Giáo án môn Sinh học lớp 8 năm học 2018 - Tiết 37 đến tiết 40

3. Hoạt động luyện tập, củng cố

1. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em, người trưởng thành và người già khác nhau như thế nào?

2. Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi cơ thể phụ thuộc vào những yếu tố nào?

3. Khẩu phần là gì? Trình bày nguyên tắc lập khẩu phần?

4. Hoạt động vận dụng

1. Tìm câu trả lời đúng nhất

Những loại thức ăn nào cần thiết cho cơ thể

a) Thức ăn chứa nhiều G và Li

b) Thức ăn chứa nhiều P và axít nuclêic

c) Thức ăn chứa nhiều muối khoáng và vitamin

d) a, b đúng

e) a, b, c đều đúng

 

doc16 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học lớp 8 năm học 2018 - Tiết 37 đến tiết 40, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 3 tháng 1 năm 2018 Ngày dạy 11 tháng 1 năm 2018 Tiết 37 : I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Hs trình bày được vai trò của Vitamin và muối khoáng . - Vận dụng hiểu biết về Vitamin và m khoáng trong việc xây dựng khẩu phần ăn hợp lí và chế biến thức ăn . 2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng phân tích , quan sát. Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn - Kỹ năng chủ động ăn uống các chất cung cấp có nhiều vitamin và muối khoáng. 3. Thái độ : Giáo dục ý thức vệ sinh thực phẩm . Bíêt cách phối hợp , chế biến thức ăn khoa học . 4. Năng lực – phẩm chất: - Hình thành cho hs năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác - Có phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương , đất nước II. CHUẨN BỊ Gv :Tranh ảnh một số nhóm thức ăn chứa Vitamin và muối khoáng . - Tranh trẻ em bị còi xương do thiếu Vitamin D , bưới cổ do thiếu Iốt. Hs: Tìm hiểu về vitamin, muối khoáng III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phú Thày cô liên hệ 0989.832560 ( có zalo ) để có trọn bộ nhé. Trung tâm GD Sao Khuê nhận cung cấp giáo án, bài soạn powerpoit, viết SKKN, chuyên đề, tham luận, bài thi e-Learing các cấp t IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động * Ổn định tổ chức * Kiểm tra bài cũ : không * Vào bài: GV đưa thông tin lịch sử tìm ra Vitamin , giải thích ý nghĩa của từ Vitamin . (công thức hóa học của nhóm là amin và nhóm này rất cần cho sự sống - Mà sự sống là vita) => Đặt tên là vitamin) 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới * Hoạt động 1. VITAMIN Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - PP: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm - KT: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút GV nêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin n 1 à hoàn thành bài tập mụcq . HS: Đọc thật kỹ thông tin , dựa vào hiểu biết cá nhân để làm bài tập Một học sinh đọc kết quả bài tập , lớp bổ sung để có đáp án đúng ( 1, 3, 5, 6) GV yêu cầu học sinh nghiên cứu tiếp thông tin n2 và bảng 34.1 à thảo luận nhóm trả lời câu hỏi - Em hiểu Vitamin là gì ? - Viatmin có vai trò gì đối với cơ thể ? - Có những loại vitamin nào ? - Vitamin thường có ở những loại thực phẩm nào? Có tác dụng gì đối với hoạt động sống của cơ thể - Trong trường hợp nào ta nên sử dụng vitamin có sẵn trong tự nhiên, trong trường hợp nào ta nên sử dụng vitamin được tổng hợp sẵn - Vitamin quan trọng như vậy ta có nên sử dụng thật nhiều không? Tại sao? Gv bổ sung VD: Thừa vitamin A -> Vàng da Thừa vitamin D -> Kém ăn, đi lỏng, cơ thể gầy yếu và ở trạng thái lừ đừ Gv nêu câu hỏi dưới bảng 