Câu 8: Mối quan hệ giữa các loài sinh vật:
- Có 2 nhóm lớn :
Quan hệ hỗ trợ : cộng sinh, hội sinh, hợp tác.
Qua hệ đối kháng : cạnh tranh, con mồi - vật ăn thịt, vật chủ - kí sinh, ức chế - cảm nhiễm
Câu 9: Khái niệm sinh thái:
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh). Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Câu 10: Quần thể người (sự khác nhau giữa quần thể người và quần thể sinh vật khác):
- Ngoài những đặc điểm chung của một quần thể sinh vật (giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong),quần thể người có những đặc trưng mà các quần thể sinh vật khác không có. Đó là những đặc trưng về kinh tế - xã hội như pháp luật, hôn nhân, giáo dục và văn hóa
5 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học lớp 9 - Đề cương môn Sinh Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG MÔN SINH HỌC
Câu 1: Ưu thế lai:
Ưu thế lai là hiện tượng có thể lai F1có sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.
Sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể lai F1 là một nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai.
Ví dụ: Một dòng thuần mang 2 gen trội lai với một dòng thuần mang 1 gen trội sẽ cho cơ thể lai F1 mang 3 gen trội có lợi.
P : AabbCC x aaBBcc ® F1 : AaBbCc
Trong các thế hệ sau, ưu thế lai giảm dần. Muốn duy trì ưu thế lai, người ta dùng phương pháp nhân giống vô tính (bằng giâm, chiết, ghép, vi nhân giống).
Các phương pháp tạo ưu thế lai: ® Tạo ưu thế lai cây trồng.
® Tạo ưu thế lai ở vật nuôi.
Câu 2: Tác nhân gây đột biến nhân tạo:
Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí: Gồm 3 loại chính:
Các tia phóng xạ:
Tia X, tia gamma, tia anpha, tia bê ta xuyên qua mô, tác động lên AND gây đột biến gen, chấn thương NST gây đột biến NST.
Trong chọn giống thực vật, chiếu xạ vào hạt nảy mầm, đỉnh sinh trưởng, chiếu xạ vào mô thực vật nuôi cấy.
Tia tử ngoại:
Tia tử ngoại không có khả năng xuyên sâu.
Dùng xử lí vi sinh vật, bào tử, hạt phấn gây đột biến.
Sốc nhiệt:
Sốc nhiệt là sự tăng hoặc giảm nhiệt độ một trường 1 cách đột ngột làm cho cơ chế bảo vệ cân bằng cơ thể không thể kịp điều chỉnh ® tổn thương thoi phân bào ® rối loạn ® đột biến số lượng NST ® chấn thương.
Dùng gây đa bội thể ở thực vật ( đặc biệt cây họ cà ).
Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hóa học:
Dùng hóa chất ( EMS, NMU, NEU) gây đột biến: chúng ngấm vào tế bào ® tác động vào tế bào ® tác động lên phân tử AND làm mất thay thế hoặc thêm một cặp nuclêôtit. Có loại hóa chất chỉ tác động 1 loại nuclêôtit nhất định ® có khả năng chủ động gây đột biến theo ý muốn.
Dùng cônsixin tạo thể đa bội. Cônsixin thấm vào mô đang phân bào, cônsixin cản trở sự hình thành thoi phân bào làm NST không phân li.
Phương pháp: ngâm hạt khô hay hạt đang nảy mầm ở thời điểm nhất định vào dung dịch hóa chất có nồng độ thích hợp.
Tiêm dung dịch vào bầu nhụy.
Quấn bông tẩm hóa chất vào đỉnh sinh trưởng,
Cho hóa chất lên tinh hoàn hoặc buồng trứng.
Câu 3: Nguyên nhân hiện tượng thoái hóa giống:
Tự thụ phấn bắt buộc với cây giao phấn và giao phối gán ở động vật gây ra hiện tượng thoái hóa vì tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại.
Câu 4: Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống của Việt Nam:
Chọn giống cây trồng.
Chọn giống vật nuôi.
Câu 5: Nhận biết nhóm cây ưu tối và nhóm cây ưu sáng.
Nhóm cây ưu sáng:
Phiến lá nhỏ, hẹp , màu xanh nhạt.
