1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra kiến thức cũ
Hỏi: Cận thị là do đâu? Làm thế nào để nhìn rõ ?
Trả lời : Cận thị là do bẩm sinh cầu mắt dài, hoặc do không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường. Để nhìn rõ cần đeo kính mặt lõm (kính phân kì hay kính cận)
Hỏi : Vì sao không nên đọc sách khi đi trên tàu, xe bị xóc nhiều ?
Trả lời : Vì khi đi trên tàu, xe bị xóc nhiều, khoảng cách giữa mắt và sách luôn thay đổi, mắt phải thường xuyên điều tiết dễ gây mỏi mắt.
3. Khám phá
Các bạn có biết con người có ban nhiêu cơ quan giác quan ko? (5 giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác). Các bạn có thể nghe được những âm thanh khác nhau là nhờ vào giác quan nào ( giác quan thính giác). Vậy tai có cấu tạo như thế nào và hoạt động thu nhận sóng âm ra sao thì hôm nay chung ta cùng tìm hiểu bài “ Cơ quan phân tích Thính giác”.
4. Kết nối
6 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học lớp 8 - Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29 Ngày soạn:
Tiết PPCT: 53 Ngày dạy:
BÀI 51: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC
Mục tiêu
Kiến thức
Nêu được các thành phần của cơ quan phân tích thính giác
Mô tả được cấu tạo của tai
Trình bày được quá trình thu nhận kích thích của sóng âm
Kỹ năng
Kỹ năng khai thác thông tin SGK
Kỹ năng quan sát tranh ảnh
Kỹ năng làm việc nhóm
Thái độ
Có ý thức giữ gìn vệ sinh tai
Các phương pháp kĩ thuật dạy học
Trực quan
Dạy học nhóm
Giải quyết vấn đề
Đồ dùng dạy học
GV
Tranh phóng to hình 51 – 1 SGK
HS
Đọc và chuẩn bị bài trước ở nhà
Các hoạt động dạy học
Ổn định tổ chức
Kiểm tra kiến thức cũ
Hỏi: Cận thị là do đâu? Làm thế nào để nhìn rõ ?
Trả lời : Cận thị là do bẩm sinh cầu mắt dài, hoặc do không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường. Để nhìn rõ cần đeo kính mặt lõm (kính phân kì hay kính cận)
Hỏi : Vì sao không nên đọc sách khi đi trên tàu, xe bị xóc nhiều ?
Trả lời : Vì khi đi trên tàu, xe bị xóc nhiều, khoảng cách giữa mắt và sách luôn thay đổi, mắt phải thường xuyên điều tiết dễ gây mỏi mắt.
Khám phá
Các bạn có biết con người có ban nhiêu cơ quan giác quan ko? (5 giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác). Các bạn có thể nghe được những âm thanh khác nhau là nhờ vào giác quan nào ( giác quan thính giác). Vậy tai có cấu tạo như thế nào và hoạt động thu nhận sóng âm ra sao thì hôm nay chung ta cùng tìm hiểu bài “ Cơ quan phân tích Thính giác”.
Kết nối
Hoạt động 1 : Cấu tạo của tai
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin đầu bài, trả lời câu hỏi : Nêu các thành phần của cơ quan phân tích thính giác ?
- GV treo tranh phóng to hình 51 – 1, hướng dẫn học sinh quan sát hình. Cho HS thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập điền từ trang 162.
- GV gọi đại diện các nhóm lên bảng ghi kết quả, gọi 1 HS nhận xét bài làm các nhóm và bổ sung
- GV nhận xét, hoàn chỉnh bài tập
- GV yêu cầu 1 HS đọc hoàn chỉnh phần bài tập vừa làm
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK/163, tiếp tục quan sát hình 51 – 1, kết hợp với phần bài tập vừa làm, trả lời các câu hỏi:
+ Tai được chia thành những phần chính nào?
+ Tai ngoài gồm những phần nào ? Chức năng của từng phần ?
+ Tai giữa gồm những phần nào ? Chức năng của từng phần?
+ Tai trong gồm những phần nào ? Chức năng của từng phần?
(Sau mỗi câu hỏi, GV gọi 1 HS trả lời, 1 HS khác bổ sung; sau đó giáo viên nêu nhận xét, kết luận)
- GV: các bạn có biết mối liên quan giữ tai, mũi, họng với nhau hay không? Và chung liên quan với nhau như thế nào?
Ví dụ: khi bị nghẹt mũi các bạn thường thở bằng đường miệng, nếu các bạn ăn cơm hay uống nước nếu bị sặc thường hay sặc ra đường mũi?
+ GV nhận xét và bổ sung: tai, mũi, họng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Họng là ngã tư của đường ăn và đường thở, mũi thông với họng qua vòm họng, tai thông với họng ở lỗ vòi nhĩ ở thành bên của họng mũi. 1 cơ quan bị bệnh có thể dẫn theo sự nhiễm bệnh của các cơ quan khác. Ví dụ như là bị viêm họng, viêm amidan nặng lâu ngày sẽ dẫn đến viêm mũi và viêm tai giữa. Vì thế nếu bạn nào bị viêm họng và viêm amidan hãy đi khám bệnh để giữa cho sức khỏe của mình được tốt.