34.1 - Hãy cho biết thực đơn trong bữa ăn cần được phối hợp như thế nào để cung cấp đủ vitamin cho cơ thể ? - GV nhận xét và chốt kiến thức Vitamin là hợp chất hoá học đơn giản , là thành phần cấu trúc của nhiều Enzim --> Đảm bảo sự hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể . Con người không tự tổng hợp được Vitamin mà phải lấy từ thức ăn Có 2 nhóm vitamin: . Vitamin tan trong dầu mỡ: A, D, E, K . Vitamin tan trong nước: B (B1; B2; B6; B12...) C và PP . Thực đơn trong bữa ăn hằng ngày cầ Thày cô liên hệ 0989.832560 ( có zalo ) để có trọn bộ nhé. Trung tâm GD Sao Khuê nhận cung cấp giáo án, bài soạn powerpoit, viết SKKN, chuyên đề, tham luận, bài thi e-Learing các cấp n phối hợp các loại thức ăn có nguồn gốc động vật và nguồn gốc thực vật để đảm bảo nhu cầu vitamin của cỏ thể * Hoạt động 2. MUỐI KHOÁNG Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - PP: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm - KT: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút Gv thông báo theo thông tin sgk Treo bảng 34.2 yêu cầu hs đọc bảng và thảo luận nhóm - Vì sao nói nếu thiếu vitamin D trẻ em dễ mắc bệnh còi xương? - Vì sao nhà nước vận động nhân dân sử dụng muối iốt? Gv nêu đáp án đúng . Cơ thể chỉ hấp thụ Ca khi có mặt vitamin D => Vitamin D thúc đẩy quá trình chuyển hóa Ca và P để tạo xương . Là thành phần không thể thiếu của hoócmôn tuyến giáp mà lại chỉ có nhiều trong đồ ăn biển, dầu cá... - Tại sao trong khẩu phần ăn cần phải có muối khoáng? - Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần được cung cấp những loại thực phẩm nào? Chế biến ra sao để đảm bảo đủ vitamin và muối khoáng cho cơ thể? Gv trình bày đáp án đúng qua bảng phụ Trong khẩu phần ăn hàng ngày * Cần . Cung cấp đủ lượng thịt, trứng, sữa và rau quả tươi . Cung cấp đủ muối, nước chấm (vừa phải) * Nên . Dùng muối iốt . Trẻ em cần được tăng cường muối Ca (sữa, nước xương hầm ...) . Chế biến hợp lí để chống mất vitamin khi nấu ăn - Các loại muối khoáng đều có trong thực phẩm tự nhiên. Tại sao trong nấu ăn người ta phải thêm mắm muối iốt vào trong thức ăn? - GV nhận xét và chốt kiến thức - Muối khoáng là thành phần quan trọng của tế bào , tham gia vào nhiều hệ Enzim đảm bảo quá trình trao đổi chất và năng lượng . - Khẩu phần ăn cần: + Phối hợp nhiều loại thức ăn (động vật và thực vật ) + Sử dụng muối Iốt hằng ngày + Chế biến thức ăn hợp lí để chống mất Vitamin Trẻ em nên tăng cường muối Canxi . 3. Hoạt động luyện tập, củng cố - Vitamin và muối khoáng có vai trò gì đối với hoạt động sinh lí của cơ thể? - Kể tên một vài loại vitamin và cho biết vai trò? - Vì sao nói thiếu vitamin D trẻ em sẽ mắc bệnh còi xương? - Vì sao nhà nước vận động nhân dân sử dụng muối iôt? - Chúng ta cần phải làm gì để cơ thể cung cấp đầy đủ vitamin và muối khoáng? - Vì sao cần bổ sung chất sắt cho các bà mẹ khi mang thai? 4. Hoạt động vận dụng - Chọn câu trả lời đúng Vai trò của VTM và MK khác nhau ở điểm nào căn bản nhất? a) VTM có vai trò điều hòa hoạt động cơ thể, MK có vai trò tạo hình và điều hòa hoạt động cơ thể b) VTM là chất hữu cơ, MK là chất vô cơ c) Cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ VTM, lượng muối khoáng cần nhiều hơn, tùy cơ quan của cơ thể d) Muối khoáng thường có vị mặn, VTM không có đặc điểm này Đáp án : a 5. Hoạt động tìm tòi mở rộng Hoàn thành bài tập sgk Đọc em có biết Sưu tầm tranh vẽ: Thịt lợn, thịt bò, các hạt đậu, lạc, vừng, thóc, gạo ... Ngày soạn 4 tháng 1 năm 2018 Ngày dạy 12 tháng 1 năm 2018 Tiết 38 I . MỤC TIÊU 1, Kiến thức: - Hs nêu được nguyên nhân của sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở các đối tượng khác nhau Phân biệt được giá trị dinh dưỡng có ở các loại thực phẩm chính. Xác định được cThày cô liên hệ 0989.832560 ( có zalo ) để có trọn bộ nhé. Trung tâm GD Sao Khuê nhận cung cấp giáo án, bài soạn powerpoit, viết SKKN, chuyên đề, tham luận, bài thi eLearing các cấp ơ sở và nguyên tắc xác định khẩu phần 2, Kỹ năng Phát triển cho hs kĩ năng : Phân tích, quan sát kênh hình, vận dụng kiến thức vào đời sống Hoạt động nhóm 3, Thái độ Giáo dục hs ý thức tiết kiệm nâng cao chất lượng cuộc sống 4,Năng lực – phẩm chất: - Hình thành cho hs năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác - Có phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương , đất nước II. CHUẨN BỊ Gv : Bảng 36.1 36.2 sgk Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam trang 120 sgk Bảng phụ lục giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn (trang 120 sgk) Hs: Tranh ảnh một số nhóm thực phẩm III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động * Ổn định tổ chức * Kiểm tra bài cũ : - Vitamin có vai trò gì đối với hoạt động sinh lí của cơ thể? - Vì sao cần bổ sung thức ăn giàu chất sắt cho các bà mẹ khi mang thai? * Vào bài: Các chất dinh dưỡng (thức ăn) cung cấp cho cơ thể hàng ngày theo các tiêu chuẩn quy định => Gọi là tiêu chuẩn ăn uống. Vậy dựa trên cơ sở khoa học nào để đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới * Hoạt động 1. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CƠ THỂ Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - PP: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm - KT: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút Gv hướng dẫn hs đọc thông tin sgk. Treo bản số liệu điều khiển hs thực hiện lệnh mục 1 sgk Hs Thảo luận nhóm - thống nhất trả lời câu hỏi Đại diện trình bày trước lớp. Các nhóm có ý kiến khác bổ sung ? Lượng chất dinh dưỡng này thỏa mãn nhu cầu nào của cơ thể? . Nhu cầu về năng lượng ? Nhu cầu về năng lượng có giống nhau ở mọi người không? (tùy loại lao động, tùy giới tính, lứa tuổi) . Nhu cầu về các chất để xây dựng TB (P, Li, G ...) ? ở mỗi người lượng chất này thay đổi như thế nào? (Trẻ em: Cần nhiều để xây dựng TB giúp trẻ lớn lên; người trưởng thành: Cần đủ chất xây dựng TB thay thế cho các TB già, đã chết) . Nhu cầu về muối khoáng và vitamin: Gv sử dụng bảng nhu cầu ... giới thiệu cột nhu cầu về năng lượng; VTM; MK Treo bảng 36.1; 36.2 minh họa cho việc nhu cầu dinh dưỡng không được cung cấp đủ cho trẻ em - GV nhận xét và chốt kiến thức * Nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi người là khác nhau Phụ thuộc vào: . Lứa tuổi: Trẻ em > người trưởng thành > người già . Giới tính: Nam > nữ . Dạng hoạt động: LĐ nặng > vì tiêu tốn nhiều năng lượng hơn . Trạng thái cơ thể: Cao hơn ở người có kích thước lớn, người mới ốm khỏi * ở các nước đang phát triển chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp => Nhu cầu dinh dưỡng không được cung cấp đủ cho trẻ -> Suy dinh dưỡng cao * Hoạt động 2. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA THỨC ĂN Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - PP: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm - KT: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút Gv yêu cầu hs quan sát, tìm hiểu thông tin ... Gv kẻ bảng phụ Hãy lựa chọn các thông tin a, b, c, ... ở cột B rồi điền vào các thông tin tương ứng ở cột A LOẠI THỰC PHẨM (A) TÊN THỰC PHẨM (B) 1. Giàu gluxít 2. Giàu prôtêin 3. Giàu lipít 4. Nhiều vitamin và muối khoáng a) Ngô, gạo, khoai b) Lạc, đỗ tương c) Lạc, trứng gà, đỗ tương d) Cá, thịt gà, rau e) Cá, thịt gà, chuối tiêu chín g) Gan lợn, cà chua, cải xanh Th¶o luËn nhãm. Trao ®æi kÕt qu¶ gi÷a c¸c nhãm, nÕu cã ý kiÕn kh¸c bæ sung §¸p ¸n: 1.a 2. e 3. b 4. g Qua đó gv nêu câu hỏi ? Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện ở yếu tố nào? ? Sự phối hợp các loại thức ăn có ý nghĩa gì? (Do tỉ lệ các chất hữu cơ trong thực phẩm không giống nhau) - GV nhận xét và chốt kiến thức Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện ở: . Thành phần các chất: P, G, Li ... . Năng lượng chứa trong nó (kcal) . Cần phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn để cung cấp đủ cho nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, giúp ngon miệng => Hấp thụ thức ăn tốt hơn * Hoạt động 3. KHẨU PHẦN VÀ NGUYÊN TẮC LẬP KHẨU PHẦN Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - PP: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi - KT: đặt câu hỏi, động não, trình bày một phút Gv nêu câu hỏi: ? Khẩu phần là gì? Gv yêu cầu hs thảo luận câu hỏi lệnh sgk ? Vì sao trong khẩu phần ăn uống của người mới ốm khỏi có gì khác người bình thường? ? Vì sao trong khẩu phần thức ăn cần tăng cường rau, quả tươi ? Thảo luận nhóm trình bày đáp án . Người mới ốm khỏi -> Cần thức ăn bổ dưỡng để tăng cường phục hồi sức khỏe . Tăng cường vitamin, chất xơ ? Để xây dựng một khẩu phần hợp lí cần dựa trên những căn cứ nào? Gv tổng kết: . Căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, giá trị dinh dưỡng của thức ăn để đảm bảo phù hợp nhu cầu của từng đối tượng . Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, VTM, MK và cân đối về thành phần các chất hữu cơ - GV nhận xét và chốt kiến thức *Giáo dục môi trường: Để tránh các chất độc hại, mầm bệnh đi vào cơ thể cùng với các loại thức ăn trong bữa ăn hàng ngày cần phải bảo vệ môi trường nước, đất, sử dung hợp lí thuốc bảo vệ thực vật, phân hoá học . Khẩu phần là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong một ngày - Nguyên tắc lập khẩu phần là: + Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp nhu cầu của từng đối tượng + Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng và vitamin + Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. 3. Hoạt động luyện tập, củng cố 1. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em, người trưởng thành và người già khác nhau như thế nào? 2. Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi cơ thể phụ thuộc vào những yếu tố nào? 3. Khẩu phần là gì? Trình bày nguyên tắc lập khẩu phần? 4. Hoạt động vận dụng 1. Tìm câu trả lời đúng nhất Những loại thức ăn nào cần thiết cho cơ thể a) Thức ăn chứa nhiều G và Li b) Thức ăn chứa nhiều P và axít nuclêic c) Thức ăn chứa nhiều muối khoáng và vitamin d) a, b đúng e) a, b, c đều đúng 2. Điền vào ô trống các từ, cụm từ thích hợp a) Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể thay đổi tùy ... và tùy ... b) Xác định khẩu phần phải căn cứ vào: ... c) Thức ăn cần đảm bảo đủ các chất G, Li, P, nước, muối khoáng và một số ... Đáp án : a. giới, lứa tuổi, dạng hoạt động lao động b. nhu cầu của cơ thể, giá trị dinh dưỡng của từng loại thức ăn