1. Mục tiêu.
a. Kiến thức.
Kiểm tra việc nắm kiến thức các chương cấu tạo cơ thể người, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, TĐC & năng lượng.
Theo hệ thống kiến thức Cấu tạo Ngoài
Trong
Vệ sinh
b. Kĩ năng:
Tư duy, so sánh tổng hợp; viết bài.
c. Thái độ:
Nghiêm túc.
2 . Nội dung đề kiểm tra.
MA TRậN Đề KIểM TRA KHảO SáT
CHấT LƯợNG THáNG HọC Kì I
Năm học: 2009 – 2010
177 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 762 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Sinh học lớp 8 - Trường THCS Chiềng Chăn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n sự sai khác giữa 2 hệ này về cấu tạo và chức năng sẽ được đề cập trong bài 48 cùng chương.
c. Củng cố - Luyện tập: (5')
? HS đọc kết luận sgk/ 138.
? Đọc mục "Em có biết? ".
? Trình bày cấu tạo và chức năng của nơron?
Bài tập: Hoàn thành sơ đồ sau:
(Ngoài)
(2)
(1)
Tủy sống -> chất trắng
(Ngoài)
Hệ TK
(3)
Bộ phận ngoại biên
Hạch thần kinh
Đáp án: (1) Bộ phận trung ương
(2) Não -> chất xám
(3) Dây thần kinh.
d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà: (2')
- Về nhà học bài + Ghi nhớ + Trả lời các câu hỏi sgk / 138.
- Chuẩn bị bài sau:
+ 6 nhóm (mỗi nhóm 1 con ếch)
+ Khăn lau, bông
+ Kim băng to
+ Đọc và tìm hiểu kỹ nội dung bài thực hành.
+ Kẻ bảng 44 sgk / 140 vào vở bài tập
Ngày soạn: 01/ 02/ 2010
Ngày dạy: 05/ 02/ 2010 - Lớp: 8A, 8B, 8C
Tiết 46
Thực hành - Tìm hiểu chức năng
( Liên quan đến cấu tạo ) của tuỷ sống
1. Mục tiêu:
a. Về kiến thức:
- Tiến hành thành công các thí nghiệm quy định
- Từ các kết quả quan sát được qua thí nghiệm
+ nêu được chức năng của tuỷ sống, đồng thời phỏng đoán được các thành phần cấu tạo của tuỷ sônmgs.
+ Đối chiếu với cấu tạo của tuỷ sống qua các hình vẽ để khẳng định mqh giữa cấu tạo và chức năng.
b. Về kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng thực hành.
c. Về thái độ:
- GD Tính kỉ luật, ý thức giữ vệ sinh
2. Chuẩn bị của gv và hs:
a. Chuẩn bị của GV:
- Bộ đồ mổ: Lưỡi dao lam, giá treo ếch, kim băng to, diêm, đèn
- Cồn, cốc thuỷ tinh 250ml, đĩa đồng hồ, bông hoặc khăn lau, dung dịch HCl 0,3%; 1% ; 3%
- Mẫu vật: 1 con ếch
- Tranh vẽ: H44.1 + 44.2 sgk / 141
- Phiếu học tập
b. Chuẩn bị của HS: Tìm hiểu trước nội dung bài mới.
3. tiến trình bài dạy:
a.Kiểm tra bài cũ: (2')
- Kiểm tra sự chuẩn bị mẫu + Bài của học sinh -> nhận xét
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1')
- Giờ học trước chúng ta đã tìm hiểu chung về hệ thân kinh và năm được CT và c/n của hệ thần kinh. Hôm nay chúng ta sẽ thực hành để tìm hiểu rõ hơn về c/n liên quan đến cấu tạo của tuỷ sống.
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi
Hoạt động 1: Tìm hiểu chức năng của tuỷ sống.
- Mục tiêu: HS tiến hành thành công 3 TN ở bước I. Từ kết quả TN của bước I nêu được c/n của tuỷ sống.
- Cách thức: Hợp tác nhóm nhỏ.
1. Tìm hiểu chức năng của tuỷ sống: (22')
GV
Giới thiệu cách tiến hành TN trên ếch đã phá huỷ não.
- Tay trái cầm ếch tai phải dùng kim nhọn xđ hố khớp đầu cổ -> dựng đứng kim xoáy nhẹ cho xuyên qua da vào hố khớp -> Xoay mũi kim hướng về phía đầu luồn kim phá não.
- Treo ếch lên giá để 1 (t) cho hết choáng (» 5 -> 6')
(Bảng 44 / sgk 140)
?