Lá có tầng cu tin dày, mô giậu phát triển.
Thân cây thấp, số cành nhiều (khi mọc riêng rẽ) hoặc thân cao,thẳng, cành tập trung ở ngọn ( khi mọc trong rừng).
Cường độ quang hợp cao khi ánh sáng mạnh.
Điều tiết thoát hơi nước linh hoạt.
Nhóm cây ưu bóng:
Phiến lá lớn, màu xanh thẫm.
Lá có mô giậu kém phát triển.
Chiều cao thân bị hạn chế.
Cường độ quang hợp yếu khi ánh sáng mạnh, cây có khả năng quang hợp khi ánh sáng yếu.
Điều tiết thoát hơi nước kém.
Câu 6: Khái niệm môi trường:
Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng. Có bốn loại môi trường chủ yếu, đó là môi trường nước, môi trường trong đất, môi trường trên mặt đất – không khí (môi trường trên cạn) và môi trường sinh vật.
Câu 7: Động vật hằng nhiệt, động vật biến nhiệt:
Động vật hằng nhiệt: là động vật có nhiệt độ không đổi từ 35 - 37°C và thân nhiệt không phụ thuộc vào môi trường.
Ví dụ: chim bồ câu, hổ, báo, dơi,
Động vật biến nhiệt: là động vật có thân nhiệt thay đổi theo môi trường.
Ví dụ: cá chép, ếch, tắc kè,
Câu 8: Mối quan hệ giữa các loài sinh vật:
Có 2 nhóm lớn :
Quan hệ hỗ trợ : cộng sinh, hội sinh, hợp tác.
Qua hệ đối kháng : cạnh tranh, con mồi - vật ăn thịt, vật chủ - kí sinh, ức chế - cảm nhiễm
Câu 9: Khái niệm sinh thái:
Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh). Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Câu 10: Quần thể người (sự khác nhau giữa quần thể người và quần thể sinh vật khác):
Ngoài những đặc điểm chung của một quần thể sinh vật (giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong),quần thể người có những đặc trưng mà các quần thể sinh vật khác không có. Đó là những đặc trưng về kinh tế - xã hội như pháp luật, hôn nhân, giáo dục và văn hóa
Sự khác nhau đó là do con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.
Câu 11: Các tính chất cơ bản của quần xã:
Đặc trưng về thành phần loài.
Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian.
Đặc trưng về chức năng dinh dưỡng.
Câu 12: Lưới thức ăn:
Trong tự nhiên, một loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà đồng thời còn tham gia vào chuỗi thức ăn khác. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn.
Ví dụ:
Câu 13: Ô nhiễm môi trường:
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, hây tác hại tới đời sống của con người và sinh vật khác.
Tác nhân gây ô nhiễm môi trường:
Do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.
Do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học.
Do các chất phóng xạ.
Do các chất thải sẵn.
Do sinh vật gây bệnh.
Biện pháp hạn chế:
Xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt.
Cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm.
Sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm như năng lượng gió, năng lượng mặt trời.
Xây dựng công viên, trồng cây xanh để hạn chế bụi và điều hòa khí hậu.- Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm.
Câu 14: Phân biệt và lấy ví dụ các dạng tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên tái sinh: khi sử dụng hợp lí sẽ có khả năng phục hồi (tài nguyên sinh vật, đất, nước).
Tài nguyên không tái sinh: là dạng tài nguyên qua một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt (than đá, dầu mỏ).
Tài nguyên vinh cửu: là tài nguyên sử dụng mãi mãi, không gây ô nhiễm môi trường (năng lượng mặt trời, gió, sóng).
Câu 15: Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên:
Sử dụng hợp lý tài nguyên đất: Thủy lợi, kĩ thuật làm đất, bón phân, chế độ canh tác đặc biệt là trông cây, gây rừng nhất là rừng đầu nguồn.
Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước: Khơi thông dòng chảy, không xả rác thải công nghiệp và sinh hoạt xuống sông, hồ, ao, biển tiết kiệm nguồn nước.
Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng: Khai thác hợp lí kết hợp với trồng rừng và bảo vệ rừng. Thành lập khu bảo tồn thiên nhiên.
Hết J
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 64 Tong ket chuong trinh toan cap_12350799.docx