I. Mục tiêu:
1) Kiến thức:
Biết: Trình bày được khái niệm mô, kể ra được các loại mô và chứa năng của chúng
Hiểu: Phân biệt được các loại mô qua hình dạng, cấu tạo, chức năng.
Vận dụng: Xác định được ví trí các mô trên cơ thể và so sánh được các loại mô.
2) Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị:
1) Giáo viên: Tranh vẽ phóng to : Hình 4-1 4-4 (Các loại mô)
2) Hoc sinh: .
III. Phương pháp: Trực quan + Đàm thoại + Thuyết trình.
IV. Tiến trình dạy học:
1) Kiểm tra bài cũ:
Vẽ sơ đồ cấu tạo tế bào ? Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể ?
Đáp án: Mọi hoạt động sống của cơ thể điều liên quan đến TB: TĐC, lớn lên, sinh sản, cảm ứng. Vẽ hình: Cấu tạo tế bào.
Nêu cấu tạo và chức năng các bộ phận tế bào ?
2) Bài mới:
a) Mở bài: Cơ thể có nhiều tế bào, căn cứ vào cấu tạo và chức năng xếp chúng vào những nhóm giống nhau mô. Mô là gì ? Cơ thể có những loại mô nào ?
203 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Sinh học lớp 8 - Bài 1 đến bài 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ống ® thành phần cấu tạo của tủy sống.
Đối chiếu với cấu tạo của tủy sống (qua hình vẽ) để khẳng định mối quan hệ giữa cấu tạo với chức năng.
Vận dụng: Từ thí nghiệm ở ếch về c.tạo và ch.năng tủy sống, hs biết liên hệ trên người.
Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng: quan sát, phân tích, thao tác thí nghiệm.
Thái độ: Giáo dục ý thức kỉ luật, vệ sinh.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Mô hình một đoạn tủy sống cắt ngang.
Bảng phụ ghi tóm tắt Bảng 44 “Thí nghiệm tìm hiểu chức năng tủy sống”
a)Dụng cụ: bộ đồ mổ cho 6 nhóm; 6 giá treo; bông gòn; 6 cốc nước lã; đĩa kính dồng hồ.
Vật mẫu: 1 con ếch sống.
Hóa chất: dd HCl (0,3 %; 1 %; 3 %) (hoặc diêm)
Hoc sinh: Vật mẫu: 1 con ếch / nhóm ; Xem trước nội dung bài học.
Phương pháp: Thực hành.
Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Mở bài: Tủy sống thuộc bộ phận thần kinh trung ương, tủy sống có những chức năng gì ? giữa cấu tạo và chức năng có mối quan hệ như thế nào ?
Phát triển bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu chức năng của tủy sống
Mục tiêu: Hs tiến hành th.công 3 thí nghiệm ở lô 1; từ đó rút ra ch.năng của tủy sống.
Hoạt động của GV
H.đ. của HS
Nội dung
H.d. hs cách hủy não ếch bằng kim nhọn.
Treo bảng phụ ghi n.dung Bảng 44.
Bước 1: H.dẫn hs thao tác th.hiện thí nghiệm 1, 2, 3.
Lưu ý học sinh phải rữa sạch chân ếch sau mỗi thí nghiệm và lau sạch bằng bông gòn. Chờ 3’ mới kích thích tiếp.
Cho học sinh thảo luận nhóm: Xác định chức năng của tủy sống ? (Qua kiến thức đã biết ở bài 6 Phản xạ)
Ghi nhanh kết quả lên góc bảng.
Bước 2. G.viên biễu diễn thí nghiệm 4, 5.
Cắt dọc da lưng, ngang tủy (giữa đôi dây thần kinh da lưng 1, 2).
Kích thích lên chi sau, chi trước.
Thí nghiệm nhằm mục đích gì ?
Bước 3: Biểu diễn thí nghiệm 6, 7. Tiến hành khi hủy tủy phần trên vết cắt.
Khích thích lên chi sau rồi chi trước.
Qua thí nghiệm rút ra được điều gì ?
Quan sát, thực hiện thao tác theo hướng dẫn của giáo viên: cách hủy não ếch, cách kích thích các chi theo những nồng độ axit khác nhau, ghi lại kết quả.
Rữa sạch chân
Các nhóm nêu kết quả dự đoán. Ghi kết quả dự đoán vào bài tường trình.
I) Chức năng của tủy sống: (dự đoán)
Tủy sống có các căn cứ thần kinh điều khiển hoạt động của các chi.
