Giáo án môn Sinh học lớp 9 - Chủ đề: Nhiễm sắc thể và quá trình phân bào

1/ Những diễn biến của NST trong giảm phân lần 1

- Giảm phân xảy ra ở thời kỳ chín của tế bo sinh dục

+ Kỳ đầu: NST xoắn, co ngắn các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và bắt chéo với nhau sau đó tách rời nhau

+Kỳ giữa :NST kép tương đồng tập trung xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

+ Kỳ sau: Cặp NST tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tb

 

doc5 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1724 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học lớp 9 - Chủ đề: Nhiễm sắc thể và quá trình phân bào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5- Tiết 10,11,12 Chủ đề NHIỄM SẮC THỂ VÀ QUÁ TRÌNH PHÂN BÀO (Số tiết: 3) Ngày soạn: Ngày dạy: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức - Giải thích được chức năng của nhiễm sắc thể đối với sự di truyền các tính trạng - Phân tích được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh sản và sinh trưởng của cơ thể - Phân tích được những sự kiện quan trọng cĩ liên quan đến cặp NST tương đồng. - Giải thích được những diễn biến của NST trong kỳ sau của giảm phân 1, là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n NST) ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng làm việc nhĩm thơng qua việc thảo luận, phát triển tư duy lý luận (phân tích, so sánh) - Kỹ năng tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề - Kỹ năng học tập, tự học, tự nghiên cứu, hợp tác, giao tiếp 3. Thái độ - Vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống II. Những năng lực cĩ thể phát triển ở học sinh - Phát triển năng lực ngơn ngữ thơng qua quá trình trình bày những biến đổi hình thái NST. - Năng lực tìm hiểu và giải quyết vấn đề. - Năng lực hợp tác, làm việc nhĩm. - Năng lực tính tốn các bài tốn liên quan trong chủ đề. - Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội. III. Phương pháp và KTDH cĩ thể sử dụng Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhĩm. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, hoạt động nhĩm. IV. Phương tiện dạy học: - Giáo viên: Tranh NST, tranh phĩng to quá trình nguyên phân, giảm phân - HS: Xem trước bài, làm sẵn các bảng 9.2, 10. V. Tổ chức các hoạt động học của học sinh 1. Hoạt động khởi động: (3p) a. Mục tiêu Tạo tình huống cĩ vấn đề, gợi mở nội dung chủ đề b. Nội dung - Cơ thể sinh vật lớn lên được là nhờ quá trình gì? - Vì sao thực vật trồng bằng hạt lại cĩ nhiều màu sắc hơn bằng giâm, chiết, cành? c. Gợi ý tổ chức hoạt động - Câu lệnh: yêu cầu HS quan sát tranh nguyên phân, giảm phân vận dụng kiến thức thực tế cuộc sống - Hoạt động của HS: Nhận nhiệm vụ thảo luận nhĩm và tham gia đánh giá khi cần thiết - Hoạt động GV: chuyển giao nhiệm vụ nội dung, hướng dẫn tổng hợp d. Sản phẩm mong đợi - Cơ thể lớn lên được là nhờ quá trình phân bào - Thực vật trồng bằng hạt thực hiện sinh sản bằng con đường giảm phân - Thực vật trồng bằng giâm, chiết, cành sinh sản bằng nguyên phân. 2. Hoạt động hình thành kiến thức: TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt 30p Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiễm sắc thể * Mục tiêu + Biết được tính đặc trưng của bộ nhiễm sằc thể + Mô tả được sự biến đổi hình thái, cấu trúc hiển vi của các nhiễm sắc thể qua mỗi kỳ + Xác định được chức năng của nhiễm sắc thể đối với sự di truyền các