1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Phân biệt PXKĐK với PXCĐK.
- Nêu rõ ý nghĩa của sự hình thành và sự ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống.
3. Bài mới:
a. Mở bài: 2’
Hôm nay chúng ta sẽ củng cố lại các nội dung kiến thức thực hành đã được biết ở các tiết trước gồm: quan sát tế bào và mô, tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương, sơ cứu cầm máu, hô hấp nhân tạo, tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt, phân tích một khẩu phần cho trước, tìm hiểu chức năng (liên quan đến cấu tạo) của tủy sống.
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì II - Tiết 57: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29 Ngày soạn: ........................................
Tiết: 57 Ngày dạy: .......................................
ÔN TẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Giúp HS nắm vững hệ thống kiến thức thực hành đã tìm hiểu.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng tổng hợp, khái quát hóa.
- Kĩ năng phân tích, ghi nhớ.
3. Thái độ
Yêu thích bộ môn sinh học.
II. Phương pháp
- Thảo luận nhóm.
- Vấn đáp – tái hiện.
III. Thiết bị dạy học
- Tranh các bài đã học.
- Bảng phụ.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Phân biệt PXKĐK với PXCĐK.
- Nêu rõ ý nghĩa của sự hình thành và sự ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống.
3. Bài mới:
a. Mở bài: 2’
Hôm nay chúng ta sẽ củng cố lại các nội dung kiến thức thực hành đã được biết ở các tiết trước gồm: quan sát tế bào và mô, tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương, sơ cứu cầm máu, hô hấp nhân tạo, tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt, phân tích một khẩu phần cho trước, tìm hiểu chức năng (liên quan đến cấu tạo) của tủy sống.
b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ
Mục tiêu: Nắm vững các kiến thức thực hành
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
20’
1. Phương pháp sơ cứu cho người gãy xương cẳng tay. (bài 12)
3. So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa các tình huống chủ yếu cần được hô hấp nhân tạo. (bài 23)
18. Phân biệt PXCĐK và PXKĐK (bài 52).
17. Giải thích một số nguyên nhân về tật cận thị. (bài 50)
16. Vai trò của tiểu não (bài 46).
15. Chức năng của dây thần kinh tủy (bài 45).
4. Phương pháp hà hơi thổi ngạt (bài 23).
2. Phương pháp cầm máu động mạch. (bài 19)
- + Bước 1: Đặt 2 nẹp gỗ (hay tre) vào chỗ xương gãy.
+ Bước 2: Lót trong nẹp bằng gạc (hay vải mềm) gấp dày ở các chỗ đầu xương.
+ Bước 3: Buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy.
- + Giống nhau: Cơ thể nạn nhân thiếu ôxi mặt tím tái.
+ Khác nhau:
Chết đuối: do phổi ngập nước.
Điện giật: do cơ hô hấp và có thể cả cơ tim bị co cứng.
Bị lâm vào môi trường thiếu khí: ngất hay ngạt thở.
- + Phản xạ không điều kiện: là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.
+ Phản xạ có điều kiện: là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập và rèn luyện.
- Nguyên nhân: bẩm sinh do cầm mắt dài hoặc do không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường, làm thể thủy tinh luôn luôn phồng, lâu dần mất khả năng dãn.
- Điều hoà, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể.
- + Rễ trước dẫn truyền xung vận động (li tâm) từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng (cơ và chi).
+ Rễ sau truyền xung thần kinh cảm giác từ các cơ quan thụ cảm về trung ương.
+ Rễ trước và rễ sau nhập lại thành dây thần kinh tủy dẫn truyền xung thần kinh vận động và cảm giác (dây pha).
- + Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau.
+ Bịt mũi bằng hai ngón tay.
+ Tự hít một hơi đầy lồng ngực rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và thổi hết sức vào phổi nạn nhân, không để không khí thoát ra ngoài chỗ tiếp xúc với miệng.
+ Ngừng thổi để hít vào rồi lại thổi tiếp.
+ Thổi liên tục với 12 - 20 lần/ phút cho tới khi quá trình tự hô hấp của nạn nhân được ổn định bình thường.
+ Chú ý:
Nếu miệng nạn nhân bị cứng, hó mở có thể dùng tay bịt miệng và thở vào mũi.
Nếu tim nạn nhân đồng thời ngừng đập có thể vừa thổi ngạt, vừa xoa bóp tim.
- + Dùng nón tay cái dò tìm vị trí động mạch cánh tay, khi thấy dấu hiệu mạch đập rõ thì bóp mạnh để làm ngừng chảy máu ở vết thương vài ba phút.
+ Buộc garô: dùng dây cao su hay dây vải mềm buộc chặt ở vị trí gần sát nhưng cáo hơn vết thương (về phía tim), với lực ép đủ làm cầm máu.
+ Sát trùng vết thương, đặt gạc và bông lên miệng vết thương rồi băng lại.
+ Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.
+ Lưu ý :
Vết thương chảy máu ở động mạch (tay chân) mới được buộc garô.
Cứ 15 phút nới dây garô 1 lần và buộc lại.