Các căn cứ có liên hệ nhau theo đường liên hệ dọc.
Các căn cứ thần kinh liên hệ nhau nhờ các đường dẫn truyền ở tủy sống.
Tủy sống có các căn cứ thần kinh điều khiển phản xạ.
Hoạt động 2: Học sinh tìm hiểu cấu tạo của tủy sống
.
Mục tiêu: Nêu được c.tạo tủy sống gồm chất trắng và chất xám, liên hệ với chức năng.
Hoạt động của GV
H.đ. của HS
Nội dung
Treo tranh phóng to hình 44-1, 2, hướng dẫn học sinh quan sát.
Quan sát tranh theo hướng dẫn, nhận biết các thành phần của tủy sống.
II. Cấu tạo của tủy sống:
Tủy sống
Đặc điểm
Cấu tạo ngoài
Vị trí: Tủy sống được bảo vệ nằm trong cột sống từ đốt sống cổ I đến đốt thắt lưng II.
Hình dạng:
+ Hình trụ, dài 50 cm
+ Có 2 chổ phình to là phình cổ và phình thắt lưng .
Màng tủy: có 3 lớp: màng cứng, màng nhện và màng nuôi.
Cấu tạo trong
Chất xám: nằm trong, có hình cánh bướm, là căn cứ của các PXCĐK.
Chất trắng: nằm ngoài bao quanh chất xám là các đường dẫn truyền nối các căn cứ tủy sống với nhau và với não bộ.
Củng cố: H.dẫn học sinh liên hệ giữa cấu tạo với chức năng của tủy sống (qua các thí nghiệm).
Bước thí nghiệm
Điều kiện thí nghiệm
Thí nghiệm
Cường độ và vị trí kích thích
Kết quả quan sát
I
(Học sinh tiến hành theo nhóm)
Ếch đã hủy não để nguyên tủy
1
Kích thích nhẹ chi sau bên phải bằng dd HCl 0,3%
Chi sau bên phải co.
2
Kích thích chi đó mạnh hơn bằng dd HCl 1%
Cả 2 chi sau đều co.
3
Kích thích rất mạnh chi đó bằng d.dịch HCl 3%
Cả 4 chi đều co
II
(Giáo viên biểu diễn)
Cắt ngang tủy (giữa 2 đôi dây thần kinh da lưng 1 và 2)
4
Kích thích rất mạnh chi sau bằng d.dịch HCl 3%
Hai chi sau co, chi trước k. co
5
Kích thích rất mạnh chi trước bằng dd HCl 3%
Hai chi trước co, chi sau k.co.
III
(Gv biểu diễn)
Hủy tủy ở trên vết cắt
6
Kích thích rất mạnh chi trước bằng d.dịch HCl 3%
Chi trước không co.
7
Kích thích rất mạnh chi sau bằng d.dịch HCl 3%
Hai chi sau co.
Tổng kết:
Nhận xét tinh thần làm việc của học sinh
Rút kinh nghiệm chung.
Dặn dò: Xem trước nội dung bài 38
TiÕt:47
Ngµy so¹n: 2/2/2016
Bµi 45: d©y thÇn kinh tuû
I) Môc tiªu:
1) Kiến thức:
Biết: Mô tả được cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy.
Hiểu: Phân tích được thí nghiệm (tưởng tượng) rút ra được chức năng của rễ tủy, từ đó rút ra được chức năng của dây thần kinh tủy.
Vận dụng: Giải thích được dây thần kinh tủy là dây pha.
Kỹ năng: Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm.
Chuẩn bị: Tranh vẽ phóng to hình 43-2 và 45-1 – 2 (sgk).
Phương pháp: Trực quan + Đàm thoại + Thuyết trình.
Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
Hãy trình bày cấu tạo của tủy sống ?
Đáp án:
Cấu tạo ngoài:
Vị trí: Tủy sống được bảo vệ nằm trong cột sống từ đốt sống cổ I đến đốt thắt lưng II.
Hình dạng:
Hình trụ, dài 50 cm
Có 2 chổ phình to là phình cổ và phình thắt lưng .
Màng tủy: có 3 lớp: màng cứng, màng nhện và màng nuôi.
Cấu tạo trong:
Chất xám: nằm trong, có hình cánh bướm, là căn cứ của các PXCĐK.
Chất trắng: nằm ngoài bao quanh chất xám là các đường dẫn truyền nối các căn cứ tủy sống với nhau và với não bộ.