Y/c hs các nhóm chuẩn bị ếch theo hướng dẫn + đọc kỹ 3 TN ở lô I
B1
HS tiến hành TN theo giới thiệu ở bảng 44
?
Yêu cầu ghi lại kết quả quan sát vào nội dung bảng.
GV
Lưu ý hs: Sau mỗi lần kích thích bằng axít và để » 3 -> 5' mới kích thích lại
* TN thành công khi có kết quả như sau:
- TN1: Chi sau bên phải co
- TN2: 2 chi sau co
- TN3: Cả 4 chi đều co (quẫy đạp lung tung)
?
Từ kết quả trên và sự hiểu biết về phản xạ em hãy dự đoán c/n của tuỷ sống?
HS
Tuỷ sống phải có nhiều căn cứ TK điều khiển sự vận động của các chi
GV
Ghi ý kiến của hs lên góc bảng.
B2
GV biểu diễn TN 4 và 5
?
Y/c hs qsát TN ghi kết quả vào cột trống bảng 44?
GV
Cách xđ vết cắt ngang tuỷ ở ếch vị trí vết cắt nằm giữa khoảng cách của gốc đôi dây thần kinh thứ nhất và thức 2 (ở lưng).
- Lưu ý: Nếu vết cắt nông có thể chỉ cắt đường lên (trong chất trắng ở mặt sau tuỷ), do đó nếu kích thích chi trước thì chi sau cũng co (đường xuống trong chất trắng còn).
TN1: Chỉ 2 chi sau co
TN1: Chỉ 2 chi trước co
?
Em hãy cho biết TN này nhằm mục đích gì?
HS
Các căn cứ thần kinh liên hệ với nhau nhờ các đường dẫn truyền. (liên hệ dọc...)
B3
GV biểu diễn TN 6 và 7
HS
Qsát phản ứng của ếch ghi kết quả TN 6 và 7 vào bảng 44?
*
TN thành công khi có kết quả
- TN6: 2 chi trước không co nữa
- TN7: 2 chi sau co
?
Qua TN 6 và 7 có thể khẳng định được điều gì?
HS
Tuỷ sống có các căn cứ thần kinh điều khiển các phản xạ (sự vận động của các chi) vì khi đã huỷ phần trên vết cắt, kích thích mạnh chi trước, chi trước không co, nhưng kích thích mạnh chi sau, chi sau vẫn co vì còn giữ nguyên tuỷ dưới vết cắt
GV
Cho hs đối chiếu với dự đoán ban đầu -> sửa chữa câu sai.
Hoạt động 2: n/c cấu tạo của tuỷ sống
- Mục tiêu: Nắm được CTN và CTT của tuỷ sống.
- Cách thức: Hợp tác nhóm nhỏ
2. Nghiên cứu cấu tạo của tuỷ sống: (9')
GV
Treo tranh: H44.1: Vị trí và hình dạng của tuỷ sống
H44.2: Một đoạn tuỷ sống trong đốt sống -> giới thiệu khái quát
?
Y/c hs qsát tranh + ghi nhận ð ghi chú của tranh vẽ?
?
Thảo luận nhóm -> hoàn thiện nội dung phiếu học tập (4')
Tuỷ sống
đặc điểm
Cấu tạo ngoài
- Vị trí
- Hình dạng
- Màu sắc
- Màng tuỷ
Cấu tạo trong
- Chất xám
- Chất trắng
?
Đại diện nhóm học sinh báo cáo -> nhận xét, bổ xung?
GV
Chốt lại -> Đưa đáp án
Tuỷ sống
Đặc điểm
Cấu tạo ngoài
- Vị trí: Nằm trong ống xương sống từ đốt sống cổ I đến hết đốt thắt lưng II
- Hình dạng: + Hình trụ dài 50cm
+Có 2 phần phình: Phình cổ và phình thắt lưng
- Màu sắc: Trắng bóng
- Màng tuỷ: 3 lớp: màng cứng, màng nhện, màng nuôi
=> Bảo vệ và nuôi dưỡng tuỷ sống
Cấu tạo trong
- Chất xám: Nằm trong có hình cánh bướm -> căn cứ của cac phản xạ vận động (phản xạ không điều kiện)
- Chất trắng: Nằm ngoài bao quanh chất xám -> là các đường dẫn truyền dọc nối các căn cứ trong tuỷ sống với nhau với não bộ.
Hoạt động 3: Thu hoạch
3. Thu hoạch: (6')
?
Y/c hoàn thành nd bảng 44 vào vở bài tập?