Vết thương ở vị trí khác chỉ ấn tay vào động mạch gần vết thương nhưng về phía trên.
I. Các bài thực hành -
Hệ thần kinh
5. Biết được tên, vai trò của enzim trong nước bọt. (bài 26)
- Enzim trong nước bọt có tên là amilaza.
- Enzim trong nước bọt hoạt động tốt nhất trong điều kiện độ pH = 7,2. và nhiệt độ = 37oC.
- Enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường mantozơ.
14. Chức năng của tủy sống (bài 44).
Tuỷ sống có các căn cứ thần kinh điều khiển sự vận động của các chi (PXKĐK). Giữa các căn cứ thần kinh có sự liên hệ với nhau.
13. Các bộ phận của hệ thần kinh. (bài 43)
1. Cấu tạo: hệ thần kinh gồm:
- Bộ phận trung ương: có não chứa trong hộp sọ và tủy sống trong ống xương sống được bảo vệ trong các khoang xương và màng não tủy.
- Bộ phận ngoại biên: Nằm ngoài trung ương thần kinh, có các dây thần kinh do các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động tạo nên, có các hạch thần kinh.
2. Chức năng: gồm
- Hệ thần kinh vận động (cơ xương) liên quan đến hoạt động của các cơ vân là hoạt động có ý thức.
- Hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa hoạt động của các dinh dưỡng và cơ quan sinh sản là hoạt động không có ý thức.
6. Tập phân tích một khẩu phần ăn cho sẵn đối với học sinh lớp 8. (bài 37)
Hoạt động 2: Kĩ năng
Mục tiêu: Nắm vững các kĩ năng thực hành
16’
- YC HS trả lời các câu hỏi sau.
11. Chức năng của da (bài 41)
9. Thải nước tiểu (bài 39)
6. Các sản phẩm thải chủ yếu và cơ quan thực hiện bài tiết.
10. Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu (Cần xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu): (bài 40)
- HS trả lời.
- + Bảo vệ: chống các tác động cơ học, các tuyến tiết chất nhờn có tác dụng diệt khuẩn, chống thấm và thoát nước, sắc tố tóc chống tác hại của tia tử ngoại.
+ Tiếp nhận kích thích của môi trường ngoài (nhờ thụ quan, dây thần kinh ở lớp bì )..
+ Điều hóa thân nhiệt.
+ Bài tiết (nhờ tuyến mồ hôi ở lớp bì).
+ Da và sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp của con người (lông mày, móng tay, móng chân, tóc, ...
- + Nước tiểu chính thức tạo thành được đưa xuống bể thận.
+ Từ bể thận nước tiểu theo ống dẫn tới bóng đái.
+ Rồi thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ vòng ống đái, cơ bóng đái và cơ bụng.
- + Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.
+ Khẩu phần ăn, uống hợp lí: không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi; không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại, hết hạn sử dụng; uống đủ nước.
+ Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn lâu.
II. Da – Bài tiết
12. Bảo vệ da (bài 42)
- Thường xuyên tắm rửa, thay quần áo, móng tay chân sạch sẽ, tóc gọn gàng, không nên mặt áo quần chật.
- Khi tắm nên dùng khăn mềm, xà phịng ít chất kiềm.
- Bôi thuốc sát trùng khi da bị tổn thương.
- Không nên để da bị lạnh.
- Giữ vệ sinh nguồn nước nơi ở.
7. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu (bài 38)
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
- Cấu tạo của thận:
+ 2 quả thận với khoảng 2 triệu đơn vị chức năng.
+ Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận, nang cầu thận, ống thận để lọc máu và hình thành nước tiểu.
8. Tạo thành nước tiểu (bài 39)
- Quá trình lọc máu: xảy ra ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu (lọc giữ tế bào máu và protein).
- Quá trình hấp thụ lại: xảy ra ở ống thận: Các chất dinh dưỡng, nước, ion còn cần thiết: Na+, Cl-.
- Quá trình bài tiết tiếp: Ở phần sau của ống thận, các chất được tiếp tục bài tiết từ máu vào ống thận gồm các chất cặn bã (như ure, axit uric, ...), các chất thuốc, các ion thừa để tạo nên nước tiểu chính thức.
4. Củng cố: Thông qua
5. Kiểm tra đánh giá: Thông qua
6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
1. Phương pháp cầm máu động mạch. (bài 19)
2. Phương pháp hà hơi thổi ngạt (bài 23).
3. Biết được tên, vai trò của enzim trong nước bọt. (bài 26)
4. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu (bài 38)
5. Tạo thành nước tiểu (bài 39)
6. Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu (Cần xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu): (bài 40)
7. Chức năng của da (bài 41)
8. Bảo vệ da (bài 42)
9. Chức năng của tủy sống (bài 44).
10. Chức năng của dây thần kinh tủy (bài 45).
11. Vai trò của tiểu não (bài 46).
12. Giải thích một số nguyên nhân về tật cận thị. (bài 50)
13. Phân biệt PXCĐK và PXKĐK (bài 52).
7. Nhận xét tiết học: 1’
V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 57C - ON TAP.doc