu 3 (2,0 điểm) Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi? Câu 4 (3,0 điểm) Khi nói sự rối loạn trong hoạt động nội tiết của tuyến tụy sẽ dẫn tới tình trạng bệnh lí: bệnh tiểu đường hoặc chứng hạ đường huyết. Hãy giải thích vấn đề trên? HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 1 Câu Nội dung Điểm 1 (3,0 điểm) - Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái. 1,0 điểm - Cấu tạo của thận: + 2 quả thận với khoảng 2 triệu đơn vị chức năng. 1,0 điểm + Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận, nang cầu thận, ống thận để lọc máu và hình thành nước tiểu. 1,0 điểm 2 (2,0 điểm) - Lớp biểu bì: tầng sừng và tầng tế bào sống. 0,5 điểm - Lớp bì: gồm thụ quan, dây thần kinh, tuyến mồ hôi, lông và bao lông, cơ co chân lông, mạch máu, tuyến nhờn. 1,0 điểm - Lớp mỡ dưới da: gồm các tế bào mỡ. 0,5 điểm 3 (2,0 điểm) - Rượu đã ức chế, cản trở sự dẫn truyền xung thần kinh qua cúc xinap giữa các tế bào thần kinh có liên quan đến tiểu não. 1,0 điểm - Khiến sự phối hợp hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể bị ảnh hưởng. 1,0 điểm 4 (3,0 điểm) Vì tuyến tụy tiết ra 2 loại hooc môn là insulin và glucagôn, có tác dụng điều hòa lượng đường huyết trong máu luôn ổn định là: 0,12% 1,0 điểm + Hooc môn insulin có tác dụng làm giảm đường huyết khi lượng đường trong máu lớn hơn 0,12% 0,5 điểm sẽ chuyển glucôzơ thành glycôgen dự trữ ở gan và cơ, giúp cơ thể tránh được bệnh tiểu đường. 0,5 điểm + Hooc môn glucagôn có tác dụng làm tăng đường huyết khi lượng đường trong máu nhỏ hơn 0,12% 0,5 điểm sẽ chuyển glycôgen thành glucôzơ, giúp cơ thể tránh được bệnh hạ đường huyết. 0,5 điểm NỘI DUNG ĐỀ 2 Câu 1 (2,0 điểm) Trình bày vai trò của bài tiết. Câu 2 (3,0 điểm) Da có chức năng gì đối với cơ thể? Câu 3 (3,0 điểm) Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng? Câu 4 (2,0 điểm) Nguyên nhân dẫn tới những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thị ở nam và nữ (trong tuổi vị thành niên) là gì? HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 2 Câu Nội dung Điểm 1 (2,0 điểm) - Giúp cơ thể thải các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào tạp ra và các chất dư thừa. 1,0 điểm - Đảm bảo tính ổn định của môi trường trong. 1,0 điểm 2 (3,0 điểm) - Bảo vệ: chống các tác động cơ học, các tuyến tiết chất nhờn có tác dụng diệt khuẩn, chống thấm và thoát nước, sắc tố tóc chống tác hại của tia tử ngoại. 1,0 điểm - Tiếp nhận kích thích của môi trường ngoài (nhờ thụ quan, dây thần kinh ở lớp bì ).. 0,5 điểm - Điều hòa thân nhiệt. 0,5 điểm - Bài tiết (nhờ tuyến mồ hôi ở lớp bì). 0,5 điểm - Da và sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp của con người (lông mày, móng tay, móng chân, tóc, ... 0,5 điểm 3 (3,0 điểm) - Khi đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng phải luôn đưa sách đến gần mắt mới nhìn rõ 1,0 điểm - Mắt phải điều tiết nên thể thủy tinh phải phồng lên để đưa ảnh của vật về đúng màng lưới. 1,0 điểm - Lâu dần làm cho thể thủy tinh luôn phồng mất khả năng dãn. 0,5 điểm Mắt bị tật cận thị. 0,5 điểm 4 (2,0 điểm) + Do tinh hoàn tiết hooc môn testosteron 0,5 điểm có tác dụng gây những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam. 0,5 điểm + Do buồng trứng tiết hooc môn ơstrogen này 0,5 điểm có tác dụng gây những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nữ. 0,5 điểm NỘI DUNG ĐỀ 3 Câu 1 (3,0 điểm) Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu. Câu 2 (2,0 điểm) Da bẩn