- Hoàn thành bảng 44
?
Trả lời các câu hỏi
1. Căn cứ điều chỉnh phản xạ do thành phần nào của tuỷ sống đảm nhiệm? TN nào CM điều đó?
2. Căn cứ TK liên hệ với nhau nhờ thành phần nào? TN nào CM điều đó?
?
Yêu cầu cá nhân hoàn thiện phần thu hoạch
c. Củng cố - Luyện tập: ( 4')
- GV: Nhận xét chung buổi thực hành về: Tinh thần, ý thức, thái độ, sự chuẩn bị của hs.
+ Khen thưởng những nhóm có kết quả tốt, phê bình nhắc nhở các nhóm chưa làm đúng yêu cầu.
- Thu dọn vệ sinh lớp học.
d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà: (1')
- Hoàn thiện nội dung phần thu hoạch -> thu chấm điểm.
- Học phần cấu tạo tuỷ sống.
+ Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài mới "Dây thần kinh tuỷ".
Ngày soạn: 04/ 02/ 2010
Ngày dạy: 09/ 02/ 2010 lớp: 8B, 8C, 8A
Tiết 47
Dây thần kinh tuỷ
1. Mục tiêu:
a. Về kiến thức:
- Qua phân tích cấu tạo của dây thần kinh tuỷ làm cơ sở để hiểu rõ chức năng của chúng.
- Qua phân tích kết quả của TN tưởng tượng, rút ra kết luận về c.n của các rễ tuỷ và từ đó suy ra chức năng của dây thần kinh tuỷ
b. Về kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình.
- Kỹ năng hoạt động nhóm.
c. Về thái độ: GD cho học sinh lòng yêu thích môn học.
2. Chuẩn bị của gv và hs:
a. Chuẩn bị của GV:
- Tranh vẽ: H45.1: Các rễ tuỷ và dây thần kinh tuỷ
H45.2: Các rễ tuỷ
- Bảng 45 sgk / 143
(GV có thể tiến hành làm TN: Tìm hiểu chức năng của các rễ tuỷ)
b2. Chuẩn bị của HS: Tìm hiểu trước nội dung bài mới.
3. tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ: (5')
Câu hỏi:
Trình bày cấu tạo và chức năng của tuỷ sống?
Trả lời:
* Cấu tạo ngoài: Vị trí nằm trong ống xương sống từ đốt sống cổ I đến hết đốt sống lưng II. Hình trụ, dài 50cm, có 2 phần phình: Phình cổ và phình thắt lưng, màu sắc: Trắng bóng, màng tuỷ: 3 lớp: Màng cứng, màng nhện, màng nuôi -> bảo vệ và nuôi dưỡng tuỷ sống.
* Cấu tạo trong:
- Chất xám: Nằm trong cơ hình cánh bướm -> căn cứ của các phẩn xạ vận động (phản xạ không đk).
- Chất trắng: nằm ngoài bao quanh chất xám -> là các đường dẫn truyền dọc nối các căn cứ trong tuỷ sống với nhau và với não bộ.
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1')
Giờ trước chúng ta đã biết được cấu tạo và chức năng của tuỷ sống qua thực hành. Vậy Dây thần kinh tuỷ có cấu tạo như thế nào? Đảm nhận những chức năng gì? bài hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo dây thần kinh tuỷ.
- Mục tiêu: HS hiểu và trình bày cấu tạo dây thần kinh tuỷ.
- Cách thức: Tư duy độc lập.
I. Cấu tạo của dây thần kinh tuỷ: (15')
?
Y/c hs n/cứu ð sgk?
GV
Treo tranh: Các rễ tuỷ và dây TK tuỷ
-> Giới thiệu khái quát
?
HS qsát tranh + Ghi nhận ð ghi chú tranh vẽ?
?
Trình bày cấu tạo dây TK tuỷ?
HS
...
GV
Chốt lại
- Có 31 đôi dây TK tuỷ
- Mỗi dây TK tuỷ gồm 2 rễ:
+ Rễ trước: Rễ vận động
+ Rễ sau: Rễ cảm giác
- Các rễ tuỷ đi ra khỏi lỗ gian đốt -> dây TK tuỷ
GV
Các dây TK tuỷ liên hệ với tuỷ sống qua rễ trước và rễ sau, trong đó bao gồm các bó sợi hướng tâm (nối với tuỷ sống qua rễ sau) và các bó sợi li tâm (nối với tuỷ qua rễ trước).
?
GV treo tranh câm H45.1 -> y/c hs lên dán các mảnh bìa chú thích vào tranh?