Bài mới:
Mở bài: Từ tủy sống phát đi các đôi dây thần kinh tủy để điều khiển các PXCĐK, vậy cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy như thế nào ?
Phát triển bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của đây thần kinh tủy
Mục tiêu: Mô tả được cấu tạo của dây thần kinh tủy.
Tiến hành:
Hoạt động của GV
H.đ. của HS
Nội dung
Treo tranh phóng to hình 45-1, yêu cầu học sinh đọc thông tin mô tả cấu tạo của dây t.k. tủy.
Yêu cầu học sinh đại diện phát biểu, bổ sung
Bổ sung về cấu tạo chức năng trên tranh vẽ.
Cá nhân đọc thông tin, qs tranh, t.luận nhóm .
Đại diện phát biểu, bổ sung,
Nghe giáo viên bổ sung, h.chỉnh nội dung.
I. Cấu tạo của dây thần kinh tủy:
Từ tủy sống phát đi 31 đôi dây thần kinh tủy.
Mỗi dây thần kinh tủy nối với tủy sống qua 2 rễ:
+ Rễ trước: Rễ vận động,
+ Rễ sau: Rễ cảm giác
Tiểu kết: Tóm tắt cấu tạo của dây thần kinh tủy trên tranh vẽ.
Hoạt động2:Tìm hiểu chức năng của dây thần kinh tủy.
Mục tiêu: Qua thí nghiệm, học sinh rút ra được chức năng của dây thần kinh tủy.
Hoạt động của GV
H.đ. của HS
Nội dung
Treo tranh phóng to hình 43-2, 45-2 và Bảng 45 hướng dẫn học sinh quan sát và nắm đượ thí nghiệm.
Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi mục Ñ trong 3’ Hãy rút ra kết luận về chức năng các rễ tủy, rồi từ đó suy ra chức năng của dây thần kinh tủy ?
Yêu cầu học sinh đại diện p.biểu, b.sung.
Quan sát tranh theo hướng dẫn,
Thảo luận nhóm, đại diện phát biểu, bổ sung.
Nghe giáo viên thuyết trình hoàn chỉnh ndung
II. Chức năng của dây thần kinh tủy:
Rễ trước dẫn truyền xung vận động (li tâm),
Rễ sau dẫn truyền xung cảm giác (hướng tâm)
=> Dây thần kinh tủy do các bó sợi cảm giác và vận động nhập lại nối với tủy sống qua rễ sau và rễ trước ® Dây thần kinh tủy là dây pha.
Tiểu kết: Tóm tắt cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy.
Củng cố: Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
Dặn dò:
Xem trước nội dung bài 46
Hướng dẫn học sinh các nhóm kẽ trước bảng 46. Trang 145.
TiÕt:48 Ngµy so¹n: 5/2/2016
Bµi 46: trô n·o, tiÓu n·o, n·o trung gian
I) Môc tiªu:
1) Kiến thức:
Biết: Xác định được vị trí các thành phần của não bộ; mô tả được cấu tạo và chức năng của trụ não, tiểu não và não trung gian.
Hiểu: Xác định được vị trí các thành phần của não bộ trên mô hình , tranh vẽ và nêu được chức năng. So sánh được các thành phần.
Kỹ năng: Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm, vẽ hình.
Chuẩn bị:
Tranh vẽ phóng to hình 46-1 – 3 (sgk).
Mô hình não bộ.
Phương pháp: Trực quan + Đàm thoại + Thuyết trình.
Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
Hãy trình bày cấu tạo của dây thần kinh tủy ?
Đáp án:
Từ tủy sống phát đi 31 đôi dây thần kinh tủy. Mỗi dây thần kinh tủy nối với tủy sống qua 2 rễ: Rễ trước: Rễ vận động, Rễ sau: Rễ cảm giác
Dây thần kinh tủy có chức năng gì ? Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha ?
Rễ trước dẫn truyền xung vận động (li tâm),
Rễ sau dẫn truyền xung cảm giác (hướng tâm)
=> Dây thần kinh tủy do các bó sợi cảm giác và vận động nhập lại nối với tủy sống qua rễ sau và rễ trước ® Dây thần kinh tủy là dây pha.
Bài mới:
Mở bài: Tiếp theo tủy sống là não bộ, não bộ gồm: trụ não, tiểu não, não trung gian và đại não. Cấu tạo chúng gồm những phần nào ? Có chức năng gì ?