c. vitamin 5. Hoạt động tìm tòi mở rộng Học bài và trả lời câu hỏi SGK Đọc mục em có biết Tìm hiểu thêm nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi độ tuổi, lưu ý tuổi học sinh cần nhu cấu dinh dưỡng như thế nào ? Xem bài mới : thực hành phân tích một khẩu phần cho trước . Ngày soạn 16 tháng 1 năm 2018 Ngày dạy 24 tháng 1 năm 2018 Tiết 39 I . MỤC TIÊU 1, Kiến thức: Hs trình bày được : - Các bước lập khẩu phần dựa trên các nguyên tắc lập khẩu phần - Đánh giá được định mức đáp ứng của một khẩu phần mẫu và dựa vào đó xây dựng khẩu phần hợp lí cho bản thân 2, Kỹ năng - Rèn cho hs kĩ năng: Phân tích, tính toán 3, Thái độ - Giáo dục hs ý thức bảo vệ sức khỏe, chống suy dinh dưỡng, béo phì 4, Năng lực – phẩm chất: - Hình thành cho hs năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tính toán - Hs có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên II. CHUẨN BỊ Gv :Bảng phụ 37.1; 37.2; 37.3, máy chiếu, bảng số liệu khẩu phần Hs: Kẻ bảng 3 (bảng đánh giá) III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm, thực hành thực tế - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động * Ổn định tổ chức * Kiểm tra bài cũ : - Khẩu phần là gì? - Lập khẩu phần cần dựa trên những nguyên tắc nào? * Vào bài: Vậy hãy vận dụng những hiểu biết đó để đánh giá và tập xây dựng khẩu phần một cách hợp lí cho bản thân 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới * Hoạt động 1. PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP KHẨU PHẦN Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - PP: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm - KT: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút GV lần lượt giới thiệu các bước tiến hành: + Bước 1: Hướng dẫn nội dung bảng 37.1 A: Lượng cung cấp A1: Lượng thải bỏ A2: Lượng thực phẩm ăn được + Bước 2:GV lấy 1 VD để nêu cách tính. GV hướng dẫn nội dung bảng 37.1 : Phân tích ví dụ thực phẩm là đu đủ chín theo 2 bước như SGK + Lượng cung cấp A + Lượng thải bỏ A1 + Lượng thực phẩm ăn được A2 GV dùng bảng 2 . Lấy một ví dụ đề nêu cách tính : + Thành phần dinh dưỡng + Năng lượng + Muối khóang , vitamin * Chú ý : + Hệ số hấp thục của cơ thể với Prôtêin là 60 % + Lượng vitamin C thất thóat là 50% - GV dùng bảng 37.2 (SGK) lấy VD về gạo tẻ, cá chép để tính thành phần dinh dưỡng. I.Hướng dẫn phương pháp thành lập khẩu phần. - Bước 1: Kẻ bảng tính toán theo mẫu từ nhà. - Bước 2: Điền tên thực phẩm và số lượng cung cấp vào cột A. + Xác định lượng thải bỏ: A1= A (tỉ lệ %) + Xác định lượng thực phẩm ăn được: A2= A – A1 - Bước 3: Tính giá trị thành phần đã kê trong bảng và điền vào cột thành phần dinh dưỡng, năng lượng, muối khoáng, vitamin - Bước 4: + Cộng các số liệu đã liệt kê. + Cộng đối chiếu với bảng “Nhu cầu khuyến nghị cho người Việt Nam” từ đó có kế hoạch điều chỉnh chế độ ăn cho hợp lí. * Hoạt động 2. ĐÁNH GIÁ KHẨU PHẦN MẪU Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2: Tập đánh giá một khẩu phần mẫu SGK. - GV yêu cầu HS đọc khẩu phần của 1 nữ sing lớp 8, nghiên cứu thông tin bảng 37.2 tính số liệu và điền vào chỗ có dấu ?, từ đó xác định mức áp dụng nhu cầu tính theo %. - Yêu cầu HS lên chữa. - HS đọc kĩ bảng 37.2, tính toán số liệu điền vào ô có dấu ? ở bảng 37.2. - Đại diện nhóm lên hoàn thành bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Từ bảng 37.2 đã hoàn thành, HS tính toán mức đáp ứng nhu cầu và điền vào bảng đánh giá. II. Tập đánh giá một khẩu