HS
Lên bảng chú thích -> hs khác nhận xét, bổ xung
Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng dây TK tuỷ
- Mục tiêu: Thông qua TN, hs rút ra được kết luận về chức năng của dây thần kinh tuỷ.
- Cách thức: Hợp tác nhóm nhỏ.
II. Chức năng của dây TK tuỷ (18')
?
Y/c hs n/c thí nghiệm + bảng 45 sgk?
GV
Có thể tiến hành TN, thay cho TN sgk. Tiến hành theo hướng dẫn sgk/ 194, 195
?
Y/c hs qsát + Ghi chép lại kết quả.
?
Thảo luận nhón câu hỏi phần Ñ sgk / 143 (3')
?
đại diện nhóm báo cáo -> nhận xét, bổ xung
GV
Chốt lại
- Rễ trước dẫn truyền xung vận động (li tâm) từ TW đi ra cơ quan đáp ứng (cơ chi)
- Rễ sau dẫn truyền xung TKinh cảm giác (hướng tâm) từ các thụ quan về TW.
- Dây TK tuỷ do các bó sợi cảm giác và vận động nhập lại nối với tuỷ sống qua rễ trước và rễ sau -> dây TK tuỷ (là dây pha)
?
Vì sao nói dây TK tuỷ là dây pha?
HS
Vì dây TK tuỷ bao gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được liên hệ với tuỷ sống qua rễ sau và rễ trước. Rễ sau là rễ cảm giác, rễ trước là rễ vận động.
?
HS nhắc lại chức năng dây TK tuỷ?
c. Củng cố - Luyện tập: (5')
HS: HS đọc kết luận sgk ?
? Trình bày cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tuỷ?
? Trả lời câu hỏi 2 sgk / 143 ?
HS: Có nhiều phương án, những phương án đơn giản nhất là kích thích mạnh chi trước và lần lượt kích thích mạnh từng chi sau.
(Kích thích mạnh lần lượt các chi)
+ Nếu không gây co chi nào -> rễ sau (rễ cảm giác) chi đó bị đứt.
+ Nếu chi nào co -> rễ trước (rễ vận động) vẫn còn.
+ Nếu chi nào không co ; các chi khác co -> rễ trước (rễ vận động) của chi đó đứt.
d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà: (1')
- Về nhà học bài + Ghi nhớ + Trả lời các câu hỏi sgk / 143 ?
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài mới .
+ Viết phần Ñ mục I sgk / 144 vào vở bài tập.
+ Kẻ bảng 46 vào vở bài tập.
Ngày soạn: 05/ 02/ 2010
Ngày dạy: 10 / 02/ 2010 Lớp: 8C, 8A, 8B
Tiết 48
Trụ não, tiểu não, não trung gian
1. Mục tiêu:
a. Về kiến thức:
- XĐ được vị trí và các thành phần của trụ não.
- Trình bày được chức năng chủ yếu của trụ não.
- XĐ được vị trí và chức năng của tiểu não.
- XĐ được vị trí và chức năng chủ yếu của trung gian.
b. Về kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng qsát, phân tích kênh hình.
- Kỹ năng hoạt động nhóm.
c. Về thái độ:
- GD ý thức bảo vệ não.
2. Chuẩn bị của gv và hs:
1a. Chuẩn bị của GV:
- Tranh vẽ: H46.1: Bộ não bổ dọc (Hoặc mô hình)
H46.2: Các dây thần kinh não
H46.3: Tiểu não
Bảng phụ
b. Chuẩn bị của HS: Tìm hiểu trước nội dung bài mới.
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ: (5')
Câu hỏi:
Trình bày đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của dây thần kinh tuỷ?
Trả lời:
* Có 31 đôi dây thần kinh tuỷ. Mỗi đôi dây thần kinh tuỷ gồm 2 rễ
+ Rễ trước: rễ vận động
+ Rễ sau: Rễ cảm giác
Các rễ tuỷ đi ra khỏi lỗ gian đốt -> dây thần kinh tuỷ.
* Rễ trước dẫn truyền xung vận động (li tâm) từ trung tâm đi ra cơ quan đáp ứng (cơ chi).
- Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác (hướng tâm) từ các thụ quan về trung ương.
- Dây thần kinh tuỷ do các bó sợi cảm giác và vận động nhập lại nối với tuỷ sống qua rễ trước và rễ sau -> dây thần tuỷ (là dây pha).
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1')
Tiếp theo tuỷ sống là não bộ. Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về vị trí và các thành phần của bộ não, cũng như cấu tạo và chức năng của chúng.