Phát triển bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí các thành phần của não bộ.
Mục tiêu: Xác định được vị trí các thành phần của não bộ; Xác định vị trí của trụ não, não trung gian và tiểu não.
Hoạt động của GV
H.đ. của HS
Nội dung
Treo tranh phóng to hình 45-1, yêu cầu học sinh đọc thông tin, hoàn thành bài tập mục Ñ (điền vào chổ trống)
Yêu cầu học sinh đại diện phát biểu, bổ sung .
Cá nhân đọc thông tin, qs tranh, t.luận nhóm điền vào chổ trống.
Đại diện phát biểu, bổ sung,
Nghe giáo viên bổ sung, h.chỉnh nội dung.
I. Vị trí các thành phần của não bộ: (Nhìn từ dưới lên) gồm:
Trụ não, não trung gian, đại não và tiểu não.
(Vẽ sơ đồ Não bổ dọc)
Tiểu kết: Tóm tắt các thành phần của não bộ.
Hoạt động 2:So sánh cấu tạo và chức năng của tủy sống với trụ não.
Mục tiêu: T.bày được c.tạo và ch.năng chủ yếu của trụ não với tủy sống; so sánh trụ não với tủy sống.
Hoạt động của GV
H.đ. của HS
Nội dung
Yêu cầu học sinh đọc thông tin ô ð, trả lời câu hỏi mục Ñ trong 5’ So sánh cấu tạo và chức năng của trụ não với tủy sống ?
Yêu cầu học sinh đại diện p.biểu, b.sung.
Bổ sung hoàn chỉnh nội dung bảng 46.
Quan sát tranh theo hướng dẫn, đọc thông tin, thảo luận nhóm, đại diện phát biểu, bổ sung.
Nghe giáo viên thuyết trình hoàn chỉnh ndung
II. Cấu tạo và chức năng của trụ não:
* Cấu tạo:
Chất trắng ở ngoài,
Chất xám ở trong.
* Chức năng:
Chất xám: Điều khiển, điều hòa hoạt động các nội quan (tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa)
Chất trắng: Dẫn truyền đường lên (cảm giác), đường xuống (vận động).
Tiểu kết: Tóm tắt cấu tạo và chức năng của trụ não.
Hoạt động 3:Tìm hiểu chức năng của não trung gian và tiểu não.
Mục tiêu: Mô tả được cấu tạo và chức năng của não trung gian và tiểu não.
Hoạt động của GV
H.đ. của HS
Nội dung
Yêu cầu học sinh qs hình 46-1, kết hợp thông tin ð:
Nêucấu tạo và chức năng của não trung gian ?
-Yêu cầu học sinh đại diện p.biểu, b.sung.
Nêu c.tạo của tiểu não ?
Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục Ñ, thảo luận nhóm:
Hãy rút ra kết luận về chức năng của tiểu não ?
Quan sát tranh theo hướng dẫn, đọc thông tin,
Cá nhân phát biểu, bổ sung.
Cá nhân đọc thông tin , thảo luận nhóm , đại diện phát biểu.
III. Não trung gian: Gồm đồi thị và vùng dưới đồi (chất xám)
Đồi thị: Trạm cuối cùng chuyển tiếp các đường dẫn truyền cảm giác lên não.
Nhân xám vùng dưới đồi: điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt.
IV. Tiểu não:
Cấu tạo:
+ Chất xám nằm ở ngoài tạo thành vỏ tiểu não.
+ Chất trắng là các đường dẫn truyền ở trong.
Chức năng: Điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp của cơ thể.
Tiểu kết: Tóm tắt cấu tạo và chức năng tiểu não.
Củng cố: Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
TiÕt:49 Ngµy so¹n:.28/2/2012
Bµi 47: ®¹i n·o
I) Môc tiªu:
1) Kiến thức:
Biết: Mô tả được cấu tạo đại não ở người.
Hiểu: Xác định được đặc điểm tiến hóa của đại não người so với thú; Phân biệt được các vùng chức năng của vỏ đại não trên tranh.
Vận dụng: Vẽ hình, mô tả được cấu tạo của vỏ đại não.
Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, vẽ hình.
Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ bộ não : Đội nón bảo hiểm.
Chuẩn bị:
Tranh vẽ phóng to hình 47-1 – 4 (sgk).
Vật mẫu não heo cắt ngang.
Phương pháp: Trực quan + Đàm thoại + Thuyết trình.
Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
Hãy trình bày cấu tạo và chức năng của trụ não ? Não trung gian ?
