Trước khi vào bài học mới hôm nay, một em nhắc lại cho cô phản xạ là gì ? (gặp ở bài 6, chương I). Phản xạ là một phản ứng của cơ thể để trả lời các kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài. VD : hắt xì hơi khi ngửi trúng mùi hắc, cho thức ăn vào miệng thì nước bọt tiết ra. Hôm nay chúng ta sẽ học về 2 loại phản xạ chính trong cơ thể mình đó là ‘phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện’, và chúng có mối quan hệ với nhau như thế nào thì hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài 52.
5 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 992 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học lớp 8 - Bài 52: Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29 Ngày soạn:
Tiết PPCT: 53 Ngày dạy:
BÀI 52: PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN
VÀ PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN
Mục tiêu
Kiến thức:
Phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
Trình bày được quá trình hình thành các phản xạ mới và ức chế các phản xạ cũ.
Nêu rõ các điều kiện cần khi thành lập các phản xạ có điều kiện.
Kĩ năng:
Vận dụng ý nghĩa của phản xạ có điều kiện với đời sống.
Có kĩ năng quan sát kênh hình, tư duy so sánh, liên hệ thực tế.
Thái độ:
Có ý thức học tập nghiêm túc.
Yêu thích môn học.
Các phương pháp kĩ thuật dạy học
Trực quan
Dạy học nhóm
Giải quyết vấn đề
Đồ dùng dạy học
GV
Tranh phóng to H 521; 52.2; 52.3.
Bảng phụ ghi nội dung bảng 52.2 SGK.
HS
Nghiên cứu trước nội dung bài mới.
Các hoạt động dạy học
Ổn định tổ chức
Kiểm tra kiến thức cũ
Câu hỏi: Vì sao có thể xác định được âm phát ra từ bên phải hay bên trái?
Trả lời:
Xác định được nguồn âm phát ra từ phía nào? (phải hay trái) là nhờ nghe bằng 2 tai: Nếu ở bên phải thì sóng âm truyền đến tai phải trước tai trái(và ngược lại).
Khám phá
Trước khi vào bài học mới hôm nay, một em nhắc lại cho cô phản xạ là gì ? (gặp ở bài 6, chương I). Phản xạ là một phản ứng của cơ thể để trả lời các kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài. VD : hắt xì hơi khi ngửi trúng mùi hắc, cho thức ăn vào miệng thì nước bọt tiết ra. Hôm nay chúng ta sẽ học về 2 loại phản xạ chính trong cơ thể mình đó là ‘phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện’, và chúng có mối quan hệ với nhau như thế nào thì hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài 52.
Kết nối
Hoạt động 1: Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm phản xạ.
-GV Cho 2 VD sau:
+VD1: Bất kì đứa trẻ nào khi mới sinh ra đều biết thở, biết khóc, biết cười, biết bú tí mẹ,
+VD2: Một đứa trẻ nếu chưa ăn me bao giờ thì khi nhìn thấy trái me sẽ không có phản ứng gì (thèm muốn, tiết nước bọt), nhưng nếu đã vài lần được ăn me thì sau đó chỉ cần trông thấy trái me là trong miệng nó đã tiết nước bọt.
+Trong 2 phản xạ nêu ở 2 VD trên em hãy cho biết:
- Phản xạ nào sinh ra đã có, không cần phải học tập?
- Phản xạ nào được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quả của quá trình học tập, rèn luyện thường xuyên mới có?
-Em hãy dự đoán xem trong 2 phản xạ trên thì phản xạ nào là phản xạ không điều kiện và phản xạ nào là phản xạ có điều kiện?
-Yêu cầu HS hoàn thành bài tập SGK.
-GV chốt đáp án đúng
+ PXKĐK: 1-2-4
+ PXCĐK: 3-5-6
-GV chốt lại kiến thức.
+ Yêu cầu HS lấy VD cho mỗi loại.
+ Thế nào là PXKĐK? PXCĐK là gì?
-HS: Phản xạ là phản ứng của cơ thể trước những kích thích của môi trường.
-Phản xạ ở VD1 sinh ra đã có, không cần phải học tập.
- Phản xạ ở VD2 là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện thường xuyên mới có.