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí và các thành phần của não bộ.
- Mục tiêu: Tìm hiểu về vị trí và các thành phần của não bộ. XĐ được giới hạn của trụ não, tiểu não và não trung gian.
- Cách thức: Tư duy độc lập.
I. Vị trí và các thành phần của não bộ: (7')
GV
Treo tranh H 46.1 -> giới thiệu khái quát tranh vẽ
?
Y/c hs qsát tanh + Ghi nhận ð ghi chú của tranh vẽ?
?
Y/c hs lấy vở bài tập -> hoàn thiện phần Ñ sgk / 144 (2')
?
HS báo cáo kết quả -> HS khác nhận xét, bổ xung
GV
Chốt lại -> Đưa đáp án
1. Não trung gian ; 5. Cuống não
2. Hành não 6. Củ não sinh tư
3. Cầu não 7. Tiểu não
4. não giữa
(Học nội dung bài tập)
?
Y/c hs lên bảng xđ/ tranh vẽ vị trí, giới hạn của trụ não, tiểu não, não trung gian?
Hoạt động 2: So sánh cấu tạo và chức năng của trụ não với tuỷ sống.
- Mục tiêu: Trình bày được cấu tạo và chức năng chủ yếu của trụ não.
So sánh thấy sự giống và khác nhau giữa trụ não và tuỷ sống.
- Cách thức: Tư duy + Hợp tác nhóm nhỏ
II.C.tạo và c/n của trụ não: (9')
?
HS đọc ð mục II sgk?
?
Y/c qsát tranh: Não bộ bổ dọc +ð sgk -> nêu cấu tạo và c/n của trụ não
HS
...
Gồm: Hành tuỷ, cầu não và não giữa.
- Trụ nãotiếp liền với tuỷ sống
- Cấu tạo
+ Chất trắng ở ngoài (bao quanh nhân xám)
+ Chất xám ở trong (phân thành các nhân xám)
- Chức năng
GV
Điều khiển h/đg của các cơ quan sinh dưỡng: Tiêu hoá, tuần hoàn, hô hấp...
+ Chất xám là căn cứ TK: Điều khiển điều hoà h/đg của các nội quan
+ Chất trắng dẫn truyền dọc và nối. 2 BC tiểu não. Đường lên: Cảm giác. Đường xuống: Vận động.
GV
Trình bày / tranh H46.2: Các dây thần kinh não -> từ nhân xám xuất phát 12 dôi dây thần kinh não gồm 3 loại: Dây cảm giác, dây vận động và dây pha
?
Dựa vào hiểu biết về cấu tạo và chức năng của tuỷ sống và trụ não -> hoàn thiện nd bảng 46 sgk / 145 theo nhóm trong (5')
?
Đại diện nhóm báo cáo -> nhận xét, bổ xung?
GV
Đưa đáp án
bảng 46: Vị trí, chức năng của tuỷ sống và trụ não
Tuỷ sống
Trụ não
Vị trí
chức năng
Vị trí
chức năng
Bộ phận TW
Chất xám
ở giữa tuỷ sống thành dải liên tục
Căn cứ TK (trung khu)
ở trong phân thành các nhân xám
Căn cứ TK
Chất trắng
Bao quanh chất xám
Dẫn truyền dọc
Bao ngoài các nhân xám
Dẫn truyền dọc và nối 2BC tiểu não
Bộ phận ngoại biên (dây TK)
Dây TK pha (31 đôi)
12 đôi, gồm 3 loại: Dây cảm giác, dây vận động và dây pha thuộc dây TK não
Hoạt động 3: Tìm hiểu về não trung gian.
- Mục tiêu: nắm được cấu tạo và chức năng của não trung gian
- Cách thức: Tư duy độc lập
III. Não trung gian: (8')
?
Y/c hs lên xđ vị trí giới hạn của não trung gian trên tranh hoặc mô hình
?
Y/c n/c ð + qsát trên tranh và ghi nhận ð ghi chú của tranh vẽ?
?
nêu cấu tạo và chức năng của não trung gian?
HS
...
GV
Chốt lại
- Cấu tạo gồm: Đồi thị và dưới đồi thị
+ Đồi thị và các nhân xám vùng dưới đồi là chất xám
- Chức năng:
+ Chất trắng (ngoài) chuyển tiếp các đường dẫn truyền từ dưới đi lên não.
+ Chất xám: Là các nhân xám điều khiển qúa trình TĐC và điều hoà thân nhiệt.
Hoạt động 4: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của tiểu não.