Đáp án: Trụ não:
Cấu tạo: Chất trắng ở ngoài, chất xám ở trong.
Chức năng:
Chất xám: Điều khiển, điều hòa hoạt động các nội quan (tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa)
Chất trắng: Dẫn truyền đường lên (cảm giác), đường xuống (vận động).
Não trung gian: Vùng đồi thị và dưới đồi thị.
Bài mới:
Mở bài: Em hãy nêu biểu hiện của người bị chấn thương sọ não do tai nạn giao thông hay do lao động; tai biến mạch máu não ? Vậy đại não có cấu tạo và chức năng gì làm ảnh hưởng đến toàn cơ thể như thế ?
Phát triển bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của đại não
Mục tiêu: Mô tả được cấu tạo ngoài và trong của đại não.
Hoạt động của GV
H.đ. của HS
Nội dung
Treo tranh phóng to hình 47-1, 2, 3, yêu cầu học sinh qs, thảo luận nhóm hoàn thành bài tập mục Ñ (điền vào chổ trống)
Yêu cầu học sinh đại diện phát biểu, bổ sung .
Bổ sung, thuyết trình về cấu tạo đại não trên tranh vẽ, vật mẫu.
Giải thích hiện tượng bắt chéo của các dây thần kinh ở hành tủy có liên quan các triệu chứng liệt nữa người phía đối diện.
Cá nhân qs tranh, t.luận nhóm .
Đại diện phát biểu, bổ sung các cụm từ để điền vào chổ trống cho phù hợp.
Nghe giáo viên bổ sung, h.chỉnh nội dung trên tranh, vật mẫu.
I. Cấu tạo của đại não:
Hình dang và cấu tạo ngoài: Đại não là phần lớn nhất của não ở người.
+ Rãnh liên bán cầu chia đại não thành 2 nữa riêng biệt,
+ Nhờ các rãnh và các khe làm cho diện tích bề mặt vỏ não tăng lên phân chia não thành các thùy, hồi não.
Cấu tạo trong:
+ Chất xám (ở ngoài) tạo thành vỏ não dày 2 – 3 m m
+ Chất trắng (ở trong) là các đường thần kinh nối các phần não với nhau và với tủy sống (thường bắt chéo ở hành tủy hoặc tủy sống).
Tiểu kết: Tóm tắt cấu tạo của đại não.
Hoạt động2:Tìm hiểu chức năng của dây thần kinh tủy.
Mục tiêu: Qua thí nghiệm, học sinh rút ra được chức năng của dây thần kinh tủy.
Hoạt động của GV
H.đ. của HS
Nội dung
Treo tranh phóng to hình 47-2 hướng dẫn học sinh quan sát
Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm bài tập mục Ñ trong 3’ Hãy chọn số tương ứng để điền vào chổ trống.
Yêu cầu học sinh đại diện p.biểu, b.sung.
Quan sát tranh theo hướng dẫn,
Thảo luận nhóm, đại diện phát biểu, bổ sung.
Nghe giáo viên thuyết trình hoàn chỉnh ndung
II. Sự phân vùng chức năng của đại não:
Vỏ đại não là trung tâm các phản xạ có điều kiện.
Vỏ não có nhiều vùng chức năng:
+ Vùng có ở người và động vật: vùng cảm giác, vùng vận động, vùng thị giác
+ Vùng chỉ có ở người:
² Vùng vận động ngôn ngữ (nói, viết)
² Vùng hiểu tiếng nói, chữ viết.
Tiểu kết: Tóm tắt chức năng của đại não.
Củng cố: Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
Dặn dò:
Xem trước nội dung bài 48
Đọc mục “Em có biết”
TiÕt:50 Ngµy so¹n:3/3/2013
Bµi 48: hÖ thÇn kinh sinh dìng
I) Môc tiªu:
1) Kiến thức:
Biết: Nêu được cấu tạo và chức năng của 2 phân hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng.
Hiểu: Phân biệt được: cung phản xạ sinh dưỡng với cung phản xạ vận động; chức năng của phân hệ giao cảm và đối giao cảm.
Kỹ năng: phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh.
Chuẩn bị: Tranh vẽ phóng to hình 48-1 – 3 (sgk). Bảng phụ ghi ndung bảng 48-1 và 48-2
Phương pháp: Trực quan + Đàm thoại + Thuyết trình.
Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
Vẽ sơ đồ cấu tạo của đại não ?