-Phản xạ ở VD1 là PXKĐK, còn phản xạ ở VD2 là PXCĐK
-HS trao đổi nhóm hoàn thành bài tập
-HS lắng nghe
Kết luận:
- PXKĐK : Là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập và rèn luyện.
- PXCĐK : Là phản xạ được hình thành trong đời sống của cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện.
Hoạt động 2: Sự hình thành phản xạ có điều kiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK.
Nghiên cứu thí nghiệm của Paplop.
-GV mô tả thí nghiệm:
+ Khi bật đèn, vùng thị giác hưng phấn, chó hướng mắt về phía ánh đèn. PXKĐK
+ Khi cho chó ăn, trung khu tiết nước bọt nằm ở trụ não hưng phấn, vùng ăn uống ở vỏ não cũng hưng phấn, chó tiết nước bọt. PXKĐK
+ Bật đèn rồi cho chó ăn nhiều lần, ánh đèn trở thành tín hiệu ăn uống, PXCĐK tiết nước bọt với ánh đèn đã được thành lập.
-GV hoàn thiện kiến thức.
-Yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi;
+ Để có PXCĐK cần có những điều kiện gì?
+ Thực chất của quá trình thành lập PXCĐK ?
+ GV liên hệ thực tế; đường mòn nếu không đi nữa sẽ có hiện tượng gì?
+ Nếu trong thí nghiệm trên ta chỉ bật đèn mà không cho ăn nhiều lần thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
– Yêu cầu HS trình bày sự hình thành PXCĐK ở người: tiết nước bọt khi nhìn thấy khế.
+ Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế PXCĐK đối với đời sống là gì?
– HS đọc thông tin SGK và nghiên cứu thí nghiệm của Paplop.
* Điều kiện để thành lập PXCĐK
+ Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện, trong đó kích thích có điều kiện xảy ra trước 1 thời gian ngắn.
+ Quá trình kết hợp đó phải lặp đi lặp lại nhiều lần.
-Thực chất của sự thành lập PXCĐK là sự hình thành đường liên hệ tạm thời nối các vùng của vỏ đại não với nhau.
- Cỏ sẽ mọc lại như khi chưa tạo thành đường mòn.
– Nhiều lần bật đèn mà không cho chó ăn, 1 thời gian sau chó sẽ không tiết nước bọt khi bật đèn nữa.)
– HS trình bày dựa vào thí nghiệm quá trình hình thành phản xạ của Paplop.
– Khi PXCĐK được thành lập, nếu không củng cố thường xuyên sẽ mất dần đi do ức chế tắt dần.
+ Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn luôn thay đổi.
+ Hình thành các thói quen và tập quán tốt đối với con người.
Kết luận:
1. Hình thành phản xạ có điều kiện
Điều kiện hình thành phản xạ có điều kiện
+ Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện.
+ Sự kết hợp đó phải được lặp đi lặp lại nhiều lần
- Thực chất của việc thành lập phản xạ có điều kiện là sự hình thành đường liên hệ tạm thời
2. Ức chế phản xạ có điều kiện
- Khi phản xạ có điều kiện không được cũng cố thì sẽ mất dần
Ý nghĩa:
+ Giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống
+ Ở người.hình thành các thói quen tập quán tốt. đối với con người.
Hoạt động 3: So sánh các tính chất của phản xạ có điều kiện với phản xạ không điều kiện.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
– GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập bảng 52.2
– GV nhận xét, chốt lại kiến thức.
+ Phản xạ không điều kiện: bền vững, số lượng hạn chế.
+ Phản xạ có điều kiện: được hình thành trong đời sống (qua học tập, rèn luyện), có tính chất cá thể, không di truyền, trung ương nằm ở vỏ não.
+ Nêu mối quan hệ giữa PXKĐK
HS dựa vào kiến thức mục I và II, thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập.
Kết luận:
– Mối liên quan:
+ Phản xạ ko điều kiện là cơ sở thành lập phản xạ có điều kiện.
+ Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện , kích thích có điều kiện phải tác động trước một thời gian ngắn để hình thành phản xạ.
5. Thực hành
- HS đọc phần ghi nhớ
- Phân biệt được PXKĐK và PXCĐK
6. Vận dụng
- Học bài trả lời câu hỏi SGK
- Đọc mục “ em có biết “
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 52 Phan xa khong dieu kien va phan xa co dieu kien_12307909.docx