- Mục tiêu: nắm được cấu tạo và chức năng của tiểu não.
- Cách thức: Tư duy + Hợp tác nhóm nhỏ
IV. Tiểu não: (9')
GV
Treo tranh H46.3: Tiểu não
H46.1: Não bộ bổ dọc
-> Giới thiệu khái quát tranh vẽ?
?
Y/c hs qsát tranh ghi nhận ð ghi chú tranh vẽ?
?
HS đọc ð mục IV sgk ?
?
Nêu vị trí của tiểu não?
HS
...
- Vị trí: Sau trụ não dưới bán cầu não
?
Tiểu não có cấu tạo như thế nào?
- Cấu tạo:
HS
...
+ Chất xám ở ngoài làm thành lớp vỏ tiểu não và các nhân
+ Chất trắng nằm ở phía trong là các đường dẫn truyền nối vỏ tiểu não và các nhân với các phần khác của hệ thần kinh.
?
Thảo luận nhóm phần Ñ sgk/ 145 (3')
?
Đại diện nhóm báo cáo -> nhóm khác nhận xét, bổ xung?
GV
Chốt lại -> Chưc năng của tiểu não?
- Chức năng: Điều hoà, phối hợp các cử động phức tạp vaf giữ thăng bằng cơ thể.
?
Vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đó?
HS
Người say rượu chân nam đá chân chiêu do rượu đã ngăn cản, ức chế sự dẫn truyền qua xináp giữa các tế bào có liên quan đến tiểu não khiến sự phối hợp các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể bị ảnh hưởng.
c. Củng cố - Luyện tập: (5')
? Nêu chức năng của trụ não, tiểu bão và não trung gian?
? HS đọc kết luận sgk / 146
? Lập bảng so sánh cấu tạo và chức năng trụ não, não trung gian và tiểu não?
Các bộ
phận
Đặc điểm
Trụ não
Não trung gian
Tiểu não
Cấu tạo
Chức năng
d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà: (1')
- Về nhà học bài + Trả lời các câu hỏi sgk.
- Đọc mục "Em có biết? ".
- Chuẩn bị bài sau:
+ Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài mới "Đại não".
+ Mỗi tổ chuẩn bị 1 bộ lão lợn tươi.
+ Viết bài tập phần Ñ mục I sgk / 147 + phần Ñ mục II sgk / 149 vào vở bài tập.
Ngày soạn: 19/ 02/ 2010
Ngày dạy: 23/ 02/ 2010 Lớp: 8C, 8B, 8A
Tiết 49
Đại não
1. Mục tiêu:
a. Về kiến thức:
- Nêu rõ được đặc điểm cấu tạo của đại não người, đặc biệt là vỏ đại não thể hiện sự tiến hoá so với động vật thuộc lớp thú.
- XĐ được các vùng chức năng của vỏ đại não ở người.
b. Về kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình.
- Rèn luyện kỹ năng vẽ hình + hoạt động nhóm.
c. Về thái độ:
- GD ý thức bảo vệ bộ não.
2. Chuẩn bị của gv và hs:
a. Chuẩn bị của GV:
- Tranh vẽ: H47.1 -> 47.4 sgk / 147 + 148
- Mô hình: Bộ não (tháo lắp)
- Bộ não lợn tươi + dao sắc + tranh câm H57.2
b. Chuẩn bị của HS: Tìm hiểu trước nội dung bài mới.
3. tiến trình bài dạy:
a.Kiểm tra bài cũ: (6')
Câu hỏi:
Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng của trụ não, tiểu não và não trung gian?
Trả lời:
Các bộ
phận
Đặc điểm
Trụ não
Não trung gian
Tiểu não
Cấu tạo
Gồm: Hành tuỷ, cầu não và não giữa
Chất trắng bao ngoài
Chất xám là nhân xám
Gồm: Đồi thị & dưới đồi thị
Đồi thị và các nhân xám
Vùng dưới đồi là chất xám
Vỏ chất xám nằm ngoài. Chất trắng là các đường dẫn truyền liên hệ giữa tiểu não với các TP khác của HTK
Chức năng
Điều khiển hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng: tuần hoàn, tiêu hoá, hô hấp...
Điều khiển qúa trình TĐC và điều hoà thân nhiệt
Điều hoà và phối hợp các hoạt động phức tạp
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1')
Thông tin sgk / 147.
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của đại não
- Mục tiêu: Trình bày được đ2 cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của đại não.
- Cách thức: Hợp tác nhóm nhỏ.