- HS đọc thông tin, trả lời : Cơ quan phân tích thính giác gồm :
+ Tế bào thụ cảm thính giác (Nằm trong cơ quan Coocti)
+ Dây thần kinh thính giác (Dây não VIII)
+ Vùng thính giác ở thùy thái dương
- HS quan sát hình theo hướng dẫn của GV, thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập :
1. Vành tai
2. Ống tai
3. Màng nhĩ
4. Chuỗi xương tai
- Đại diện các nhóm lên bảng ghi đáp án, 1 HS nhận xét bài làm các nhóm và bổ sung
- 1 HS đứng dậy đọc hoàn chỉnh phần bài tập vừa làm
- HS tiếp tục quan sát hình, kết hợp với nội dung phần bài tập vừa làm để trả lời :
+ Tai được chia ra làm: Tai ngoài, tai giữa và tai trong.
+ Tai ngoài gồm vành tai có chức năng hứng sóng âm, ống tai hướng sóng âm, tai ngoài được giới hạn với tai giữa bởi màng nhĩ, màng nhĩ có chức năng khuếch đại âm thanh
+ Tai giữa gồm :
Chuỗi xương tai: truyền sóng âm từ màng nhĩ vào tai trong
Vòi nhĩ : cân bằng áp suất hai bên màng nhĩ.
+ Tai trong gồm 2 bộ phận :
Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên thu thận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.
Ốc tai thu nhận các kích thích của sóng âm
(Sau mỗi câu hỏi của GV, 1 HS đứng dậy trả lời và 1 HS khác nhận xét, bổ sung)
-HS : Vì chúng thông với nhau
Kết luận:
* Cơ quan phân tích thính giác gồm :
- Tế bào thụ cảm thính giác (Nằm trong cơ quan Coocti)
- Dây thần kinh thính giác (Dây não VIII)
- Vùng thính giác ở thùy thái dương
I. Cấu tạo của tai
Tai ngoài
Tai gồm Tai giữa
Tai trong
+ Tai ngoài gồm vành tai có chức năng hứng sóng âm, ống tai hướng sóng âm, màng nhĩ khuếch đại âm thanh.
+ Tai giữa:
Chuỗi xương tai: truyền sóng âm từ màng nhĩ vào tai trong
Vòi nhĩ : cân bằng áp suất hai bên màng nhĩ.
+ Tai trong gồm 2 bộ phận :
Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên thu thận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.
Ốc tai thu nhận các kích thích của sóng âm
Hoạt động 2 : Chức năng thu nhận sóng âm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi: Quá trình thu nhận sóng âm diễn ra như thế nào?
- GV nhận xét, kết luận.
- GV chỉ tranh và mô tả lại quá trình thu nhận sóng âm của tai.
*Tại sao tai có thể nhận biết được âm thanh phát ra từ hướng nào.
-> Khi một vật dao động và phát ra âm, chúng sẽ tác động lên không khí, làm không khí chuyển động dưới dạng sóng. Sóng lan truyền trong không khí và đến tai của ta, hai lỗ tai có hai màn nhĩ và hai màn nhĩ này tiếp nhận sóng từ không khí lan truyền tới. Nếu vật phát ra âm ở phía nào thì nó sẽ tác động lên tai ở phía đó. Tác động này sẽ được các noron thần kinh cảm nhận và truyền đến thần kinh trung ương. Ở đây sẽ phân tích âm truyền đến và phát lại phản xạ cho các bô phận cơ thể. Vì thế tai cũng có thể phân biệt được giọng nói của những người mà chúng ta đã tững tiếp xúc.
- HS nghiên cứu thông tin mục II SGK và trả lời: Sóng âm từ nguồn âm phát ra, được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tai vào làm rung màng nhĩ, rồi truyền qua chuỗi xương tai vào làm rung màng “cửa bầu”, và cuối cùng làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng, tác động lên cơ quan Coocti, làm kích thích các TB tụ cảm thính giác, truyền qua dây TK tính giác về vùng thính giác ở thùy thái dương (phân tích chi ta nhận biết về âm thanh đó)
- HS lắng nghe
Kết luận:
II. Chức năng thu nhận sóng âm
Sóng âm à tai àlàm rung màng nhĩ àchuỗi xương tai à cửa bầu àchuyển động ngoại dịch rồi nội dịch à tác động lên cơ quan Coocti à kích thích các tế bào thụ cảm thính giác àdây TK thính giác à vùng thính giác (phân tích giúp ta nhận biết được âm thanh)
Hoạt động 3 : Vệ sinh tai
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
+ Để tai hoạt động tốt cần lưu ý những vấn đề gì?
+ Hãy nêu các biện pháp giữ gìn và bảo vệ tai?
- HS nghiên cứu thông tin và trả lời:
+ Giữ gìn tai sạch
+ Bảo vệ tai: Không dung vật nhọn để ngoáy tai.Giữ vệ sinh mũi, họng để phòng bệnh cho tai. Có biện pháp chống, giảm tiếng ồn.
Kết luận:
III. Vệ sinh tai
Nội dung SGK
Thực hành
Cho HS đọc phần ghi nhớ
Yêu cầu 1 HS lên bảng chỉ tranh, nêu lại cấu tạo của tai và quá trình thu nhận kích thích của sóng âm
Vận dụng
Để tai hoạt động tốt cần lưu ý điều gì:
Không dùng que nhọn hoặc vật sắc để lấy ráy tai
Để tình trạng bị viêm họng kéo dài
Đến những nơi có tiếng ồn mạnh
Lấy ráy tai thường xuyên
Tai ngoài gồm các bộ phận:
Ốc tai
Vòi nhĩ
Chuỗi xương tai
Vành tai
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 51 Co quan phan tich thinh giac_12306373.docx