phần mẫu SGK. Đáp án bảng 37.2 - Bảng số liệu khẩu phần Thực phẩm (g) Trọng lượng Thành phần dinh dưỡng Năng lượng A A1 A2 Prôtêin Lipit Gluxit Kcal Gạo tẻ 400 0 400 31,6 4 304,8 137 Cá chép 100 40 60 9,6 2,16 0 57,6 Tổng cộng 80,2 33,31 383,48 2156,85 Đáp án bảng 37.3 – Bảng đánh giá Năng lượng Prôtêin Muối khoáng Vitamin Canxi Sắt A B1 B2 PP C Kết quả tính toán 2156,85 80,2x60% = 48,12 486,8 26,72 1082,5 1,23 0,58 36,7 88,6x 50% = 44,3 Nhu cầu đề nghị 2200 55 700 20 600 1,0 1,5 16,4 75 Mức đáp ứng nhu cầu (%) 98,04 87,5 69,53 118,5 180,4 123 38,7 223,8 59 3. Hoạt động luyện tập, củng cố Hs viết bài thu hoạch - Yêu cầu HS thay đổi 1 vài loại thức ăn rồi tính toán lại số liệu cho phù hợp. - HS tập xác định 1 số thay đổi về loại thức ăn và khối lượng dựa vào bữa ăn thực tế rồi tính lại số liệu cho phù hợp với mức đáp ứng nhu cầu. - Dựa vào bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam và bảng phụ lục dinh dưỡng thức ăn để tính toán 4. Hoạt động vận dụng Lập khẩu phần ăn cho gia đình có 4 thành viên 5. Hoạt động tìm tòi mở rộng - Về nhà hoàn thành bản thu hoạch để giờ sau nộp. - Đọc trước bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu. - Tìm hiểu thêm về thận và vai trò của thận qua internet Ngày soạn 18 tháng 1 năm 2018 Ngày dạy 26 tháng 1 năm 2018 CHƯƠNG VII: BÀI TIẾT Tiết 40 : I . MỤC TIÊU 1 , Kiến thức: - Hs nêu được khái niệm bài tiết và vai trò của nó với cơ thể sống , các họat động bài tiết của cơ thể - Xác định được cấu tạo hệ bài tiết trên hình vẽ ( mô hình ) và biết trình bày bằng lời cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu . 2, Kỹ năng: Phát triển cho hs kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình. Rèn kĩ năng hoạt động nhóm 3, Thái độ - Giáo dục cho hs ý thức giữ vệ sinh c ơ quan bài tiết 4, Năng lực – phẩm chất: - Hình thành cho hs năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tự quản lí - Hs có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên II. CHUẨN BỊ Gv: - Tranh phóng to hình 38 – 1 - Mô hình cấu tạo hệ bài tiết nam và nữ - Mô hình cấu tạo thận . Hs: Tìm hiểu về cơ quan bài tiết III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động * Ổn định tổ chức * Kiểm tra bài cũ : * Vào bài: Hàng ngày cơ thể người bài tiết ra môi trường ngoài những sản phẩm thải nào? ( C02, mồ hôi, nước tiểu ...) Vậy thực chất hoạt động bài tiết là gì? Vai trò của hoạt động bài tiết với cơ thể sống? Hoạt động bài tiết nào đóng vai trò quan trọng? -> Tìm hiểu trong bài học 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới * Hoạt động 1. BÀI TIẾT Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - PP: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm - KT: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút Gv hướng dẫn hs đọc thông tin SGK Yêu cầu hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi ? Các cơ quan thực hiện bài tiết các sản phẩm: C02, mồ hôi, nước tiểu ...? ? Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ đâu? ? Hoạt động bài tiết nào có vai trò quan trọng nhất trong các hoạt động bài tiết? - GV nhận xét và chốt kiến thức . Phổi, Da, Thận . Các sản phẩm bài tiết phát sinh từ các hoạt động TĐC của TB và cơ thể. Hoặc từ hoạt động tiêu hóa đưa vào cơ thể quá liều lượng (thuốc, ion, côlestêrôn ...) . Hoạt động bài tiết đóng vai trò quan trọng nhất trong các hoạt động bài tiết: + Hoạt động bài tiết C02 + Hoạt động bài tiết nước tiểu ? Vậy thực chất của hoạt động bài tiết là gì và vai trò của nó? Liên hệ giải thích tại sau sau khi uống kháng sinh nước tiểu có mùi kháng sinh - GV nhận xét và chốt kiến thức Bài tiết là quá trình giúp cơ thể thải loại các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào tạo ra và các chất dư thừa ra môi trường Nhờ họat động bài tiết mà tính chất môi trường bên trong luôn ổn định , tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường . * Hoạt động 2. CẤU TẠO CỦA HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - PP: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm - KT: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 38 – 1 , đọc kĩ chú thích à Tự thu nhập thông tin . GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận à hòan thiện bài tập mục q HS: Đọc kĩ chú thích à Tự thu nhập thông tin, thảo luận à hòan thiện bài tập mục q thống nhất đáp án và trình bày đáp án. HS: Nhóm khác nhận xét bổ sung . GV: Công bố đáp án đúng 1d ; 2a ; 3d ; 4d GV: Yêu cầu học sinh trình bày trên tranh ( mô hình ) cấu tạo cơ quan bài tiết nước tiểu HS làm việc độc lập với SGK quan sát thật kỹ hình , ghi nhớ cấu tạo, nêu được: . Hệ bài tiết nước tiểu gồm: Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái . Thận có cấu tạo gồm: Phần vỏ và phần tủy với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp, bể thận . Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm: Cầu thận, nang cầu thận, ống thận - GV nhận xét và chốt kiến thức. * Tích hợp : Giáo dục Cần giữ gìn vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu. Hệ bài tiết nước tiểu gồm : Thận , ống dẫn nước tiểu , bóng đái , ống đái Thận gồm 2 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu . Mỗi đơn vị chức năng gồm : Cầu thận , nang cầu thận , ống thận . 3. Hoạt động luyện tập, củng cố Giáo viên nêu câu hỏi: 1/ Bài tiết có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống ? 2/ Bài tiết ở cơ thể người do các cơ quan nào thực hiện ? 3/Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào ? 4/ Chọn đáp án đúng Câu 1: Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan: A. Thận, cầu thận, bóng đái B. Thận, ống thận, bóng đái C. Thận, bóng đái, ống đái D. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái. Câu 2: Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là: A. Thận B. Ống dẫn nước tiểu C. Bóng đái D. Ống đái Câu 3: Cấu tạo của thận gồm: A. Phần vỏ, phần tủy, bể thận, ống dẫn nước tiểu B. Phần vỏ, phần tủy, bể thận C. Phần vỏ, phần tủy với các đơn vị chức năng, bể thận D. Phần vỏ, tủy thận với các đơn vị chức năng, ống góp, bể thận. Câu 4: Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm: A. Cầu thận và nang cầu thận B. Cầu thận, nang cầu thận và ống thận Thày cô liên hệ 0989.832560 ( có zalo ) để có trọn bộ nhé. Trung tâm GD Sao Khuê nhận cung cấp giáo án, bài soạn powerpoit, viết SKKN, chuyên đề, tham luận, bài thi eLearing các cấp C. Cầu thận và ống thận D. Nang cầu thận và ống thận 4. Hoạt động vận dụng - Quan sát mô hình cơ thể người chỉ rõ vị trí, tên các cơ quan bài tiết nước tiểu - Quan sát quả thận lợn bổ dọc nhận biết các phần vỏ, tuỷ, bể thận 5. Hoạt động tìm tòi mở rộng Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài . Đọc mục em có biết Tìm hiểu thêm về cấu tạo của thận quan internet Chuẩn bị bài 41: ” Bài tiết nước tiểu “

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an ca nam_12538288.doc
Tài liệu liên quan