I. Cấu tạo của đại não: (18')
GV
Treo tranh: H47.1 -> 47.3 -> gthiệu khái quát
?
Y/c hs quan sát tranh + Ghi nhận ð tranh?
?
HS lên bảng xác định vị trí đại não?
HS
nằm phía trên não trung gian, đại não rất phát tiển.
?
Thảo luận nhóm bài tập phần Ñ mục I sgk / 148 (3')
?
Đại diện nhóm báo cáo -> Nhận xét, bổ xung
GV
Chốt lại -> Đưa đáp án
1. Khe 4. Đỉnh
2. Rãnh 5. Thuỳ thái dương
3. Trán 6. Chất trắng
?
Y/c qsát kỹ H47.1 + 47.2 -> trình bày CTN của đại não?
HS
...
- Cấu tạo ngoài
GV
Chốt lại
+ Rãnh liên bán cầu chia đại não làm 2 nửa
+ Rãnh sâu chia BCN làm 4 thuỳ (Trán, đỉnh, chẩm, thái dương).
+ Khe và rãnh tạo thành khúc cuộn não -> tăng diện tích bề mặt não
?
Y/c hs trình bày / mô hình bộ nào?
?
Qsát H47.3 + qsát bộ não lợn cắt ngang -> Mô tả CTT của đại não
HS
...
GV
Chốt lại
- Cấu tạo trong:
+ Chất xám (ngoài) làm thành vỏ não dày (trong) là các đường thần kinh. Hầu hết các đường này bắt chéo ở hành tuỷ hoặc tuỷ sống
GV
Do đó khi mà bị tổn thương ở 1 bên đại não sẽ làm tê liệt các phần thân phía bên đối diện (liệt nửa người)
Hoạt động 2: Sự phân vùng chức năng của đại não
- Mục tiêu: Xác định được vị trí các vùng chức năng lên vỏ não
- Cách thức: Hợp tác nhóm nhỏ
II. Sự phân vùng chức năng của đại não: (14')
?
HS n/c ð mục II sgk ?
GV
Treo tranh H47.4 -> gthiệu khái quát
?
Y/c hs qsát tranh + Ghi nhận ð tanh vẽ?
?
Thảo luận nhóm phần Ñ sgk / 149 (2')
?
Đại diện nhóm báo cáo -> nhận xét, bổ xung
GV
Chốt lại, đưa đáp án
a.3 ; b.4 ; c.6 ; d.7 ; e.5 ; g.8 ; h.2 ; i.1
?
Vỏ đại não có chức năng gì?
HS
- Vỏ đại não là trung ương thần kinh
GV
PXCĐK: ý thức, trí nhớ, trí khôn, cảm giác
Của các phản xạ có điều kiện
?
Vỏ não có nhiều vùng chức năng? đó là những vùng nào?
HS
- Vỏ não có nhiều vùng, mỗi vùng có tên gọi và chức năng riêng
?
So sánh sự phân vùng chức năng giữa người và động vật?
HS
- Các vùng có ở người và động vật:
+ Vùng cảm giác
+ Vùng vận động
+ Vùng thị giác
+ Vùnh thính giác
+ Vùng vị giác
- Vùng chức năng chỉ có ở người
+ Vùng vận động ngôn ngữ
+ Vùng hiểu tiếng nói
+ Vùng hiểu chữ viết
GV
Đặc điểm tiến hóa của đại não người
- Đại não người phát triển rất mạnh, phủ lên tất cả những vùng còn lại của bộ não (S) của vỏ não cũng tăng lên rất nhiều do có các rãnh và các khe ăn sâu vào bên trong, là nơi chứa số lượng lớn nơron.
- Vỏ não người ngoài các vùng kể trên còn xuất hiện các vùng viết và nói cùng các vùng hiểu chữ viết và vùng hiểu tiếng nói liên quan đến sự hình thành hệ thống tín hiệu thứ 2 là tiếng nói và chữ viết do kết quả qtrình lao động XH của con người.
c. Củng cố - Luyên tập: (5')
? HS đọc kết luận sgk ? Đọc ð mục "Em có biết".
? Mô tả cấu tạo trong của đại não?
? Nêu rõ đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người chứng tỏ sự tiến hoá của người so với động vật khác trong lớp thú?
d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà: (2')
- Về nhà học bài + Ghi nhớ .
- Làm bài 1 + 1 sgk / 150.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài mới + kẻ phiếu học tập.