Hãy nêu sự phân vùng chức năng của đại não ? Vị trí chất xám và chất trắng ?
Bài mới:
Mở bài: Cách phân chia hệ thần kinh theo chức năng như thế nào ? Hệ thần kinh sinh dưỡng được phân thành phân hệ giao cảm và đối giao cảm.
Phát triển bài:
Hoạt động 1: So sánh cung phản xạ sinh dưỡng với cung phản xạ vận động.
Mục tiêu: Phân biệt đươc cung phản xạ sinh dưỡng với cung phản xạ vận động.
Hoạt động của GV
H.đ. của HS
Nội dung
Treo tranh phóng to hình 48-1, yêu cầu học sinh qs, thảo luận nhóm trả lời 2 câu hỏi mục Ñ trong 5’
Yêu cầu học sinh đại diện phát biểu, bổ sung .
Cá nhân qs tranh, t.luận nhóm .
Đại diện phát biểu, nghe giáo viên bổ sung, h.chỉnh nội dung trên tranh,
I. Cung phản xạ sinh dưỡng:
Đặc điểm
Cung phản xạ vận động
Cung phản xạ sinh dưỡng
Cấu tạo
Trung ương:
Hạch thần kinh
Đường hướng tâm
Đường li tâm
Chất xám ở đại não và tủy sống,
Không
Từ cơ quan thụ cảm đến trung ương
Đến thẳng cơ quan phản ứng
Chất xám ở trụ não và tủy sống
Có
Từ cơ quan thụ cảm đến trung ương
Quan sợi trước hạch, sợi sau hạch.
Chức năng
Điều khiển hoạt động có ý thức
Điều khiển hoạt động không có ý thức (nội quan).
Tiểu kết: Tóm tắt cấu tạo cung phản xạ sinh dưỡng.
Hoạt động2:Tìm hiểu cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng
Mục tiêu: Qua so sánh cấu tạo của phân hệ giao cảm với đối giao cảm để rút ra cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng.
Hoạt động của GV
H.đ. của HS
Nội dung
Treo bảng 48-1.
Yêu cầu học sinh đọc thông tin ô ð, thluận nhóm mục Ñ trong 3’
+ Nêu sự khác nhau của phân hệ giao cảm và đối giao cảm ?
Yêu cầu học sinh đại diện p.biểu, b.sung.
Quan sát tranh theo hướng dẫn,
Thảo luận nhóm, đại diện phát biểu, bổ sung.
Nghe giáo viên thuyết trình hoàn chỉnh ndung trên tranh vẽ.
II. Cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng: Gồm phân hệ giao cảm và đối giao cảm:
* Phân hệ giao cảm:
Trung ương nằm ở sừng bên tủy sống (đốt tủy ngực I đến đốt tủy thắt lưng III)
Các nơron trước hạch qua chuỗi hạch giao cảm rồi đến nơron sau hạch.
* Phân hệ đối giao cảm:
Trung ương thần kinh là các nhân xám ở trụ não và đoạn cùng tủy sống.
Các nơron trước hạch qua chuỗi hạch giao cảm (nằm cạnh cơ quan) rồi đến nơron sau hạch.
² Các sợi trước hạch đều có bao miêlin, còn sợi sau hạch không có.
Tiểu kết: Tóm tắt chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng.
Hoạt động 3:Tìm hiểu chức nang8 của phân hệ giao cảm và đối giao cảm.
Mục tiêu: Nêu được chức năng của 2 phân hệ, từ đó rút ra chức năng của hệ TKSD.
Hoạt động của GV
H.đ. của HS
Nội dung
Treo tranh phóng to hình 48-3, bảng 48-2: h.dẫn học sinh quan sát.
Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm mục Ñ trong 3’
+ Em có nhận xét gì về chức năng của hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm ? Điều đó có ý nghĩa gì với cuộc sống ?
Yêu cầu học sinh đại diện p.biểu, b.sung.
Quan sát tranh theo hướng dẫn,
Thảo luận nhóm, đại diện phát biểu, bổ sung.
Nghe giáo viên thuyết trình hoàn chỉnh ndung trên tranh vẽ.
III. Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng:
Nhờ tác dụng đối lập của 2 phân hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm mà giúp điều hòa được hoạt động của các cơ quan nội tạng (cơ trơn, cơ tim, các tuyến)
Tiểu kết: Tóm tắt chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng.