tính trạng * Phương thức hoạt động + Dựa vào H8.2 mô tả hình dạng các loại NST ở ruồi giấm? + Ở lòai sinh vật đơn tính giữa cá thể đực và cá thể cái có sự khác nhau về cặp NST giới tính không? - Gv hd hs qs tranh và đọc nội dung SGK + Cấu trúc hiển vi của NST có dạng đặc trưng khi nào? - Gv yêu cầu hs chia nhóm thảo luận: + Mô tả cấu trúc của NST? + Nếu cấu trúc và số lượng NST thay đổi sẽ ảnh hưởng như thế nào? + Nêu vai trò của NST? Trình bày đặc tính của NST? + Nêu ý nghĩa của đặc tính tự nhân đôi? * Sản phẩm mong đợi HS nhận biết được hình dạng, cấu trúc, chức năng của nhiễm sắc thể I. Nhiễm sắc thể: 1/ Tính đặc trưng của bộ NST - Trong tế bào sinh dưỡng NST tồn tại thành từng cặp tương đồng, giống nhau về hình thái, kích thước. Trong đó, 1 có nguồn gốc từ bố 1 có nguồn gốc từ mẹ. + Bộ NST lưỡng bội: 2n + Bộ NST đơn bội:1n - Ở loài sinh vật đơn tính có sự khác nhau giữa cá thể đực với cá thể cái ở cặp NST giới tính (XX hoặc XY) - Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về hình dạng số lượng NST và số lượng NST không phản ánh trình độ tiến hoá của sinh vật - Tùy theo mức độ duỗi xoắn mà chiều dài của NST ở các kỳ khác nhau - NST có hình hạt, hình que, hình chữ V 2/ Cấu trúc của NST - NST có dạng đặc trưng ở kỳ giữa, mỗi nhiễm sắc tử chị em (crômatit) gắn với nhau ở tâm động - Tâm động là nơi đính NST vào sợi tơ vô sắc - Một số NST ngoài tâm động còn có eo thứ 2 3/ Chưùc năng của NST - NST là cấu trúc mang gen quy định tính trạng của sinh vật - Nhờ có tính tự nhân đôi của NST mà các gen quy định tính trạng đựơc sao chép lại qua các thế hệ. 45p Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên phân * Mục tiêu + Biết giải thích được tính đặc trưng của bộ nhiễm sằc thể ở mỗi loài + Mô tả được diễn biến cơ bản củanhiễm sắc thể qua mỗi kỳ + Nêu được ý nghĩa của nguyên đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật * Phương thức hoạt động - Gv treo tranh, hs q.s và nghiên cứu nd trả lời: + Vòng đời của mỗi tế bào gồm có những kỳ nào? + Mô tả hình thái của NST trong quá trình phân bào? - Gv phát phiếu ghi nội dung bảng 9.1 y.cầu hs hoàn thành theo nhóm - Gv hd hs qs tranh & yêu cầu hs đọc nd + Nêu cấu tạo của 1 tế bào? + Nêu các thành phần của tế bào? + Nêu cấu tạo của nhân? - Gv yc hs chia nhóm thảo luận hoàn thành + Nêu diễn biến của NST ở các kỳ của nguyên phân. + Trong thực tiễn phân bào có ý nghĩa như thế nào? + Cơ thể lớn lên được là nhờ vào đâu? + Khi nào nguyên phân bị ức chế? * Sản phẩm mong đợi HS nắm được diễn biến của các kỳ nguyên phân và ý nghĩa của nĩ. - Hiểu cơ thể lớn lên được là nhờ quá trình nguyên phân.. II. Nguyên phân 1/ Biến đổi hình thái của NST trong chu kỳ tế bào - Hình thái của NST biến đổi trong chu kỳ tế bào: + Kỳ trung gian: NST đang ở dạng sợi mảnh, bắt đầu nhân đơi. + Kỳ đầu: NST đóng xoắn các NST dính nhau ở tâm động + Kỳ giữa: NST đóng xoắn cực đại có hình dạng và cấu trúc đặc trưng + Kỳ sau: NST tách ra và bắt đầu duỗi xoắn + Kỳ cuối: NST dãn ra 2/ Những diễn biến cơ bản của NST trong nguyên phân - Kỳ đầu: NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn có hình dạng rõ rệt. Các NST kép dính vào sợi tơ phân bào ở tâm động - Kỳ giữa: Các NST kép đóng xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào - Kỳ sau: Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào - Kỳ cuối: Các NST đơn dãn xoắn ở dạng sợi mảnh dần dần, sau đó màng