và da bị xây xát có hại như thế nào? Câu 3 (2,0 điểm) Trong vệ sinh đối với hệ thần kinh cần quan tâm tới những vấn đề gì? Vì sao như vậy? Câu 4 (3,0 điểm) Sau bữa ăn, nồng độ glucôzơ trong máu (đường huyết) tăng lên hoặc sau khi chạy 200 mét nồng độ glucôzơ có thể giảm xuống, nhưng sau một thời gian, nồng độ glucôzơ trong máu lại ổn định. Hãy giãi thích hiện tượng trên ? HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 3 Câu Nội dung Điểm 1 (3,0 điểm) - Quá trình lọc máu: xảy ra ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu (lọc giữ tế bào máu và protein). 1,0 điểm - Quá trình hấp thụ lại: xảy ra ở ống thận: Các chất dinh dưỡng, nước, ion còn cần thiết: Na+, Cl-. 1,0 điểm - Quá trình bài tiết tiếp: ở phần sau của ống thận, các chất được tiếp tục bài tiết từ máu vào ống thận gồm các chất cặn bã (như ure, axit uric, ...), các chất thuốc, các ion thừa để tạo nên nước tiểu chính thức. 1,0 điểm 2 (2,0 điểm) * Da bẩn có hại - Là môi trường thuận lơi cho vi khuẩn phát triển, phát sinh bệnh ngoài da. 0,5 điểm - Làm hạn chế hoạt động bài tiết mồ hôi nên ảnh hưởng đến sức khỏe 0,5 điểm * Da bị xây xát có hại Da dễ nhiễm trùng gây các bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng máu, nhiễm vi khuẩn uốn ván, 1,0 điểm 3 (2,0 điểm) - Cần quan tâm vấn đề phòng chống ma tuý. 1,0 điểm - Vì ma tuý là chất gây nghiện, gây độc hại cho hệ thần kinh, người nghiện không thể học tập lao động bình thường hậu quả có thể gây ra những hành động mất khả năng kiểm soát. 1,0 điểm 4 (3,0 điểm) - Sau bữa ăn tỉ lệ đường huyết (nồng độ glucôzơ trong máu) tăng cao kích thích tế bào β tiết isulin, 0,5 điểm chuyển glucôzơ thành glycogen dự trữ ở gan và cơ và làm giảm lượng đường trong máu. 1,0 điểm - Sau khi chạy 200 mét thì tỉ lệ đường huyết giảm kích thích tế bào α tiết glucagon 0,5 điểm chuyển glycogen thành glucôzơ làm tăng lượng đường trong máu. 1,0 điểm 3. Bài mới: a. Giới thiệu: 1’ Chúng ta đã biết sự hình thành một cá thề mới qua các lớp động vật. Vậy còn ở người thì sao? Thai nhi được phát triền trong cơ thể mẹ như thế nào? b. Phát triển: Hoạt động 1: Thụ tinh và thụ thai TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 13’ - Cho HS tham khảo SGK, hỏi. - Thế nào là thụ tinh và thụ thai? Điều kiện để thụ tinh và thụ thai? - GV nhận xét. - GV thông báo thêm cho hs dựa vào hình 62.1 SGK. - Lưu ý: + Trứng gặp tinh trùng khi trứng đã đến tử cung rồi thì thụ tinh không xảy ra + Trứng đã thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung mà không phát triển thì thụ thai không có kết quả + Trứng được thụ tinh không di chuyển xuống tử cung mà làm tổ phát triển ở ống dẫn trứng hoặc vị trí khác ngoài tử cung gọi là chửa ngoài tử cung( rất nguy hiểm) - Tham khảo thông tin SGK, thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời. - Thụ tinh: Sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng tạo thành hợp tử. + Điều kiện: trứng gặp tinh trùng ở 1/3 ống dẫn trứng phía ngoài - Thụ thai: trứng được thụ tinh bám vào thành tử cung (làm tổ tại đó) tiếp tục phát triển thành thai + Điều kiện: trứng được thụ tinh phải bám vào thành tử cung - Ghi nhận I. Thụ tinh và thụ thai: - Thụ tinh: + Thụ tinh : là sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng tạo thành hợp tử. + Điều kiện: trứng gặp được tinh trùng ở 1/3 ống dẫn trứng phía ngoài và tinh trùng lọt được vào trứng để tạo thành hợp tử - Thụ thai: + Thụ thai: hợp tử di chuyển xuống và bám vào niêm mạc