Củng cố: Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
Dặn dò:
Xem trước nội dung bài 49
Đọc mục “Em có biết”
TiÕt:51 Ngµy so¹n: 7/3/2013.
Bµi 49: c¬ quan ph©n tÝch thÞ gi¸c
I) Môc tiªu:
1) Kiến thức: Biết: Nêu được ý nghĩa của cơ quan phân tích thị giác đối với cơ thể; xác định được các thành phần của CQPT thị giác.
Hiểu: Phân biệt được cơ quan phân tích với cơ quan thụ cảm. giải thích được cơ chế điều tiết của mắt để nhìn rõ vật.
Kỹ năng: phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh. Rèn kỹ năng vẽ hình.
Chuẩn bị:
Tranh vẽ phóng to hình 49-1,2 Sơ đồ Cấu tạo cầu mắt, và 49-3 Cấu tạo màng lưới.
Tranh phóng to hình 49-4 Sơ đồ thí nghiệm về sự điều tiết độ cong của thể thủy tinh.
Phương pháp: Trực quan + Đàm thoại + Thuyết trình.
Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
Phân biệt cung phản xạ sinh dưỡng và vận động ?
Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng như thế nào ?
Bài mới:
Mở bài: Cơ quan phân tích giúp chúng ta nhận biết những thay đổi của môi trường. Cấu tạo cơ quan phân tích như thế nào ? Có những loại cơ quan phân tích nào ?
Phát triển bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu các th phần của CQPT thị giác; Tìm hiểu cấu tạo cầu mắt.
Mục tiêu: Xác định được các th.phần c.tạo của cơ quan phân tích; nêu được cấu tạo cầu mắt.
Hoạt động của GV
H.đ. của HS
Nội dung
Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục I,
CQPT gồm những thành phần nào ?
Cơ quan phân tích thị giác gồm những thành phần nào ?
Treo tranh phóng to hình 49-, 2, 3
Yêu cầu học sinh qs, đọc thông tin ; thảo luận nhóm hoàn thành bài tập mục Ñ trong 3’
Yêu cầu học sinh đại diện phát biểu, bổ sung .
Bổ sung, hoàn chỉnh nội dung trên hình, mô hình.
Cá nhân đọc thông tin, đại diện nêu kết quả.
Đại diện phát biểu, bồ sung dựa vào mục II nêu kết quả.
Qs tranh, t.luận nhóm .
Đại diện phát biểu, đọc phần điền từ.
Nghe giáo viên bổ sung, h.chỉnh nội dung trên tranh,
I. Cơ quan phân tích: CQPT gồm 3 thành phần:
Cơ quan thụ cảm (có t.b thụ cảm )
Dây thần kinh cảm giác,
Bộ phận phân tích ở trung ương (vỏ đại não)
II. Cơ quan phân tích thị giác: gồm:
Tế bào thụ cảm ở màng lưới của cầu mắt.
Đây thần kinh thị giác,
Vùng thị giác ở thùy chẩm.
1) Cấu tạo cầu mắt:
* Màng bọc: gồm:
Màng cứng, phía trước là màng giác,
Màng mạch, phía trước là lồng đen,
Màng lưới: gồm tế bào que và tế bào nón,
* Môi trường trong suốt:
Thủy dịch,
Thể thủy tinh,
Dịch thủy tinh.
Tiểu kết: Tóm tắt cấu tạo cầu mắt.
Hoạt động2:Tìm hiểu vì sao ảnh của vật rơi vào điểm vàng lại nhìn rỏ nhất.
Mục tiêu: Mô tả được cấu tạo của màng lưới
Hoạt động của GV
H.đ. của HS
Nội dung
Yêu cầu học sinh đọc thông tin ô ð, thluận nhóm mục Ñ trong 3’
+ Vì sao ảnh của vật hiện lên điểm vàng lại nhìn rỏ nhất ?
Yêu cầu học sinh đại diện p.biểu, b.sung.
Thông báo: sự tạo ảnh trên màng lưới nhờ sự điều tiết của thể thủy tinh.
Đọc thông tin theo hướng dẫn, kết hợp qs hình 49-2. Thảo luận nhóm, đại diện p.biểu, bs.
Nghe giáo viên thuyết trình hoàn chỉnh ndung trên tranh vẽ.
2) Cấu tạo của màng lưới:
Màng lưới có các tế bào thụ cảm gồm:
+ Tế bào nón: Tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc
+ Tế bào que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu (nhìn rõ ban đêm)
Điểm vàng: Nơi tập trung nhiều tế bào nón.