nhân hình thành và chất tế bào phân chia thành 2 tế bào mới 3/ Y Ùnghĩa của nguyên phân Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và lớn lên của cơ thể, duy trì sự ổn định bộ NST đặc trưng của lòai qua các thế hệ tế bào. 45p Hoạt động 3: Tìm hiểu giảm phân * Mục tiêu + Biết nêu được những diễn biến của quá trình phân bào lần 1 và lần 2 + Trình bày được những điểm khác nhau ở từng kỳ của giảm phân lan 1 và lần 2 * Phương thức hoạt động - Gv hd hs nghiên cứu sgk + Giảm phân xảy ra ở loại tế bào nào của cơ thể? - Gv yc hs chia nhóm thảo luận hoàn thành phiếu + Nêu điểm khác của giảm phân so với nguyên phân? + Trình bày những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân lần 1 + Nêu diễn biến cơ bản của NST ở lần phân bào 2? * Sản phẩm mong đợi - HS hiểu được diễn biến của các kỳ giảm phân. - Nêu được ý nghĩa của quá trình giảm phân. III/ Giảm phân: 1/ Những diễn biến của NST trong giảm phân lần 1 - Giảm phân xảy ra ở thời kỳ chín của tế bào sinh dục + Kỳ đầu: NST xoắn, co ngắn các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và bắt chéo với nhau sau đó tách rời nhau +Kỳ giữa :NST kép tương đồng tập trung xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào + Kỳ sau: Cặp NST tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tb + Kỳ cuối: Các NST kép nằm trong 2 nhân mới được tạo thành (bộ NST kép đơn bội) 2/ Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân lần 2 - Kỳ đầu: NST co lại thấy rõ số lượng NST kép trong bộ NST đơn bội - Kỳ giữa: NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạocủa thoi phân bào - Kỳ sau: Tưøng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào - Kỳ cuối: Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là đơn bội 3. Hoạt động luyện tập: (8p) * Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức, từ đĩ vận dụng kiến thức về NST, nguyên phân, giảm phân vào giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn. * Phương thức tổ chức hoạt động: Bài tập tự luận và trắc nghiệm + Cấu trúc điển hình của nhiễm sắc thể được mô tả rõ nhất ở kỳ nào của nguyên phân? + Mô tả cấu trúc của nhiễm sắc thể? + Sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể được diễn ra ở kỳ nào của chu kỳ tế bào? + Phân biệt bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và đơn bội. + Nêu ý nghĩa của nguyên phân + Khoanh tròn vào trả lời đúng nhất: Bài 1. Loại tế bào có quá trình giảm phân là: a. Tế bào sinh dưỡng b. Tế bào sinh dục c. Tế bào thần kinh Bài 2. Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào có bao nhiêu NST đơn trong các trường hợp sau: a. 2 b. 4 c. 8 d. 16 * Kết quả mong đợi: - Bài 1: b; Bài 2: d 4. Hoạt động vận dụng và mở rộng: (4p) * Mục tiêu: HS phát huy tính tích cực, chủ động tìm tịi và giải quyết những vấn đề cĩ liên quan đến mạch kiến thức đã học, cuộc sống của bản thân. * Phương thức tổ chức hoạt động: Cho HS trải nghiệm thực tế, các kiến thức trên internet ? Vì sao thực vật trồng bằng hạt lại cĩ nhiều màu sắc hơn bằng giâm, chiết, cành? * Kết quả mong đợi - HS trải nghiệm trong thực tế cuộc sống - Thực vật trồng bằng hạt thực hiện sinh sản bằng cách giảm phân và thụ tinh nên cĩ nhiều biến dị tổ hợp hơn thực vật trồng bằng cách giâm chiết ghép (thực hiện sinh sản bằng nguyên phân nên ít biến dị tổ hợp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an sinh 9 chu de NST_12447968.doc
Tài liệu liên quan