tử cung để làm tổ sẽ phát triển thành thai. + Điều kiện: hợp tử bám được vào lớp niêm mạc tử cung và làm tổ Hoạt động 2: Sự phát triển của thai 9’ - Cho HS tham khảo SGK. - Quá trình phát triển của bào thai diễn ra như thế nào? - Sức khỏe của người mẹ ảnh hưởng như thế nào đền sự phát triển của bào thai? - Thai được nuôi dưỡng như thế nào? - Người mẹ cần làm gì để thai phát triển tốt và khỏe mạnh? - GV nhận xét. - GV thông tin thêm về vai trò của nhau thai, các chất dinh dưỡng cần cho thai phát triển. - Tham khảo SGK. - Quá trình phát triển của bào thai. - Ảnh hưởng trực tiếp. - Thai được nuôi dưỡng nhờ chất dinh dưỡng lấy từ mẹ qua nhau thai. - Khi mang thai người mẹ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và tránh các chất kích thích có hại cho thai nhi: rượu, bia, thuốc lá, - Ghi bài. - Ghi nhận. II. Sự phát triển của thai: - Thai được nuôi dưỡng nhờ chất dinh dưỡng lấy từ cơ thể mẹ thông qua nhau thai. - Người mẹ khỏe mạnh thì thai phát triển tốt, khỏe mạnh. - Người mẹ cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, không nên vận động mạnh và tránh các chất kích thích như rượu, thuốc lá, ma túy và tạo không khí vui tươi thoải mái, .. Hoạt động 3: Hiện tượng kinh nguyệt 5’ - Cho HS tham khảo SGK, hỏi: - Do đâu mà có hiện tượng kinh nguyệt? - Hiện tượng kinh nguyệt là gì? - Kinh nguyệt xảy ra khi nào? - Do đâu có kinh nguyệt? - GV nhận xét - GV thông tin thêm cho HS: + Tính chất của chu kì kinh nguyệt do tác dụng của hoocmon tuyến yên + Tuổi kinh nguyệt tùy thuộc vào nhiều yếu tố + Kinh nguyệt không bình thường là biểu hiện của bệnh lý. - Giữ vệ sinh, tắm rửa thường xuyên. Rửa và thay băng vệ sinh thường xuyên mỗi 4 giờ - 6 giờ. - Hành kinh. - Trong quan hệ tình dục nếu thấy chậm kinh hoặc tắt kinh thì có thể đã có thai. - Tham khảo SGK, phất biểu: - Trứng rụng không được thụ tinh sau 14 ngày thể vàng tiêu giảm nhau thai không được hình thành lượng progesteron giảm tối thiểu gây nên sự co thắt tử cung dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt. - Kinh nguyệt là hiện tượng trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc tử cung bong ra thoát ra ngoài cùng máu và dich nhầy. - Kinh nguyệt xảy ra theo chu kì sau khi trứng rụng không được thụ tinh. - Kinh nguyệt đánh dấu chính thức tuổi dậy thì ở em gái, do trứng không được thụ tinh rụng gây hiện tượng kinh nguyệt - Ghi bài - + Chọn loại băng vệ sinh có độ thấm hút cao, chất liệu mềm mại, thông thoáng, ít gây kích ứng.  + Quần áo phải thay giặt, phơi khô ráo, sạch sẽ. Nên dùng loại mềm, mát, rút mồ hôi. + Khi có triệu chứng ngứa, đau, cần tránh cào gãi hay tự ý thoa, uống thuốc vì dễ làm bệnh nặng thêm. - Tránh giao hợp trong những ngày này vì người phụ nữ thường mệt mỏi, đồng thời dễ gây xuất huyết hay nhiễm trùng. III. Hiện tượng kinh nguyệt: - Kinh nguyệt là hiện tượng trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc tử cung bong ra thoát ra ngoài cùng máu và dịch nhầy. - Kinh nguyệt đánh dấu chính thức tuổi dậy thì ở các em gái. - Kinh nguyệt xảy ra theo chu kỳ từ 28 - 32 ngày và kéo dài 3 đến 5 ngày. - Khi có kinh nguyệt cần giữ vệ sinh sạch sẽ. 4. Củng cố: 1’ Đọc khung màu hồng SGK. 5. Kiểm tra đánh giá: 2’ Làm bài tập trang 195. 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ - Học bài và đọc mục em có biết - Xem trước nội dung bài 63: “Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai” 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc68C - 15.doc