Điểm mù: Nơi đi ra của các sợi trục các tế bào thần kinh (Không có tế bào thụ cảm thị giác)
Tiểu kết: Tóm tắt đặc điểm của điểm vàng trên cầu mắt giúp nhìn rõ vật.
Hoạt động 3:Tìm hiểu ý nghĩa sự điều tiết độ dày của thể thủy tinh
Mục tiêu: Mô tả được hoạt động của thể thủy tinh như một thấu kính.
Hoạt động của GV
H.đ. của HS
Nội dung
Yêu cầu học sinh đọc thông tin ô ð mục 3, thluận nhóm mục Ñ trong 5’
+ Vì sao ảnh của vật hiện lên điểm vàng lại nhìn rỏ nhất ?
Treo tranh phóng to, hướng dẫn học sinh quan sát.
Yêu cầu học sinh đại diện p.biểu, b.sung.
Bổ sung hoàn chỉnh trên tranh.
Đọc thông tin theo hướng dẫn, kết hợp qs hình 49-4. Thảo luận nhóm, đại diện p.biểu, bs.
Nghe giáo viên thuyết trình hoàn chỉnh ndung trên tranh vẽ.
3) Sự tạo ảnh ở màng lưới:
Thể thủy tinh có khả năng điều tiết để nhìn rõ vật.
Ánh sáng phản chiếu từ vật qua môi trường trong suốt đến màng lưới tạo 1 ảnh lộn ngược, thu nhỏ làm kích thích tế bào thụ cảm thị giác, xuất hiện xung thần kinh theo dây thần kinh thị giác về vùng thị giác ở thùy chẩm cho ta biết hình dạng, độ lớn, màu sắc của vật.
Củng cố: Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
Dặn dò:
Xem trước nội dung bài 49
Đọc mục “Em có biết”
--------------------------------------------------------------
TiÕt:52 Ngµy so¹n:20/3/2013.
Bµi 50: vÖ sinh m¾t
I) Môc tiªu:
1) Kiến thức:
Biết: Nêu được nguyên nhân các tật, bệnh của mắt và cách khắc phục.
Hiểu: Giải thích được cơ sở khoa học cách khắc phục các tật, bệnh về mắt.
Vận dụng: giải thích được ý nghĩa các biện pháp bảo vệ mắt.
Kỹ năng: Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, thảo luận nhóm.
Thái độ: Giáo dục ý thức giữ vệ sinh phòng tránh các bệnh, tật về mắt.
Chuẩn bị: Tranh vẽ phóng to hình 50-1 – 4 (sgk).
Phương pháp: Đàm thoại + Trực quan + Thuyết trình.
Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
Vẽ sơ đồ cấu tạo cầu mắt ? Cấu tạo cầu mắt như thế nào ?
Đáp án:
Màng bọc: gồm: Màng cứng, phía trước là màng giác, màng mạch, phía trước là lồng đen, màng lưới: gồm tế bào que và tế bào nón,
Môi trường trong suốt: Thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh.
Sự tạo ảnh ở màng lưới như thế nào ? Tại sao ảnh của vật hiện lên điểm vàng lại nhìn rõ vật ?
Đáp án: Thể thủy tinh có khả năng điều tiết để nhìn rõ vật.
Ánh sáng phản chiếu từ vật qua môi trường trong suốt đến màng lưới tạo 1 ảnh lộn ngược, thu nhỏ làm kích thích tế bào thụ cảm thị giác, xuất hiện xung thần kinh theo dây thần kinh thị giác về vùng thị giác ở thùy chẩm cho ta biết hình dạng, độ lớn, màu sắc của vật.
Do điểm vàng có có tế bào que.
Bài mới:
Mở bài: Hãy nêu các bệnh, tật của mắt mà em biết ? Cách phòng các bệnh tật này như thế nào ?
Phát triển bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu các tật của mắt và cách khắc phục
Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân và cách khắc phục tật cận và viễn thị.
Hoạt động của GV
H.đ. của HS
Nội dung
Thế nào là tật cận thị và viễn thị ?
Treo tranh, hướng dẫn hs rút ra kết luận về nguyên nhân và cách khắc phục 2 tật này .
Yêu cầu học sinh hoàn thành bảng so sánh tật cận với viễn thị.
Cá nhân đọc thông tin qs tranh, t.luận nhóm
Đại diện phát biểu, nghe giáo viên bổ sung, h.chỉnh nội d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12397357.doc