Đặc điểm
Cung phản xạ vận động
Cung phản xạ dinh dưỡng
Cấu tạo
- Trung ương
- Hạch TK
- Đường hướng tâm
- Đường li tâm
Chức năng
Ngày soạn: 20/ 02/ 2010
Ngày dạy: 24/ 02/ 2010 Lớp: 8C, 8A, 8B
Tiết 50 Hệ thần kinh dinh dưỡng
1. Mục tiêu:
a. Về kiến thức:
- Phân biệt được phản xạ dinh dưỡng với phản xạvận động.
- Phân biệt được bộ phận giao cảm với bộ phận đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng về cấu tạo và chức năng.
b. Về kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình.
- Rèn kỹ năng quan sát so sánh, kỹ năng hoạt động nhóm.
c. Về thái độ:
- GD ý thức giữ vệ sinh, bảo vệ hệ thần kinh.
2. Chuẩn bị của gv và hs:
a. Chuẩn bị của GV:
- Tranh vẽ: H48.1+48.2: Cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng
H48.3: Hệ thần kinh sinh dưỡng
- Bảng phụ
b. Chuẩn bị của HS: Tìm hiểu trước nội dung bài mới.
3. tiến trình bài dạy:
a.Kiểm tra bài cũ: (5')
Câu hỏi:
Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của đại não người?
Trả lời:
* Cấu tạo ngoài: Rãnh liên bán cầu chia đại não làm 2 nửa. Rãnh sâu chia BCN làm 4 thuỳ (trán, đỉnh, thẩm thái dương). Khe và rãnh tạo thành khúc cuộn não -> Tăng diện tích bề mặt não.
* Cấu tạo trong: Chất xám (ngoài) làm thành vỏ não dày 2 -> 3 mm gồm 6 lớp. Chất trắng (trong) là các đường thần kinh hầu hết các đường này bắt chéo ở hành tuỷ hoặc tuỷ sống.
* Vỏ đại não là TWTK của các PXCĐK.
* Đặt vấn đề vào bài mới: (2')
? Xét về chức năng hệ thần kinh được phân chia như thế nào?
HS: Xét về chức năng hệ thần kinh được phân chia thành: Hệ thần kinh vận động (cơ xương) điều khiển hoạt động của các cơ vân. Hệ TK sinh dưỡng điều khiển hoạt động cơ quan sinh dưỡng và cơ quan S2
GV: Trong hệ thần kinh sinh dưỡng lại bao gồm: Phân hệ thần kinh giao cảm và phân hệ thần kinh đối giao cảm. Vậy 2 phân hệ có đặc điểm cấu tạo và chức năng gì? Bài học hôm nay cô trò ta cùng tìm hiểu.
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi
C/ý
Hoạt động 1: Cung phản xạ dinh dưỡng
- Mục tiêu: Phân biệt được cung phản xạ sinh dưỡng với cung phản xạ vận động
- Cách thức: Tư duy+Hợp tác nhóm nhỏ.
Cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động giống và khác nhau ngư thế nào? ta xét
I. Cung phản xạ sinh dưỡng: (12')
GV
Treo tranh H48.1: Cung phản xạ
H48.2: Cung phản xạ điều hoà h/đg tim -> giới thiệu
?
Y/c hs qsát tranh và ghi nhận ð ghi chú của tranh vẽ (2’)
?
Mô tả đường đi của xung thần kinh trong cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng.
HS
Cung phản xạ vận động: Khi tay chạm phải lửa quan thụ cảm dưới da cảm nhận được tác nhân kích thích -> xuất hiện xung thần kinh truyền theo dây thần kinh hướng tâm tới TWTK (chất xám ở đại não và tuỷ sống)
- Phân tích các tác nhân kích thích -> theo dây thần kinh li tâm tới cơ quan trả lời -> bắp cơ (co -> rụt tay lại)
- Cung phản xạ sd: (khi đói) nhu động ruột tăng lên -> xuất hiện xung thần kinh truyền theo dây thần kinh hướng tâm tới TWTK (chất xám: Sừng bên của tuỷ sống)
- Phân tích tác nhân kích thích, theo dây TK li tâm qua hạch giao cảm tới cơ quan trả lời -> ruột (giảm nhu động ruột).
GV
Trình bày / tranh H48.2. Thụ quan áp lực tác động vào động mạch tim xuất hiện sợi cảm giác theo dây hướng tâm tới TWTK (chất xám ở trụ não) phân tích tác nhân kích thích theo dây phế vị qua: Sợi trước hạch và sợi sau hạch (do bộ phận thần kinh giao cảm phụ trách làm giảm nhịp tim).
?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GA PD sinh hoc 811tiet_12511875.doc